Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng, việc xuất hiện các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như: Tài chính, ngân hàng, bất động sản, dự án đầu tư, môi giới việc làm, đưa người đi lao động, học tập tại nước ngoài, kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử... đã trở thành vấn đề cần lưu tâm.
Tuy những chiêu trò lừa đảo qua mạng internet không mới mẻ, song số lượng nạn nhân sập bẫy vẫn không ngừng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống Nhân dân.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, trên địa bàn tỉnh, tình hình tội phạm sử dụng không gian mạng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm tỷ lệ không cao trong cơ cấu tội phạm xảy ra. Tuy nhiên, loại hình phạm tội này lại có tính chất phức tạp hơn vì các đối tượng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, các phương tiện điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, nhiều vụ việc, đối tượng sử dụng thủ đoạn tinh vi, liên quan đến nhiều địa bàn ngoài tỉnh hoặc ở nước ngoài.
Những ngày đầu năm 2021, cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hoằng Hóa đã tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của chị N.T.T, xã Hoằng Trạch (Hoằng Hóa) với nội dung: Ngày 15-12, chị T. sử dụng tài khoản facebook nhắn tin nói chuyện với con trai qua tài khoản massenger “Đỗ Phong” (hiện đang lao động bên Hàn Quốc). Quá trình trao đổi, tài khoản “Đỗ Phong” nói mẹ mình gửi cho 30 triệu đồng để xử lý công việc. Không nghi ngờ, chị T. đã chuyển số tiền trên vào số tài khoản Ngân hàng VietinBank mà các đối tượng cung cấp. Đến tối cùng ngày, chị T. phát hiện tài khoản facebook “Đỗ Phong” của con trai mình bị hack và người nói chuyện, mượn tiền không phải là con trai mình thì mới biết mình bị lừa. Sau khi tiếp nhận tin báo, cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hoằng Hóa đã lập chuyên án để đấu tranh làm rõ. Đến ngày 25-1-2021, Công an huyện Hoằng Hóa đã xác định được các đối tượng Phan Gia Ánh (sinh năm 1996), Lê Ngân Phương Hằng (sinh năm 1988), Nguyễn Hữu Nam (sinh năm 1988) đều thường trú tại tỉnh Quảng Trị chính là các đối tượng đã gây ra vụ việc trên và phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị bắt giữ các đối tượng.
Tại cơ quan công an, bước đầu các đối tượng khai nhận: Đã cùng nhau tham gia vào đường dây chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng xã hội. Bằng cách hack tài khoản facebook của những người dùng mạng xã hội sau đó giả danh người thân, quen để nhắn tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng này có sự phân công rất cụ thể với nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có đối tượng chuyên hack facebook và lừa đảo người thân quen của chủ tài khoản bị hack. Sau khi đối tượng lừa được tiền sẽ hướng bị hại chuyển khoản cho một đối tượng khác trong nhóm và đối tượng này lại tiếp tục chuyển tiếp đến một số tài khoản của nhiều đối tượng ở nhiều nơi khác nhau để các đối tượng này rút tiền chia nhau. Bằng thủ đoạn này, chỉ trong một thời gian ngắn, nhóm đối tượng này đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người trên khắp cả nước, với số tiền chiếm đoạt trên 2 tỷ đồng.
Không chỉ vậy, một số đối tượng còn giả danh là cán bộ của các cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án thông báo đến người dân hoặc gia đình của họ đang liên quan đến một vụ án hình sự, yêu cầu phải chuyển tiền đến một số tài khoản do chúng cung cấp để phục vụ công tác điều tra. Đây là một thủ đoạn nguy hiểm, không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản mà còn gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ, công chức và cơ quan Nhà nước.
Trường hợp của ông H.Đ.T, xã Xuân Hồng (Thọ Xuân) đã sập bẫy các đối tượng lừa đảo khi lên mạng tìm kiếm các kênh hỗ trợ vay vốn. Ông T. tìm kiếm và kết nối với đối tượng tên Trần Nhật Huy để được hỗ trợ vay vốn ngân hàng nhanh. Huy xưng danh là cán bộ ngân hàng và hứa sẽ hướng dẫn ông T. làm thủ tục vay tiền trên mạng trong thời gian nhanh nhất, với điều kiện ông T. phải gửi cho Huy khoản phí 30 triệu đồng qua tài khoản của chính ngân hàng đó để làm thủ tục vay vốn. Vì tin đối tượng, ông T. đã 2 lần chuyển tổng số tiền 24 triệu đồng đến tài khoản của Huy. Sau khi chuyển tiền, ông T. không liên lạc được với Huy và không nhận được giao dịch nào từ phía ngân hàng. Lúc này ông mới biết mình bị lừa nên trình báo công an. Sau khi nhận được trình báo của ông T., Công an huyện Thọ Xuân đã tiến hành điều tra, bắt và khởi tố các đối tượng Đỗ Xuân Quang (24 tuổi), Đỗ Đức Trung (21 tuổi), Đỗ Ngọc Trung (24 tuổi), Phạm Trung Anh (23 tuổi), đều trú tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cả hai “chiêu trò” trên của các đối tượng lừa đảo không phải là mới, đã từng được cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng một số người dân vẫn “sập bẫy”. Theo số liệu thống kê của cơ quan điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa, năm 2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 179 vụ lừa đảo sử dụng công nghệ cao, thiệt hại trên 30 tỷ đồng. Trong đó, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xảy ra 118 vụ, chiếm 66%, thiệt hại trên 28 tỷ đồng. Từ đầu năm 2021, loại hình tội phạm này vẫn tiếp diễn và có mức độ tinh vi hơn. Với tính “ẩn danh” và phương thức hoạt động “phi truyền thống” của tội phạm trên không gian mạng, việc điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả thường gặp rất nhiều khó khăn.
Do vậy, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm thì người dân cần nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác của bản thân để bảo vệ chính mình, không trở thành nạn nhân của tội phạm trên không gian mạng.
Theo Báo Thanh Hóa (16/3/2021)
Nếu bạn muốn chạy một trang web nơi người dùng có thể tương tác với nhau trên máy chủ của bạn, bạn nên xem xét sử dụng một máy chủ riêng ảo, kiểm tra giá rẻ proxy us . VPS cung cấp cho bạn cơ hội để tạo ra một môi trường riêng biệt cho trang web của bạn và khách truy cập của nó. Điều này cho phép bạn có các tài khoản riêng cho từng người dùng và bảo vệ họ khỏi các hành động của nhau.
Downvoting a post can decrease pending rewards and make it less visible. Common reasons:
Submit