Sẹo bỏng hình thành là do làn da tiếp xúc trực tiếp với các vật nóng, gây phỏng rộp và lưu lại vết thâm trên da.
Nước sôi là nguồn gây bỏng phổ biến trong các hoạt động hàng ngày và có thể gây nên những thương tổn đáng tiếc cho chúng ta. Trong sinh hoạt hàng ngày, chỉ cần có một chút sơ suất hay một phút lơ là, bất cẩn cũng có thể khiến ta bị bỏng. Bỏng do nước sôi có nhiều mức độ nặng hay nhẹ khác nhau và thường lưu lại sẹo xấu.
Dành riêng cho bạn:
Làm mờ sẹo lồi ngay tại nhà, an toàn, hiệu quả
1/ Bỏng là gì?
Bỏng (Burn) là một loại tổn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, hay bức xạ.
Hầu hết bỏng là do độ nóng từ chất lỏng, chất rắn, hoặc chất cháy. Trong đó nhiều nội trợ ở nhiều nơi trên thế giới có nguy cơ bỏng do dầu mỡ bắn vào khi nấu ăn hoặc bếp nấu ăn không an toàn.
Nghiện rượu và hút thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ khác. Bỏng có thể là kết quả của việc tự hại bản thân hoặc bạo lực giữa con người.
2/ Các dấu hiệu và triệu chứng:
Các đặc tính của một vết bỏng phụ thuộc vào độ sâu của nó.
- Bỏng bề mặt gây cảm giác đau kéo dài hai hoặc ba ngày, sau đó là bong tróc da trong vài ngày tới.
- Bỏng toàn phần - độ dày có thể hoàn toàn không nhạy cảm với cảm ứng ánh sáng hoặc thủng.
- Trong khi bỏng bề ngoài thường có màu đỏ, bỏng mức độ lớn có thể có màu hồng, màu trắng hoặc đen.
- Bỏng xung quanh miệng hoặc bị cháy xém lông bên trong mũi có thể xác định rằng bỏng đường thở đã xảy ra, nhưng những phát hiện này là không điển hình.
- Dấu hiệu khác đáng lo ngại bao gồm: khó thở, khàn tiếng, và thở rít hoặc thở khò khè.
Những triệu chứng của bệnh nhân bị bỏng:
- Ngứa ngáy là triệu chứng thường gặp của người bị bỏng trong lúc chữa bỏng, xảy ra lên đến 90% ở người lớn và gần như tất cả trẻ em.
- Bỏng cũng có thể tạo ra cảm xúc đau buồn, lo âu và ảnh hưởng đến tình trạng tinh thần của người bệnh, cũng như gia đình.
Với những ca sẹo bỏng nước sôi ở mức độ lớn, bạn cần phải nhờ đến sự can thiệp của y học hiện đại. Vết bỏng nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến tất cả lớp da và mô bên dưới bị tổn thương nặng. Ở cấp độ nhẹ, da chỉ đỏ, sưng nhẹ và gây đau rát. Còn nếu vết bỏng nặng có thể không đau vì đầu dây thần kinh đã bị hủy. Khi đó không chỉ da mà các lớp mô ngay bên dưới cũng bị hủy hoại.
Theo nhiều nghiên cứu chuyên môn thì thực tế cho thấy sẹo do bỏng thường có hai dạng khác nhau, sẹo lồi và sẹo thâm. Tùy theo mỗi trường hợp sẽ có những cách chữa sẹo bỏng khác nhau.
Các dạng sẹo bỏng thường gặp như sẹo lồi, sẹo thâm hoàn toàn có thể được xử lý triệt để đến 99% nhờ những sản phẩm gel trị sẹo bỏng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc bôi trị sẹo bỏng nước sôi sai cách có thể dẫn đến nhiễm trùng vì các loại kem này không có công dụng diệt khuẩn, hơn nữa còn tạo nên một lớp màng tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn yếm khí trên vết thương.
Khám phá ngay:
Tiêu chí cần lưu ý khi lựa chọn thuốc bôi vết thương hở
3/ Những lưu ý về thực đơn dinh dưỡng khi bị sẹo bỏng và cách trị sẹo bỏng nước sôi
3.1/ Những thực phẩm nên dùng khi bị sẹo bỏng nước sôi
Đối với người bệnh bị bỏng, đặc biệt là trong thời kỳ nhiễm độc, nhiễm khuẩn cấp và suy mòn bỏng phải có một chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng, giàu đạm, bổ sung vitamin và khoáng chất cùng với liều điều trị phù hợp, giúp tăng cường sức đề kháng, tối ưu hóa hiệu năng của hệ thống thực bào, ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn giúp vết thương nhanh lành.
Cho bệnh nhân ăn các thức ăn nhiều vitamin và thanh nhiệt, lợi tiểu, tăng dần protein để bù lại lượng đã mất, bảo đảm da tái sinh và khả năng sống của da cấy. Sử dụng chế độ ăn nhiều năng lượng, phân thành 5-6 bữa nhỏ và bữa ăn nhẹ. Thức ăn chế biến đặc hoặc mềm.
Nên tiêu thụ nhiều cá thu để cung cấp axit amin và các loại axit béo cần thiết trong tiến trình tổng hợp mô sợi dưới da; bổ sung lecithin, chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào với sữa đậu nành, tàu hũ.
Muốn đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương nên ăn những thức ăn nhiều kẽm như thịt bò, cua, ốc, củ cải…
Để chống nhiễm khuẩn vết thương cần dùng nhiều loại trái cây có chứa vitamin C như: bưởi, cam, chanh… Ngoài ra, vitamin C còn có vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp lớp sợi keo và sợi đàn hồi dưới da để vết thương không bị sẹo xấu; vitamin A hỗ trợ tăng tiến trình phân hóa của lớp biểu bì nhằm phủ kín vết thương.
3.2/ Những thực phẩm không nên ăn khi điều trị sẹo bỏng nước sôi
Bỏng nước sôi không chỉ gây đau đớn mà còn có nguy cơ để lại sẹo. Nếu không ăn kiêng đúng cách thì sẽ để lại sẹo trên da rất xấu sau khi lành vết bỏng.
- Trứng có thể làm cho các vết thương lâu lành, tạo nên khoảng trắng khiến da có vết sẹo loang lổ, không đều màu. Vì vậy, khi bị bỏng do bất cứ nguyên nhân nào, bạn tuyệt đối hạn chế dùng loại thực phẩm này trong thời gian đầu để phòng ngừa sẹo.
- Đồ nếp và thịt gà dễ gây ra hiện tượng vết thương bị sưng và mưng mủ. Những vết mưng mủ này khiến cho da khó lành, đặc biệt dễ bị viêm nhiễm, để lâu dễ thành sẹo xấu trên da.
- Ăn rau muống có nguy cơ tạo sẹo rất cao do có đặc tính kích thích tăng sinh các sợi collagen để phần da bị tổn thương được làm đầy nhanh chóng. Các sợi collagen này là nguyên nhân làm cho vùng da lành sau tổn thương xuất hiện nhiều lớp mô xơ cứng hình thành sẹo lồi, sẹo lõm.
Tham khảo thêm:
https://dottorprimo.com.vn/cach-lam-mo-seo-bong-nuoc-soi/