1. Bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một căn bệnh tâm thần khá phổ biến, bất kì ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là với những người thường xuyên căng thẳng tột độ và bị sốc tinh thần, đặc biệt là phái nữ. Trầm cảm làm cho người mắc bệnh cảm thấy buồn và không có hứng thú với những thứ xung quanh.
Bệnh trầm cảm tác động tiêu cực lên mọi mặt đời sống của chị em, bao gồm hôn nhân, sức khoẻ, các quan hệ xã hội, sự nghiệp và cả về giá trị của bản thân. Khoa học chứng minh rằng tỉ lệ phái nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp đôi so với phái mạnh.
Tuy thế, chứng trầm cảm hoàn toàn có thể chữa được nếu phụ nữ biết bí quyết chăm sóc bản thân và phái đẹp có thể làm được nhiều điều để bản thân cảm thấy tốt hơn. Điều cần thiết là bạn phải thật sự nắm rõ các yếu tố gây ra chứng trầm cảm để có thể chấm dứt tình trạng này hoặc ngăn ngừa tái phát về sau. Hãy cùng nhau tìm hiểu về căn bệnh trầm cảm trong bài viết dưới đây nhé.
2. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Một số dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm gồm:
- Có cảm giác bất lực và tuyệt vọng. Bạn sẽ cảm thấy như thể sẽ không có bất cứ thứ gì trở nên khá hơn và bạn không thể làm gì để cải thiện tình trạng của bản thân mình.
- Bạn không còn hứng thú với những sở thích, thú tiêu khiển và các hoạt động xã hội mà bạn từng yêu thích.
- Các thay đổi về cảm giác thèm ăn thường dẫn đến tình trạng giảm hoặc tăng cân đáng kể.
- Thay đổi thói quen ngủ.
- Cảm thấy tức giận, vui mừng và khó chịu.
- Cảm thấy mệt mỏi, buồn tẻ và không còn sức sống.
- Khó tập trung, đưa ra những quyết định hoặc ghi nhớ mọi thứ.
- Cơn đau trở nên tồi tệ hơn, bao gồm đau đầu, chuột rút, căng tức ngực hoặc căng tức cơ bụng.
- Có ý nghĩ tự tử.
- Chứng trầm cảm mùa đông (rối loạn cảm xúc theo mùa) do lượng ánh sáng mặt trời thấp.
- Các triệu chứng của chứng trầm cảm không điển hình không phải là ngủ ít, ăn ít và giảm sút cân, mà ngược lại: ngủ nhiều, ăn nhiều (đặc biệt là carbohydrate), và tăng cân.
- Có cảm giác tội lỗi và vô giá trị.
3. Bệnh trầm cảm có nguyên nhân từ đâu?
3.1 Vấn đề về tiền kinh nguyệt
Sự dao động nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra các triệu chứng thường gặp của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như đầy hơi, khó chịu, mệt mỏi và phản ứng cảm xúc. PMDD (một dạng nghiên trọng của PMS) được đặc trưng bởi chứng trầm cảm nghiêm trọng, cáu kỉnh và các rối loạn tâm trạng khác, bắt đầu xuất hiện từ 10 đến 14 ngày trước kỳ kinh nguyệt và cải thiện trong một vài ngày sau khi bắt đầu.
3.2 Trầm cảm sau sinh
Không hiếm các bà mẹ mới sinh con gặp phải tình trạng “baby blues”. Đây là một phản ứng bình thường và sẽ giảm dần trong vài tuần. Tuy nhiên, một số phái đẹp bị trầm cảm nặng, dai dẳng. Tình trạng này gọi là bệnh trầm cảm sau sinh và được cho là ít nhất bị tác động một phần bởi sự dao động nội tiết tố.
>>> Tìm hiểu thêm:
Dấu hiệu và nguyên nhân của chứng trầm cảm sau sinh
3.3 Thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ có nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm hơn, khi hormone estrogen biến động một cách nhanh chóng sẽ dẫn đến mãn kinh. Phụ nữ có tiền sử bệnh trầm cảm trong quá khứ cũng có khả năng bị trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh.
>>> Đọc ngay cách chữa bệnh trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh TẠI ĐÂY
3.4 Phản ứng sinh lý của phái nữ đối với stress
Nữ giới sản sinh nhiều hormone căng thẳng hơn phái mạnh và hormone progesterone ngăn chặn hệ thống hormone căng thẳng dừng hoạt động như phái mạnh. Điều này làm cho nữ giới dễ bị trầm cảm do stress.
3.5 Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như liệu pháp hormone thay thế hoặc thuốc tránh thai có thể xảy ra tác dụng phụ khiến phụ nữ trở nên trầm cảm.
3.6 Các vấn đề về sức khỏe
- Bệnh mãn tính, chấn thương hoặc tàn tật có thể gây ra trầm cảm ở phụ nữ và cũng có thể ảnh hưởng đến việc ăn kiêng hoặc cai thuốc lá.
- Bên cạnh đó, một số lý do sau cũng có khả năng gây nên bệnh trầm cảm ở nữ giới:
- Chấn thương tâm lý hoặc bị lạm dụng tình dục trong quá khứ
- Trách nhiệm với gia đình, con cái và các mối quan hệ xã hội
- Có tiền sử gia đình bị trầm cảm
- Lạm dụng rượu hoặc ma túy
- Phân biệt đối xử tại nơi làm việc
Như vậy, trầm cảm là căn bệnh khá nguy hiểm đối với phụ nữ bởi nó có thể là nguyên nhân trực tiếp gây nên những sai lệch trong suy nghĩ cũng như dẫn đến những hành vi dại dột. Vì thế, hãy yêu quý và trân trọng bản thân nhiều hơn để vượt qua căn bệnh trầm cảm đáng sợ này bằng việc thường xuyên tâm sự với người thân yêu, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, thư giãn hoặc đến gặp các bác sĩ tâm lý để được tư vấn một cách kỹ càng. Chúc các bạn thành công.
>>> Xem bài viết gốc ở đây:
https://angelagold.vn/benh-tram-cam-o-phu-nu-nguyen-nhan-dau-hieu-va-giai-phap.html
>>> Tìm hiểu thêm:
https://myblogu.com/profile/blogphaidep
https://forum.pcformat.pl/blogphaidep-u
https://www.woddal.com/blogphaidep
https://www.fimfiction.net/user/439029/blogphaidep
https://irc-galleria.net/user/blogphaidep
https://slides.com/blogphaidep/diem-danh-nhung-phuong-phap-xoa-nhan-vung-mat-hieu-qua-cho-phai-dep
https://steemit.com/xoanhanvungmat/@blogphaidep/cach-xoa-nhan-vung-mat-hieu-qua-cho-phai-dep
https://blogphaidep.webflow.io/blog/cach-xoa-nhan-don-gian-tai-nha-cho-phai-dep
https://infogram.com/tong-hop-nhung-meo-xoa-nhan-hieu-qua-tai-nha-cho-phai-dep-1h7z2l8wp03rg6o
https://beacon.by/blogphaidep/man-kinh-som-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua