Tết lại đến và chế độ sinh hoạt có một số thay đổi nhất định. Mỗi gia định nên chuẩn bị một số thứ thuốc thông dụng cho các thành viên trong gia đình mình một cách tốt nhất.
Các loại thuốc dưới đây bạn nên có trong ngày Tết
Thuốc huyết áp: Các thuốc chống huyết áp thường dùng như nifedipin, amlodipin… có cơ chế là gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp, dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi, không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể.
Thuốc đái tháo đường: Các thuốc thường dùng như metformin, sulfonylurea… Cần lưu ý, đái tháo đường là một bệnh mạn tính, việc dùng thuốc gắn với người bệnh như cơm ăn, nước uống hàng ngày.
Thuốc bệnh mạn tính: như hen phế quản, gia đình luôn luôn có đủ thuốc (mua theo đơn bác sĩ). Nếu đã được điều trị hen bằng thuốc vừa có tác dụng dự phòng vừa có tác dụng chữa cơn hen thì không được quên dùng thuốc hàng ngày.
Thuốc cảm cho bé: Dịp Tết bệnh thường gặp nhất ở trẻ là sốt, tiêu hóa, đầy hơi, tiêu chảy... nên trong tủ thuốc gia đình phải có thuốc điều trị những bệnh này. Chú ý cần chuẩn bị trước, thuốc hạ sốt, thuốc điều trị vấn đề tiêu hoá, thuốc bỏng, thuốc muỗi để có thể điều trị kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng thuốc
Tủ thuốc cần được đặt nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào thuốc làm ảnh hưởng đến chất lượng.
Điều quan trọng không kém là tủ thuốc phải được đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy và xa tầm tay của trẻ em.
Nếu trong gia đình có thành viên bị bệnh mãn tính phải dùng thuốc đặc biệt như thuốc trợ tim, hạ huyết áp, giảm đau đặc biệt thì cần để nơi riêng biệt.
Phó Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Long An - BS.CKI Y học gia đình Nguyễn Tấn Hiền khuyến cáo: “Các loại thuốc cần được phân loại theo dạng, theo nhóm, sắp xếp hợp lý và ghi chú rõ ràng để tránh nhầm lẫn.
Hàng tháng, nên kiểm tra và bổ sung các vật dụng như bông băng gạc, dung dịch sát khuẩn, thuốc giảm đau, hạ sốt,... và loại bỏ thuốc quá hạn sử dụng. Khi mua sắm hay sử dụng dụng cụ y tế, cần chủ động tham khảo ý kiến của bác sĩ”.
Tủ thuốc gia đình là nơi lưu trữ và bảo quản thuốc hợp lý để tránh ẩm mốc hay nhiễm khuẩn. Việc trang bị tủ thuốc với một số loại thuốc quan trọng, cần thiết cũng là cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình, nhất là người già và trẻ nhỏ.
Để tủ thuốc ở đâu?
Tủ thuốc có thể treo lên tường, chỗ khô ráo, thoáng mát, không bị ánh nắng chiếu vào.
Phần lớn các trường hợp ngộ độc thuốc xảy ra là do bất cẩn trong tồn trữ, sử dụng thuốc tại gia đình.
Những sự cố này có thể tránh được nếu cất giữ thuốc tốt, không để trẻ con lấy được và khiến người lớn nhầm lẫn.
Vì vậy cần đặt tủ ở vị trí như thế nào để trẻ không tìm cách với tới được hoặc nếu trẻ có khả năng với tới thì tủ phải có khóa với chìa khóa được cất ở nơi chỉ riêng những người lớn trong gia đình biết.
Việc này rất quan trọng vì trẻ em thường tò mò, có thể tìm và nếm thử thuốc gây ngộ độc rất nguy hiểm.
Với trẻ lớn từ 4 tuổi trở lên thì ngoài việc để xa tầm tay cần giải thích cho trẻ hiểu tác hại của việc dùng thuốc vì trẻ ở tuổi này bắt đầu có thể tự tìm chìa khoá hoặc bắc ghế trèo lên tủ để lấy thuốc xem.
Những loại thuốc trên đây là tất cả những thứ bạn cần phải có nếu như muốn đảm bảo một mùa Tết an lành và năm mới đầy sức sống.
Đề phòng các loại bệnh vào ngàyTết
- Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue, bệnh có nguy cơ trở nặng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không điều trị kịp thời.
- Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh có những biến chứng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, do đó các bậc phụ huynh cần chú ý giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
- Bệnh sởi là bênh truyền nhiễm gây ra bởi virus paramyxovirus. Theo CDC Hoa Kỳ, sởi được xem là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có nguy cơ cao dẫn đến tử vong, đặc biệt đối với những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ.
Nguồn Hapacol: Tủ thuốc gia đình cần có gì?