[Công cụ trade coin] Giới thiệu các chỉ báo kỹ thuật và Oscillators

in pinkblockchain •  6 years ago 

cong-cu-trade-coin-gioi-thieu-cac-chi-bao-ky-thuat-va-oscillators (5).jpg
Bài viết này sẽ giới thiệu khái niệm về các chỉ báo kỹ thuật và giải thích cách sử dụng chúng trong quá trình phân tích của bạn. Chúng tôi sẽ làm sáng tỏ sự khác biệt giữa leading (tín hiệu sớm) và lagging (tín hiệu trễ), cũng như xem xét các ưu và nhược điểm của chúng. Không phải tất cả các chỉ báo phổ biến đều được hiển thị dưới dạng Oscillators.

Bạn hãy nhớ điều này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách đọc hiểu Oscillators và giải thích tín hiệu bắt nguồn từ đâu. Sau đó, chúng tôi sẽ tập trung vào các chỉ báo kỹ thuật cụ thể và cung cấp các ví dụ về tín hiệu trong hành động giá.

Chỉ báo kỹ thuật là gì?
Chỉ báo kỹ thuật là một loạt các điểm dữ liệu được tạo ra từ một công thức tính toán cho dữ liệu giá của một loại cổ phiếu hoặc coin. Dữ liệu giá bao gồm mọi thông tin từ giá mở cửa, đỉnh, đáy, giá đóng cửa trong một khoảng thời gian cụ thể. Một số chỉ báo có thể chỉ sử dụng cho giá đóng cửa, trong khi các chỉ báo khác kết hợp khối lượng vào công thức. Dữ liệu giá được nhập vào công thức và một điểm dữ liệu sẽ được tạo ra.

Ví dụ, mức giá trung bình của 3 giá đóng cửa là một điểm dữ liệu [(41 + 43 + 43) / 3 = 42,33]. Tuy nhiên, một điểm dữ liệu không cung cấp nhiều thông tin và không tạo ra chỉ báo. Một loạt các điểm dữ liệu trong một khoảng thời gian cụ thể sẽ có thể tạo ra các điểm tham chiếu hợp lệ cho phép phân tích. Bằng cách tạo các điểm dữ liệu trên các mốc thời gian, người ta có thể so sánh giữa các mức ở hiện tại và quá khứ.

Đối với mục đích phân tích, các chỉ báo kỹ thuật thường được hiển thị dưới dạng đồ thị trên hoặc dưới biểu đồ giá.

Chỉ báo kỹ thuật cung cấp những gì?
Một chỉ báo kỹ thuật cung cấp các quan điểm khác nhau để phân tích hành động giá (price action). Chẳng hạn như đường trung bình động, có nguồn gốc từ công thức đơn giản và ý nghĩa tương đối dễ hiểu. Những chỉ báo khác, chẳng hạn như Stochastics, có công thức phức tạp và yêu cầu nghiên cứu để hiểu đầy đủ và có thể đánh giá đúng được. Dù công thức có phức tạp đến mức nào, các chỉ báo kỹ thuật cũng có thể cung cấp một cái nhìn độc đáo về sức mạnh và hướng của hành động giá cơ bản.

Một đường trung bình động đơn giản (SMA) là một chỉ báo tính giá trung bình của chứng khoán trong một số khoảng thời gian được nêu. Nếu loại chứng khoán đó đặc biệt dễ bay hơi, thì đường trung bình động sẽ giúp làm trơn dữ liệu. Một đường trung bình động có thể loại bỏ các tín hiệu nhiễu và cung cấp cho hành động giá một cái nhìn mượt mà hơn. Veritas (VRTSE) hiển thị nhiều biến động và nhà phân tích sẽ khó có thể tìm ra xu hướng của thị trường. Bằng cách áp dụng đường SMA 10 ngày cho hành động giá, các dao động ngẫu nhiên được loại bỏ để nhà phân tích có thể xác định xu hướng dễ dàng hơn.

cong-cu-trade-coin-gioi-thieu-cac-chi-bao-ky-thuat-va-oscillators.jpg

Tại sao phải sử dụng các chỉ báo?
Các chỉ báo thực hiện 03 chức năng chính: cảnh báo, xác nhận và dự đoán.

  • Chỉ báo có thể cảnh báo (alert) để nhà phân tích nghiên cứu nên theo dõi hành động giá chặt chẽ hơn. Nếu đà giảm, nó có thể là tín hiệu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ. Hoặc, nếu có một đà tăng mạnh mẽ, nó có thể được xem như một cảnh báo khi ngưỡng kháng cự sắp bị phá vỡ.
  • Các chỉ báo có thể được sử dụng để xác nhận (confirm) các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Nếu có một breakout trên biểu đồ giá, thì sự giao nhau giữa các đường MA tương ứng có thể được dùng để xác nhận breakout.
  • Một số nhà đầu tư và trader sử dụng các chỉ báo để dự đoán (predict) hướng của giá trong tương lai.

Mẹo sử dụng các chỉ báo
Các chỉ báo cho chúng ta thấy rõ tình hình. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng đôi khi các trader lại bỏ qua hành động giá và chỉ tập trung vào 01 chỉ báo. Các chỉ báo lọc các hành động giá khác nhau bằng các công thức khác nhau. Vì vậy, chúng chỉ là những dẫn xuất và không trực tiếp phản ánh hành động giá. Điều này cần được xem xét khi phân tích giá. Bất kỳ phân tích của một chỉ báo nào cũng nên được gắn liền với hành động giá. Chỉ báo nói gì về hành động giá? Hành động giá có mạnh hơn không? Hay yếu hơn?

Mặc dù rõ ràng là các chỉ báo tạo ra tín hiệu mua và bán, các tín hiệu cũng cần được thực hiện trong một hoàn cảnh cụ thể với các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Một chỉ báo có thể cho thấy tín hiệu mua, nhưng nếu trên biểu đồ hiển thị mô hình tam giác giảm dần với một loạt các đỉnh giảm, thì đó có thể là tín hiệu sai.

Trên biểu đồ Rambus (RMBS), MACD đã cải thiện từ tháng 11 đến tháng 3, hình thành phân kỳ dương. Tất cả các dấu hiệu mua đã có mặt trong MACD, nhưng cổ phiếu không vượt qua ngưỡng kháng cự và vượt qua mức đỉnh trước đó. Điều này không được xác nhận từ cổ phiếu nên đã trở thành một dấu hiệu cảnh báo không nên tham gia vào một vị thế dài hạn. Trong hình dưới đây, một tín hiệu bán xảy ra khi cổ phiếu phá vỡ mức hỗ trợ từ tam giác giảm dần vào ngày 1 tháng 3.

cong-cu-trade-coin-gioi-thieu-cac-chi-bao-ky-thuat-va-oscillators (2).jpg

Như thường lệ, trong phân tích kỹ thuật, học cách đọc các chỉ báo thiên về nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. Các chỉ báo tương tự có thể tạo thành các mô hình khác nhau khi áp dụng cho các cổ phiếu khác nhau. Các chỉ báo hoạt động tốt cho IBM có thể sẽ không có tác dụng tương tự đối với Delta Airlines. Thông qua nghiên cứu và phân tích cẩn thận, chuyên môn của các nhà phân tích sẽ nhìn thấy sự phát triển của các chỉ báo khác nhau theo thời gian. Khi chuyên môn này càng phát triển, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn và nhà phân tích sẽ có những lựa chọn phương pháp phân tích đúng đắn trong mỗi trường hợp cụ thể.

Hiện có hàng trăm chỉ báo đang được sử dụng, các chỉ báo mới được tạo ra mỗi tuần. Các chương trình phần mềm phân tích kỹ thuật đi kèm với hàng chục chỉ báo được tích hợp sẵn và thậm chí người dùng cũng có thể tự tạo ra nó. Với số lượng các chỉ báo ngày càng tăng như vậy, việc chọn một chỉ báo để theo dõi đang dần trở thành một nhiệm vụ khó khăn. Trong hàng trăm chỉ báo mới, người ta chỉ có một vài lựa chọn những chỉ báo giúp họ có những dự đoán đúng đắn và đáng chú ý. Kỳ lạ là các chỉ báo đáng chú ý nhất lại là những chỉ báo đã tồn tại lâu nhất và đã có được sự kiểm chứng của thời gian.

Khi chọn một chỉ báo để sử dụng cho phân tích, hãy chọn cẩn thận và có chọn lọc. Cố gắng ‘ôm đồm’ hơn 5 chỉ báo khác nhau thường là vô ích. Tốt nhất là hãy tập trung vào 2 hoặc 3 chỉ báo và tìm hiểu chúng từ trong ra ngoài. Hãy chọn các chỉ báo bổ sung cho nhau, thay vì những chỉ báo biến động đồng loạt và tạo ra các tín hiệu tương tự nhau. Ví dụ, sử dụng 2 chỉ báo cùng hiển thị các mức vượt mua và vượt bán sẽ khiến một trong hai trở nên dư thừa, chẳng hạn như Stochastics và RSI cùng một lúc. Cả hai chỉ báo này đều đo động lượng và cho thấy mức vượt mua / vượt bán.

Tín hiệu sớm (Leading Indicators)
Như tên gọi của nó, các tín hiệu sớm được thiết kế để cho người dùng thấy biến động giá. Hầu hết các tín hiệu sớm đều cho thấy dao động giá trong một thời gian cố định, đó là số chu kỳ được dùng để tính toán chỉ báo. Ví dụ, Stochastic Oscillator 20 ngày sẽ sử dụng hành động giá trong 20 ngày. Tất cả hành động giá trước đó sẽ bị bỏ qua. Các chỉ báo hàng đầu phổ biến hơn bao gồm Commodity Channel Index (CCI), Momentum, RSI, Stochastic Oscillator và Williams %R.

Momentum Oscillators – Đà dao động
Nhiều chỉ báo hàng đầu có dạng đà dao động. Nói chung, đà (động lượng) được dùng để đo lường tốc độ thay đổi giá của thị trường. Khi giá của một loại chứng khoán tăng lên, đà của giá cũng tăng. Giá càng tăng nhanh (sự thay đổi giá theo thời gian càng lớn), thì đà tăng càng lớn. Một khi sự gia tăng này bắt đầu chậm lại, đà cũng sẽ chậm lại. Khi giá bắt đầu đi ngang, có nghĩa là đà bắt đầu thực sự giảm từ mức cao trước đó. Tuy nhiên, đà giảm khi đối mặt với giao dịch đi ngang không phải lúc nào cũng là tín hiệu xấu. Chỉ đơn giản là đà đang quay trở lại mức trung bình.

cong-cu-trade-coin-gioi-thieu-cac-chi-bao-ky-thuat-va-oscillators (3).jpg

Các chỉ báo đà dao động sử dụng các công thức khác nhau để đo lường các thay đổi của giá cả. RSI so sánh sự thay đổi giá trung bình của giai đoạn tăng với sự thay đổi trung bình của các giai đoạn giảm. Trên biểu đồ của IBM, chỉ báo RSI tăng từ tháng 10 đến cuối tháng 11. Trong thời gian này, cổ phiếu tăng từ những năm 60 sau đó giảm xuống thấp vào những năm 80. Khi cổ phiếu được trade ngang trong nửa đầu tháng 12, chỉ báo RSI (đường màu xanh) giảm khá mạnh, khiến IBM hoạt động bình thường và lành mạnh. Từ các mức cao nhất (gần 70), người ta kỳ vọng hành động giá sẽ đi ngang, làm giảm RSI. Nếu RSI được trade quanh mức 50 và cổ phiếu bắt đầu được trade ngang, người ta sẽ không hy vọng chỉ báo này giảm. Các đường màu xanh lá trên biểu đồ đánh dấu một khoảng thời gian cổ phiếu được trade ngang. RSI bắt đầu từ mức trung bình tương đối, khoảng 50. Hành động giá đi ngang tiếp theo trong cổ phiếu cũng tạo ra hành động giá tương đối bằng phẳng trong chỉ báo và nó vẫn ở quanh mức 50.

Ưu và khuyết điểm của tín hiệu sớm
Có rất nhiều lợi ích rõ ràng khi sử dụng các tín hiệu sớm. Tín hiệu sớm báo hiệu lúc nên vào lệnh và thoát lệnh để thu được lợi nhuận tối ưu. Các tín hiệu sớm tạo ra nhiều tín hiệu hơn và cho phép nhà phân tích nhìn thấy nhiều cơ hội trading hơn. Tín hiệu sớm cũng có thể hoạt động để cảnh báo trước sức mạnh hoặc điểm yếu tiềm ẩn. Bởi vì chúng tạo ra nhiều tín hiệu hơn, các tín hiệu sớm có thể được sử dụng tốt nhất trong thị trường trading. Những chỉ báo này có thể được dùng trong các thị trường xu hướng, nhưng thường là đi theo xu hướng chứ không theo hướng ngược lại. Trong một thị trường đang có xu hướng tăng, đà dao động có thể được sử dụng như một phương tiện giúp xác định vùng vượt bán để tìm kiếm các cơ hội mua là tốt nhất. Trong một thị trường có xu hướng giảm, các tín hiệu sớm có thể giúp xác định các tình huống vượt mua để tìm cơ hội bán.

Với các tín hiệu sớm, người dùng sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn và lợi nhuận cao hơn đồng nghĩa với rủi ro cũng nhiều hơn. Thêm tín hiệu và tín hiệu sớm có nghĩa là nguy cơ đó là tín hiệu giả và whipsaw* tăng lên. Tín hiệu sai sẽ khiến người dùng thua lỗ nhiều hơn.

*Whipsaw: hiện tượng lưỡi cưa – đề cập đến một thị trường biến động rất cao, nơi giá đang chuyển động tương tự như “whipsaw” tại nơi làm việc. Biến động giá tiếp theo là một chuyển động đảo ngược sắc nét và nhanh chóng.

Tín hiệu trễ (Lagging Indicators)
Như tên gọi của chúng, các tín hiệu trễ sẽ xuất hiện trễ hơn hành động giá và thường được gọi là các chỉ báo theo xu hướng. Hiếm khi nào các chỉ báo này sẽ phản ánh giá cả của thị trường. Chỉ báo theo xu hướng hoạt động tốt nhất khi thị trường phát triển theo xu hướng mạnh. Chúng được thiết kế để các trader tham gia vào thị trường và hold cho đến khi xu hướng thay đổi. Như vậy, các chỉ báo này hoạt động không hiệu quả trong thị trường đi ngang. Nếu được sử dụng trong thị trường trading, các chỉ báo theo xu hướng có thể sẽ dẫn đến nhiều tín hiệu giả và whipsaw. Một số chỉ báo xu hướng phổ biến bao gồm các đường trung bình động và MACD.

cong-cu-trade-coin-gioi-thieu-cac-chi-bao-ky-thuat-va-oscillators (4).jpg

Biểu đồ trên cho thấy chỉ báo S&P 500 ($SPX) có đường MA 20 ngày và đường MA 100 ngày. Nó sử dụng các biến động của đường MA để tạo ra các tín hiệu, có 7 tín hiệu trong vòng 2 năm được thể hiện trong biểu đồ. Trong 2 năm này, hệ thống đã thu được lợi nhuận khổng lồ. Điều này là do xu hướng phát triển mạnh mẽ từ tháng 10/1997 đến tháng 8/1998 và từ tháng 11/1998 đến tháng 8/1999. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng ngay sau khi chỉ báo bắt đầu đi ngang trong phạm vi giao dịch, thì whipsaw cũng xuất hiện. Các tín hiệu trong tháng 11/1997 (bán), 8/1999 (bán) và 9/1999 (mua) đã bị đảo ngược chỉ trong vòng vài ngày. Nếu các đường MA này được tính dài hơn (MA 50 ngày và 200 ngày), thì sẽ có ít whipsaw hơn. Nếu các đường trung bình động này được tính trong thời gian ngắn hơn (trung bình động 10 và 50 ngày), thì sẽ có nhiều dấu hiệu whipsaw hơn.

Ưu và nhược điểm của các tín hiệu trễ
Một trong những lợi ích chính của các tín hiện trễ là khả năng nắm bắt và duy trì động thái. Nếu điều kiện thị trường phát triển bền vững, thì các chỉ báo theo xu hướng có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ và dễ sử dụng. Xu hướng càng dài thì càng có ít tín hiệu và ít đợt trade có liên quan hơn.

Hiểu quả của các chỉ báo theo xu hướng bị mất khi một chứng khoán biến động trong phạm vi giao dịch. Trong ví dụ S&P 500, chỉ báo đã bị giới hạn trong phạm vi ít nhất là 50% thời gian. Mặc dù chỉ báo có xu hướng tăng cao hơn từ năm 1982 đến năm 1999, nhưng cũng có những giai đoạn đi ngang kéo dài. Từ năm 1964 đến năm 1980, chỉ báo trade trong phạm vi rộng bị ràng buộc từ 85 đến 110.

Một nhược điểm khác của các chỉ báo theo xu hướng là tín hiệu xuất hiện quá trễ. Vào thời điểm các đường MA giao nhau, một phần đáng kể của động thái đã xảy ra. Tín hiệu mua vào ngày 11/1998 xuất hiện ở mức 1130, cao hơn khoảng 19% so với mức thấp nhất trong tháng 10/1998 là 950. Vào và thoát lệnh muộn có thể làm giảm tỷ lệ rủi ro cũng như tỷ lệ phần thưởng.

cong-cu-trade-coin-gioi-thieu-cac-chi-bao-ky-thuat-va-oscillators.jpeg

Thách thức khi sử dụng các chỉ báo
Đối với các chỉ báo kỹ thuật, cần có sự cân bằng giữa độ nhạy và tính nhất quán. Trong một thế giới lý tưởng, chúng ta ai cũng sẽ muốn tìm kiếm một chỉ báo nhạy với biến động giá, tín hiệu sớm cũng có thể là tín hiệu sai (whipsaws). Nếu chúng ta tăng độ nhạy bằng cách giảm thời gian, một chỉ báo sẽ cung cấp tín hiệu sớm, nhưng số lượng tín hiệu giả cũng sẽ tăng lên. Nếu chúng ta giảm độ nhạy bằng cách tăng thời gian, thì số lượng tín hiệu giả sẽ giảm, nhưng tín hiệu sẽ bị trễ và điều này sẽ làm giảm tỷ lệ phần thưởng và tăng tỉ lệ nguy cơ.

Đường MA được tính trong thời gian càng dài thì tốc độ phản ứng càng chậm và tín hiệu càng ít. Khi thời gian tính đường MA được rút ngắn, nó trở nên nhanh hơn và dễ bay hơi hơn, làm tăng số lượng tín hiệu giả. Điều này cũng đúng với các chỉ báo động lượng khác nhau. Một chỉ báo RSI trong 14 ngày sẽ tạo ra ít tín hiệu hơn chỉ báo RSI trong 5 ngày. RSI 5 ngày sẽ nhạy hơn và có mức vượt mua / vượt bán nhiều.

Các nhà đầu tư nên chọn một khung thời gian phù hợp với phong cách và mục tiêu giao dịch của mình.

CÒN TIẾP…

Nội dung bài viết, phân tích bao gồm ý kiến cá nhân của tác giả theo điều kiện của thị trường tại thời điểm phân tích. Các nhà đầu tư nên thực hiện nghiên cứu thị trường riêng của mình trước khi tham gia đầu tư. Luôn bám sát dòng chảy dữ liệu của thị trường để có quyết định an toàn và tối ưu. Là một nhà đầu tư bạn luôn hiểu và tự chịu trách nhiệm 100% việc ra quyết định của mình. Thành công là của bạn!

🤜🤛Các kênh thông tin Pink Blockchain:
✅ Website: https://pinkblockchain.com/
✅ Kênh Telegram 1 chiều: https://t.me/pinkblockchain
✅ Group Telegram Mining: https://t.me/joinchat/F5wOVQhK9E1fpFi…
✅ Youtube: https://www.youtube.com/c/PinkBlockchain
✅ Twitter: https://twitter.com/PinkBlockchain
✅ Steemit: https://steemit.com/@vnpinkblockchain

Link bài gốc: https://pinkblockchain.com/cong-cu-trade-coin-gioi-thieu-cac-chi-bao-ky-thuat-va-oscillators/

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!