WHITEPAPER DỰ ÁN VNDCsteemCreated with Sketch.

in vndc •  7 years ago 
  1. 1 | VNDC Whitepaper BẢNG THUẬT NGỮ...........................................................................................................................2 I. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG ...................................................................................................................4 1 Kinh tế vĩ mô tăng trưởng ấn tượng........................................................................................4 2 Thị trường vốn ........................................................................................................................4 3 Thị trường doanh nghiệp khởi nghiệp .....................................................................................5 4 Thị trường bất động sản..........................................................................................................5 5 Thị trường tài sản số ...............................................................................................................6 II. CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................................................................................................7 1 Thiếu công cụ trung chuyển ổn định .......................................................................................7 2 Thiếu platform gọi vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp & các dự án bất động sản................9 III. GIỚI THIỆU VNDC......................................................................................................................10 1 VNDC là gì?...........................................................................................................................10 IV. HỆ SINH THÁI VNDC .................................................................................................................12 1 Cho vay ngang hàng – iziLending .........................................................................................13 2 Đầu tư IBO.............................................................................................................................14 3 Công cụ trung chuyển trên thị trường giao dịch tài sản số ...................................................15 V. MÔ HÌNH VẬN HÀNH ..................................................................................................................16 VI. ROADMAP ..................................................................................................................................17 VII. KẾ HOẠCH CHÀO BÁN VNDS..................................................................................................18 VIII. HẠ TẦNG KỸ THUẬT ...............................................................................................................20 IX. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN ................................................................................................................21 X. ĐỐI TÁC.......................................................................................................................................22 PHỤ LỤC – FAQ (Frequently Asked Questions)..............................................................................23 MỤC LỤC
  2. 2 | VNDC Whitepaper BẢNG THUẬT NGỮ Ký hiệu: BTC - là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Peer-to-peer lending (P2P lending) là việc cho vay thông qua các dịch vụ trực tuyến trực tiếp kết nối người đi vay và cho vay. Crowdfunding là hình thức kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng để giúp chủ một dự án huy động được vốn để hoàn thành dự án hay sản phẩm của họ khi có ý tưởng nhưng lại không có tiền để thực hiện. Ethereum là một nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain. Nó có tính năng hợp đồng thông minh (kịch bản), tạo thuận lợi cho các thỏa thuận hợp đồng trực tuyến. Initial Blockchain Offering): Là việc số hóa các loại tài sản bằng blockchain, các tài sản được số hóa bao gồm: startup, ý tưởng kinh doanh, bất động sản… ICO (Initial Coin Offering) là một cơ chế huy động vốn thông qua việc phát hành tiền mã hóa – cryptocurrency. BLOCKCHAIN IBO BITCOIN CHO VAY NGANG HÀNG CROWDFUNDING ETHEREUM ICO
  3. 3 | VNDC Whitepaper (Know your customer – hiểu khách hàng của mình): Là quá trình một tổ chức tiến hành xác minh danh tính của khách hàng. Bao gồm các loại tài sản được số hóa và tiền mã hóa. Tiền mã hóa là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để làm việc như là một trung gian trao đổi mà sử dụng mật mã để đảm bảo các giao dịch của nó, để kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản. Tiền pháp định (fiat money) là một loại tiền tệ không có giá trị nội tại được xác lập bằng tiền theo quy định của chính phủ, mà được gán giá trị nhờ quyền lực của Chính phủ. Là hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sau khi được số hóa thông qua blockchain. Là một đồng tiền mã hóa được đảm bảo bởi đồng USD với tỉ lệ 1 - 1, giúp mọi người có thể thanh toán cho nhau thông qua internet. Là một loại tài sản số thuộc sở hữu của Công ty cổ phần quản lý tài sản số (Digital Asset Management Holding - DAMH), được phát hành trên nền tảng blockchain Stellar và được đảm bảo bằng đồng tiền pháp định Việt Nam đồng (VND). Giá trị của VNDC luôn ngang giá với VND. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) của dự án VNDC. KYC VNDC TÀI SẢN SỐ TIỀN MÃ HÓA TIỀN PHÁP ĐỊNH USDT VNDS TOKEN
  4. 4 | VNDC Whitepaper I. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG 1 Kinh tế vĩ mô tăng trưởng ấn tượng Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới với những con số ấn tượng, trở thành điểm sáng về kinh tế tại khu vực Châu Á và trên thế giới: • Mức độ tăng trưởng GDP và GDP trên đầu người nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. • Tăng trưởng GDP quý I/2018 đạt mức 7.38%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. 2 Thị trường vốn • Năm 2017, ngay cả những nhà đầu tư lạc quan nhất cũng không thể nghĩ tới kịch bản chỉ số VN-Index và HNX-Index tăng lần lượt 48% và 46% so với đầu năm, giúp Việt Nam đạt vị trí 1 trong 3 thị trường chứng khoán có mức tăng tốt nhất thế giới. • Quý 1/2018 chỉ số VN-Index đã vượt đỉnh mọi thời đại và trở thành chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất toàn cầu (19.21%). • Vốn hóa thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 74.6% GDP đến hết năm 2017. • Thanh khoản mạnh - quy mô giao dịch bình quân năm 2017 đạt gần 4,500 tỷ đồng/phiên. - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2013 2014 2015 2016 2017 Số liệu GDP 2013 - 2017 GDP Tốc độ tăng trưởng GDP 1996 Thành lập Ủy ban CKNN 2 cổ phiếu đầu tiên lên sàn 1,463 doanh nghiệp niêm yết (HOSE, HNX, UPCOM) Vốn hóa 74.6% GDP ● Thanh khoản TB ~ 4,500 tỷ đồng/phiên 2000 2018
  5. 5 | VNDC Whitepaper 3 Thị trường doanh nghiệp khởi nghiệp • Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), trong năm 2017 Việt Nam có gần 127.000 doanh nghiệp đăng kí mới, cho thấy số lượng các doanh nghiệp startup đang tăng rất nhanh trong thời gian qua. • Với thị trường dân số hơn 94 triệu dân, số lượng người dùng internet lên đến 53 triệu người, số lượng người sử dụng mạng xã hội là 46 triệu người, thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. 4 Thị trường bất động sản • Hiện hệ thống tài chính ở Việt Nam đang có dấu hiệu thắt chặt tín dụng bất động sản: 127.000 Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới trong năm 2017 80% Là tỉ lệ startup thất bại Chính sách thắt chặt tín dụng Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục thực hiện lộ trình hạn chế nguồn tín dụng vào thị trường bất động sản theo Thông tư 19/2017/TT-NH. Vốn vay ngân hàng cho lĩnh vực bất động sản có dấu hiệu giảm Tỉ lệ % cho vay xây dựng và kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ ngân hàng (Tổng hợp từ 4 ngân hàng cổ phần tín dụng lớn nhất tại Việt Nam: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, ACB) 2013 2014 2015 2016 2017 Thiếu vốn 21% Giải phóng mặt bằng 37% Các lý do khác 42% Các lý do cản trở việc hoàn thành dự án đúng hạn
  6. 6 | VNDC Whitepaper 5 Thị trường tài sản số • Kể từ khi Satoshi Nakamoto cho ra mắt bitcoin và công nghệ blockchain vào năm 2009, thị trường tiền mã hóa đã phát triển ngày càng đa dạng, phong phú, tăng trưởng không ngừng về số lượng lẫn giá trị vốn hóa. Các ý tưởng sáng tạo ứng dụng công nghệ blockchain lần lượt ra đời, thu hút hàng tỉ USD và sự chú ý mạnh mẽ từ các nhà đầu tư, chính phủ, định chế tài chính và truyền thông. • Theo kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu CryptoCompare, tính đến cuối tháng 11/2017, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam chiếm gần 80% hoạt động giao dịch Bitcoin trên toàn cầu, trong khi Mỹ chỉ chiếm khoảng 20% tổng số Bitcoin được giao dịch. Số liệu thống kê về lượt truy cập vào các website liên quan đến tiền mã hóa của nhà đầu tư Việt Nam cũng thể hiện nhu cầu và sự quan tâm lớn dành cho tiền mã hóa: Website Thứ hạng về lượng truy cập Tỉ lệ % Coinmarketcap 2 6.39% Bittrex 2 10.72% Binance 3 7.92% Poloniex 4 5.46% (Nguồn: Similar Web) Tuy nhiên, tiền mã hóa chỉ là một phần trong thị trường tài sản số (digital asset market) tại Việt Nam sẽ được trình bày dưới đây mà chúng tôi kỳ vọng có tiềm năng đạt quy mô sánh ngang với thị trường chứng khoán. Vốn hóa thị trường tiền mã hóa 393 tỉ USD Số lượng các đồng tiền mã hóa 1,584 Bitcoin 40% Ethereum 15%Bitcoin Cash 5% Litecoin 2% Ripple 8% Khác 30% Tỉ trọng vốn hóa thị trường tài sản số (18/04/2018)
  7. 7 | VNDC Whitepaper II. CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 1 Thiếu công cụ trung chuyển ổn định 1.1 Thiếu công cụ trung chuyển ổn định trên thị trường giao dịch tài sản số Hiện nay, nhà đầu tư Việt Nam không thể trực tiếp dùng VND để mua tài sản số như BTC, ETH hoặc các tài sản số khác trên các sàn giao dịch tài sản số trên thế giới (Binance, Bittrex, Poloniex…). Khi muốn đầu tư vào các tài sản số, nhà đầu tư Việt Nam sẽ phải dùng VND quy đổi sang USD, sau đó dùng USD để mua BTC hoặc có thêm bước sử dụng BTC để mua tiếp các tài sản số khác. Khi muốn chốt lời, nhà đầu tư sẽ lần lượt bán tài sản số, thu về BTC, sau đó bán BTC để thu về USD và bán tiếp USD để quy đổi về VND chốt lời. Tiếp đó, khi có một cơ hội đầu tư mới xuất hiện, quy trình phức tạp trên sẽ được lặp đi lặp lại. Đối với các nhà đầu tư lâu dài thì không thành vấn đề, tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư ngắn hạn thì quy trình trên sẽ khiến họ tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí. Nắm bắt nhu cầu đó, công ty Tether đã cho ra đời một token gọi là Tether (USDT), có giá trị tương đương 1 USD. Tether giúp nhà đầu tư giao dịch mua bán các tài sản số dễ dàng, nhanh chóng hơn, giúp giảm bớt thời gian và chi phí trong quá trình đầu tư. Tuy nhiên, đầu tư bằng USD và USDT đều có những hạn chế nhất định: p pp Các loại phí: ✓ Phí chuyển đổi từ VND sang USD ✓ Phí chuyển đổi từ USD sang BTC ✓ Phí sàn giao dịch Nhược điểm ✓ Phụ thuộc nhiều vào tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ ✓ Biến động giá của tài sản số trên thị trường Các loại phí: ✓ Phí chuyển đổi từ VND sang USD ✓ Phí chuyển đổi từ USD sang USDT ✓ Phí sàn giao dịch Nhược điểm ✓ Phụ thuộc nhiều vào tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ ✓ Biến động giá của tài sản số trên thị trường ✓ Không đảm bảo tính thanh khoản do rủi ro Tether không có đủ dự trữ USD cho số lượng USDT phát hành. Trường hợp Tether phá sản, những nhà đầu tư cuối cùng nắm giữ USDT sẽ phải chịu thiệt hại lớn. VS Dùng USDT để giao dịchDùng USD để giao dịch
  8. 8 | VNDC Whitepaper 1.2 Thiếu công cụ trung chuyển trong huy động vốn thông qua IBO/ICO Ngày càng có nhiều dự án ICO (Initial Coin Offering) thực hiện các sự kiện crowdsale và thu về một lượng vốn dưới dạng tài sản số BTC, ETH… tương ứng với hàng tỷ USD. Theo thống kê của Silicon Valley Innovation Center, hiện có hơn 2 triệu nhà đầu tư tham gia ICO và trung bình cứ mỗi tuần lại có 10 startup huy động vốn thành công thông qua ICO. Các tài sản số thu về sau khi ICO sau đó sẽ được các startup quy đổi ra các đồng tiền truyền thống như USD, VND do các Ngân hàng Trung ương phát hành để chi trả cho các khoản chi phí vận hành kinh doanh hàng ngày. Mô tả workflow một sự kiện ICO Nhờ công nghệ blockchain, việc sử dụng các đồng tiền mã hóa để huy động vốn giúp các startup giảm thiểu đáng kể chi phí fiat payment gateway (phí thanh toán thông qua các cổng thanh toán trực tuyến) thường khá cao, tính trên % số tiền gọi được. Ví dụ các nền tảng gọi vốn cộng đồng truyền thống như Kickstarter, Indiegogo… ngoài việc thu phí dịch vụ còn thu từ 3 – 5% phí payment processing fee (phí thanh toán cho các cổng thanh toán trực tuyến) tính trên tổng số vốn huy động được. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích về mặt chi phí giao dịch, khi sử dụng tiền mã hóa để huy động vốn, startup sẽ phải đối mặt với vấn đề biến động giá do đặc trưng của tiền mã hóa là có biên độ dao động giá rất mạnh trong thời gian ngắn, dẫn tới số tiền mặt thực tế thu về có thể chênh lệch nhiều so với kỳ vọng ban đầu. Giả sử một dự án startup kỳ vọng số tiền gọi được từ ICO là 100,000 ETH với tỉ giá 800 USD/ETH, tuy nhiên đến tháng sau, do diễn biến thị trường bất lợi, số ETH đó giảm xuống còn 530 USD/ETH. Điều này rõ ràng là một trở ngại lớn và khiến số vốn gọi được có thể bị thâm hụt đáng kể so với dự kiến khi quy đổi sang các đồng tiền pháp định. Do đó, cần thiết phải có một đồng trung chuyển ổn định neo giá với đồng VND hoặc USD để làm đơn vị trung chuyển trong huy động vốn qua IBO/ICO. NHÀ ĐẦU TƯ STARTUP TOKEN ICO BTC, ETH
  9. 9 | VNDC Whitepaper 2 Thiếu platform gọi vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp & các dự án bất động sản Huy động vốn là nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi thành phần trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần vốn để hiện thực hóa ý tưởng cho một sản phẩm hay công nghệ mới. Các doanh nghiệp truyền thống đã phát triển đến một mức độ nhất định cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào các dự án, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới. Chính phủ cần vốn để xây dựng các công trình phúc lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng, đường xá, trường học, bệnh viện… phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống. Các đối tượng cần huy động vốn Các cá nhân cần vay vốn để mua xe, mua nhà và phục vụ các nhu cầu chi tiêu thiết yếu khác trong cuộc sống. Mặt khác, có những cá nhân và tổ chức có thu nhập lớn hơn nhu cầu chi tiêu, do đó họ có những khoản tiền tiết kiệm nhàn rỗi muốn đầu tư. Trong một nền kinh tế hiệu quả, nguồn vốn cần phải được khơi thông, luân chuyển từ nơi dư thừa vốn tới những nơi có nhu cầu sử dụng vốn. Hiện nay tại Việt Nam, việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng thương mại… đều đang phát triển rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các hình thức huy động vốn nêu trên chỉ phù hợp với các doanh nghiệp đã phát triển đến một mức độ nhất định, chính phủ và các cá nhân. Những dự án khởi nghiệp sáng tạo (startup) non trẻ với số vốn ít ỏi và đội ngũ nhân sự thưa thớt gặp rất nhiều khó khăn và gần như không thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay vay ngân hàng thương mại để huy động vốn. Một số lượng ít các dự án khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận được nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, tuy nhiên con số này không nhiều. Dù chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ, cùng sự ra đời của hệ thống Luật, nghị định hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như đề án xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, việc huy động vốn cho startup vẫn là bài toán khó chưa có lời giải. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã thực hiện đầu tư vào các dự án lựa đảo, đa cấp hoặc các dự án ICO nước ngoài, dẫn tới dòng vốn trong nước bị mang ra nước ngoài. Thống kê các website giao dịch tiền ảo và các website niêm yết giá trên toàn cầu, Việt Nam luôn nằm trong top truy cập hàng đầu. Nguy hiểm hơn, Việt Nam cũng đứng đầu về lượng truy cập vào website các đồng tiền ảo huy động vốn theo mô hình đa cấp (MLM). Do đó, cần thiết phải có nền tảng huy động vốn chuyên nghiệp kết nối nguồn vốn cũng như sàn giao dịch tài sản số để tạo tính thanh khoản nhà đầu tư. Các thành phần này sẽ cấu thành nên một thị trường tài sản số chuyên nghiệp, có những chuẩn mực về minh bạch thông tin, xếp hạng tín nhiệm để sàng lọc những dự án tốt, triển vọng, cũng như kiểm soát chặt chẽ về KYC (Know Your Customer) và AML (Anti Money Laundering). Chính phủ Startup Doanh nghiệp Cá nhân
  10. 10 | VNDC Whitepaper III. GIỚI THIỆU VNDC 1 VNDC là gì? 1.1 Định nghĩa 1.2 VNDC vận hành như thế nào Diễn giải mô hình – Mở hợp đồng VNDC Bước 1. Nhà đầu tư thực hiện Hợp đồng điện tử với VNDC. Căn cứ vào giá trị hợp đồng điện tử, VNDC mở tài khoản ngân hàng tương ứng và phát hành VNDC bằng với số dư tài khoản ngân hàng đó cho người dùng. Bước 2. Nhà đầu tư dùng VNDC để tham gia sử dụng vào hệ sinh thái VNDC: cho vay ngang hàng, đầu tư IBO, giao dịch tài sản số… Các phí phải trả nếu có • Phí chuyển quyền sở hữu hợp đồng: 0.1% trên giá trị giao dịch, tối thiểu 2,000 VND, tối đa 200,000 VND. VNDC là tài sản số thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Quản lý Tài sản số (Digital Asset Management Holding - DAMH), được hình thành từ vốn góp VNDS, tồn tại dưới dạng hợp đồng điện tử và luôn có giá trị không đổi là 1 VND trong suốt thời gian tồn tại.
  11. 11 | VNDC Whitepaper Diễn giải mô hình – Đóng hợp đồng VNDC Bước 3. Nhà đầu tư quy đổi VNDC từ việc tham gia giao dịch trong hệ sinh thái VNDC. Bước 4. Nhà đầu tư tiến hành đóng hợp đồng VNDC và nhận lại số tiền ký quỹ VND từ giá trị hợp đồng thỏa thuận ban đầu 1.4 Tại sao dùng VNDC ✓ Tính ổn định: VNDC được cố định với đồng VND, do đó người sử dụng có thể có được những lợi ích của việc thực hiện giao dịch trong mạng blockchain mà không chịu ảnh hưởng của biến động giá như các đồng tiền mã hóa khác. ✓ Minh bạch: Tất cả giao dịch VNDC đều được ghi nhận và lưu trữ trên nền tảng blockchain Stellar. Tất cả số VNDC lưu hành đều được đảm bảo bằng số lượng VND kí quỹ tại ngân hàng đối tác. ✓ Tiết kiệm chi phí giao dịch: Các tài khoản VNDC có thể chuyển đổi qua lại với phí giao dịch rất thấp, hoặc bất cứ ví điện tử trên nào trữ được VNDC. Người sử dụng không mất phí mở và đóng hợp đồng VNDC. ✓ Hỗ trợ thuế thu nhập cá nhân: Do chưa có khung pháp lý quy định cụ thể, các giao dịch phát sinh từ hoạt động giao dịch tài sản số có thể bị áp mức thuế cao nhất trong biểu suất lũy tiến toàn phần từ 5%-35% trên tống thu nhập phát sinh. Do đó, nhà đầu tư cần được hỗ trợ giảm tối đa về thuế thu nhập cá nhân cũng như xung quanh các giao dịch lớn, liên tục. ✓ Chuyển đổi qua lại giữa VNDC và VND: Chủ sở hữu VNDC có thể quy đổi về tiền mặt vào bất cứ lúc nào với tỉ giá không đổi là 1 VNDC = 1 VND.
  12. 12 | VNDC Whitepaper IV. HỆ SINH THÁI VNDC iziLending FundGo DAX Cash back, loyalty Liên kết thẻ VNDC 15 2 3 4
  13. 13 | VNDC Whitepaper 1 Cho vay ngang hàng – iziLending Hình thức cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending) đã xuất hiện từ trước khi ngân hàng ra đời. Trong quá khứ, do yếu tố thông tin còn hạn chế nên không phải lúc nào người đi vay và người cho vay cũng có thể kết nối trực tiếp được với nhau. Sự xuất hiện của ngân hàng, với vai trò là trung gian nhận tiền gửi và sử dụng tiền đó để cho vay đã giải được bài toán về nhu cầu đi vay và cho vay. Tuy nhiên, chi phí để duy trì hoạt động của bộ máy ngân hàng rất lớn, dẫn đến lãi suất cho vay của ngân hàng thường cao hơn nhiều so với lãi suất đi vay để bù đắp chi phí hoạt động. Thêm vào đó, quy trình xét duyệt tín dụng của ngân hàng cũng khắt khe, tốn kém thời gian khiến nhiều người có nhu cầu nhưng không thể tiếp cận khoản vay. Với sự ra đời của nền tảng cho vay ngang hàng ứng dụng công nghệ blockchain iziLending, người đi vay và người cho vay có thể kết nối trực tiếp với nhau mà không cần thông qua ngân hàng hay công ty tài chính. Nền tảng cho vay ngang hàng ứng dụng công nghệ blockchain của HVA giúp người có nhu cầu vay tiền thực hiện tất cả các thao tác online, thậm chí chỉ với một chiếc smartphone. Nền tảng cho vay ngang hàng đem đến những lợi ích ưu việt sau cho người dùng: • Quy trình phê duyệt khoản vay nhanh chóng nhờ ứng dụng cơ sở dữ liệu và thuật toán thông minh. • Người đi vay chịu lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho vay ngân hàng. • Người cho vay nhận được lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi của ngân hàng. Nhà đầu tư có thể sử dụng VNDC để làm công cụ đi vay và cho vay trên iziLending. Ngoài ra, nhà đầu tư nắm giữ VNDS hoặc các token bất kỳ dự án IBO nào để vay tối đa 70% giá trị trực tiếp trên nền tảng izLlending. Công cụ VNDC đem đến cho người dùng lợi ích sau: • Giảm chi phí giao dịch qua fiat payment gateway • Tiết kiệm thời gian giao dịch • Ứng dụng blockchain minh bạch, độ bảo mật cao So sánh mô hình cho vay truyền thống và mô hình cho vay ngang hàng Mô hình cho vay truyền thống Gửi tiết kiệm Lãi tiền gửi Ngân hàngNgười cho vay Người đi vay Cho vay Lãi vay Mô hình cho vay ngang hàng Người cho vay Người đi vay Cho vay Lãi vay
  14. 14 | VNDC Whitepaper 2 Đầu tư IBO IBO là hình thức huy động vốn thông qua việc số hóa các loại tài sản vô hình và hữu hình bằng công nghệ blockchain. Tài sản sau khi số hóa sẽ tồn tại dưới dạng các token và có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Ví dụ IBO dự án bất động sản Khác với ICO là hình thức đang tập trung vào các startup, IBO đã được nghiên cứu, áp dụng phù hợp với khung pháp lý và điều kiện thực tế tại Việt Nam. Đối tượng huy động vốn thông qua IBO cũng được mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi các startup mà còn bao gồm các doanh nghiệp đã và đang hoạt động, có nhu cầu huy động vốn để thực hiện dự án mới hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh. Ứng dụng VNDC vào đầu tư IBO Về FundGo, đây là một nền tảng số hóa tài sản và huy động vốn thông qua hình thức IBO, tương tự như thị trường sơ cấp trên thị trường chứng khoán. Đối tượng huy động vốn trên FundGo bao gồm các dự án startup và bất động sản. Những lợi ích nền tảng FundGo đem lại: • Huy động và dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn • Đa dạng hóa danh mục đầu tư thông qua việc chẻ nhỏ các khoản đầu tư • Hướng tới mô hình decentralized business model, giúp giải tỏa quyền lực kinh tế NHÀ ĐẦU TƯ STARTUP / DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN TOKEN NỀN TẢNG IBO
  15. 15 | VNDC Whitepaper 3 Công cụ trung chuyển trên thị trường giao dịch tài sản số Sàn giao dịch tài sản số DAX sẽ làm nhiệm vụ niêm yết các tài sản được số hóa dưới dạng token nhằm tạo thanh khoản cho nhà đầu tư. Các tài sản số hóa (token) sẽ được giao dịch trên sàn DAX và biến động giá sẽ theo quy luật cung cầu của thị trường. Token sẽ được hủy niêm yết khi dự án kết thúc và chủ dự án hoàn thành nghĩa vụ chi trả vốn và lợi tức cho nhà đầu tư phát sinh từ việc phát triển dự án. Về sàn DAX, đây là một sàn giao dịch tài sản số được đang được HVA phát triển và dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 05/2018 với những phương thức thanh toán giao dịch thông minh và hiện đại phục vụ cộng đồng nhà đầu tư. Các tài sản số hóa dưới dạng token sau khi được phân phối sẽ được niêm yết lên sàn giao dịch DAX nhằm mục đích tạo thanh khoản cho các nhà đầu tư. Tại sàn DAX, người dùng có thể nạp trực tiếp vào tài khoản thông qua thẻ Visa, Mastercard, JCB để giao dịch mua bán, trao đổi các tài sản số với nhau. DAX có nhiều tính năng nổi bật, ưu việt cho nhà đầu tư như: • Hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh • Độ bảo mật cao • Nạp, rút tiền nhanh chóng • Khớp lệnh ngay • Miễn phí tạo tài khoản, đặt lệnh mua, bán • Phí giao dịch thấp • Đa phương thức nạp/rút tiền • Giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng
  16. 16 | VNDC Whitepaper V. MÔ HÌNH VẬN HÀNH GỌI VỐN CHIA SẺ LỢI NHUẬNVẬN HÀNH KINH DOANH Phát hành 300 triệu VNDS, mệnh giá 1.000 VND 100% VNDS do bốn cổ đông sáng lập sở hữu, trong đó: ✓ 135 triệu VNDS (45%) phân phối cho các cổ đông sáng lập dưới dạng cam kết góp vốn. ✓ 165 triệu VNDS (55%) phân phối ra ngoài dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) Phân bổ nguồn vốn thu được 80% 20% Dùng cho vận hành kinh doanh Dùng cho ký quỹ ngân hàng, bảo lãnh phát hành tài sản số VNDC 1 2 Vận hành hệ sinh thái VNDC ✓ Công cụ cho vay trên ứng dụng cho vay ngang hàng iziLending ✓ Công cụ đầu tư token các dự án IBO trên nền tảng FundGo ✓ Công cụ trung chuyển trên sàn giao dịch tài sản số DAX ✓ Điểm cashback, loyalty ✓ Liên kết thẻ Visa, M-Visa Doanh thu VNDC đến từ ✓ Phí chuyển hợp đồng VNDC: 0.1%, thấp nhất 2.000 VNĐ, cao nhất 200.000 VNĐ trong hệ sinh thái VNDC ✓ Phí thường niên thu vào năm thứ 2: 50.000 VNĐ/tài khoản ✓ Phí phát hành thẻ thành viên VNDC có hạn mức tín dụng: 99.000/thẻ ✓ Phí số hóa doanh nghiệp: 1 – 10% giá trị ✓ Lãi suất ngân hàng: 6 – 10%/năm ✓ Hoa hồng trên hệ thống đối tác: 1 – 10% 3 4 Chính sách chia sẻ lợi nhuận ✓ 36% dành cho nhà đầu tư VNDS ✓ 20% tăng vốn cho DAMH giúp VNDS luôn tăng giá và có tính thanh khoản cao ✓ 40% phân bổ cho các đơn vị outsource về hạ tầng kỹ thuật (10%), kinh doanh (10%), nghiên cứu và bảo mật (5%), vận hành pháp lý – kế toán (10%) ✓ 4% cho nhà đầu tư VNDS khi giới thiệu khách hàng cho công ty DAMH. Điều kiện: nhà đầu tư có ít nhất 10.000 cổ phần VNDS. 5
  17. 17 | VNDC Whitepaper VI. ROADMAP Gọi vốn Thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, vốn 100 tỷ √ 01/03 - 18/05/18 01/06/2018 Blockchain & API Mở hợp đồng cho thuê VNDC, công bố blockchain & API Tháng 7/2018 Sau tháng 8/2018 Từ 01/2019 Triển khai VNDC Triển khai hệ sinh thái VNDC Nhân rộng mô hình Triển khai nhân rộng mô hình doanh nghiệp Blockchain 4.0 Nhượng quyền Ứng dụng platform VNDC quản trị cổ phần nội bộ, gọi vốn cộng đồng X X X X ✓
  18. 18 | VNDC Whitepaper VII. KẾ HOẠCH CHÀO BÁN VNDS VNDS được chào bán theo các đợt theo sự phát triển của dự kiến như sau: Đấu giá: Mở bán số lượng 80 triệu cổ phần từ 24/4/2018- 15/5/2018: Kế hoạch chào bán có thể thay đổi dựa trên hoạt động kinh doanh và sự phát triển của DAMH và được thông báo trên các phương tiện truyền thông của DAMH. VNDS - Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) của dự án VNDC. 1 VNDS có mệnh giá 1,000 VND. ✓ Đợt 1: Từ 10/03/2018 - 31/03/2018: Gói đầu tư 20.000 VNDS giá 1.500đ/VNDS. ✓ Đợt 2: Từ 01/04/2018 - 07/04/2018: Mở bán đến số lượng 20 triệu VNDS, giá từ 1.500đ/VNDS bất kể số lượng. ✓ Đợt 3: Từ 08/04/2018 - 16/04/2018: Mở bán 30 triệu VNDS giá 2.000đ/VNDS. ✓ Đợt 4: Từ 17/04/2018 - 23/04/2018: Mở bán 50 triệu VNDS giá 3.000đ/VNDS. ✓ Đợt 5: Từ 24/40/2018 - 30/04/2018: Số lượng 30 triệu VNDS cho đấu giá trực tuyến với giá khởi điểm từ 4.500đ, bước giá lên 100đ. ✓ Đợt 6: Từ 01/05/2018 - 06/05/2018: Số lượng 20 triệu VNDS cho đấu giá trực tuyến với giá khởi điểm 6.000đ, bước giá lên 100đ. ✓ Đợt 7: Từ 07/05/2018 - 14/05/2018: Số lượng 20 triệu VNDS cho đấu giá trực tuyến giá khởi điểm từ 8.000đ, bước giá lên 100đ. ✓ Gói đầu tư đặc biệt : Từ 15/05/2018 - 17/05/2018: Số lượng 10 triệu VNDS cho đấu giá trực tuyến trọn gói đầu tư duy nhất với giá khởi điểm 10 triệu đồng. Điều kiện cho các nhà đầu tư đã sở hữu VNDS trước đó.
  19. 19 | VNDC Whitepaper Chương trình Referral cho VNDS: Đây là chương trình tưởng thưởng thành viên tích cực có nhiều đóng góp cho công ty trong việc mở rộng mạng lưới. Chương trình này có thể thay đổi tùy vào hoạt động kinh doanh công ty và được thông báo đến thành viên. Ngoài ra, khi kết thúc chương trình phân phối VNDC đầu tiên, thành viên được quyền quy đổi VNDC thành VND. Trong thời gian này sẽ có chương trình đua Top Master Broker với nhiều phần thưởng hấp dẫn cho mỗi đợt phân phối VNDS. Chương trình Premium Member: Thành viên sẽ nhận trọn đời 4% doanh thu phí giao dịch từ khách hàng mình giới thiệu. Điều kiện thành viên phải có ít nhất 10.000 VNDS trong tài khoản. Lưu ý, công ty sẽ trích 10% thu nhập này để đóng thuế TNCN cho thành viên. Từ 10/3/2018 - 18/5/2018: Chương trình Master Broker Thành viên giới thiệu 1 nhà đầu tư VNDS cho DAMH sẽ nhận thưởng: ✓ Đợt 1: 20% giá trị hợp đồng đầu tư ✓ Đợt 2: 15% giá trị hợp đồng đầu tư ✓ Đợt 3 - đợt 7: 10% giá trị hợp đồng đầu tư Điều kiện: thành viên sở hữu ít nhất 10.000 VNDS. Số dư tưởng thưởng sẽ quy đổi ít nhất 50% thành VNDS và 50% thành VNDC (xem chương III), VNDC này có thể quy đổi thành VNDS ngay lập tức và được tham gia Bidding VNDS.
  20. 20 | VNDC Whitepaper VIII. HẠ TẦNG KỸ THUẬT
  21. 21 | VNDC Whitepaper IX. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN Mục Giá trị Đơn vị Cổ phần DAMH 300,000,000 VNDS Tổng số vốn góp 300,000,000,000 VND Kế hoạch sử dụng vốn Ký quỹ ngân hàng bảo chứng phát hành VNDC 240,000,000,000 80% Tổng vốn Vận hành dự án 60,000,000,000 20% Tổng vốn Kế hoạch dòng tiền và lợi nhuận Đơn vị: nghìn đồng Năm 1 2 3 4 5 Số tiền bảo chứng phát hành VNDC (1) 240,000,000 240,000,000 240,000,000 240,000,000 240,000,000 Số lần hình thành mỗi năm (2) 20 30 40 50 60 Số lượng VNDC phát hành cho thuê (3) = (1) * (2) 4,800,000,000 7,200,000,000 9,600,000,000 12,000,000,000 14,400,000,000 Tăng trưởng 50% 33% 25% 20% Vòng quay VNDC giao dịch trên sàn (4) 10 15 20 25 30 Số lượng VNDC được giao dịch (5) = (3) * (4) 48,000,000,000 108,000,000,000 192,000,000,000 300,000,000,000 432,000,000,000 Phí giao dịch (6) 0.10% 0.10% 0.10% 0.10% 0.10% Doanh thu từ phí giao dịch (7) = (5) * (6) 48,000,000 108,000,000 192,000,000 300,000,000 432,000,000 Số tài khoản mở hợp đồng thuê VNDC (8) 300,000 390,000 546,000 819,000 1,310,400 Tăng trưởng 30% 40% 50% 60% Phí thường niên (từ năm thứ 2) (9) 0 50 50 50 50 Doanh thu từ thu phí thành viên (10) = (8) * (9) - 19,500,000.00 27,300,000 40,950,000 65,520,000 Số tài khoản mở thẻ tín dụng (11) 90,000 117,000 163,800 245,700 393,120 Phí phát hành thẻ tín dụng (12) 99 99 99 99 99 Doanh thu từ thu mở thẻ tín dụng (13) = (11) * (12) 8,910,000 11,583,000.00 16,216,200 24,324,300 38,918,880 Giá trị tài sản số hóa (14) 1,500,000,000 1,950,000,000 2,730,000,000 4,095,000,000 6,552,000,000 Tăng trưởng 30% 40% 50% 60% Phí số hóa tài sản (15) 5% 5% 5% 5% 5% Doanh thu từ số hóa tài sản (16) = (14) * (15) 75,000,000 97,500,000 136,500,000 204,750,000 327,600,000 Số dư tiền gửi trung bình (17) = (3) * 40% 1,920,000,000 2,880,000,000 3,840,000,000 4,800,000,000 5,760,000,000 Lãi suất tiền gửi (6%/năm) (18) 6.0% 6.0% 6.0% 6.0% 6.0% Doanh thu từ lãi gửi ngân hàng (19) = (17) * (18) 115,200,000 172,800,000 230,400,000 288,000,000 345,600,000 Tổng doanh thu (20) = (7) + (10) + (13) + (16) + (19) 247,110,000 409,383,000 602,416,200 858,024,300 1,209,638,880 % doanh thu trên tổng vốn (21) = (20) / Tổng vốn góp 82% 136% 201% 286% 403% Chi phí vận hành, hoạt động (22) = (20) * 40% 98,844,000 163,753,200 240,966,480 343,209,720 483,855,552 Chính sách chia sẻ thành viên giới thiệu (23) = (20) * 4% 9,884,400 16,375,320 24,096,648 34,320,972 48,385,555 Giữ lại để tăng vốn cho công ty (24) = (20) * 20% 49,422,000 81,876,600 120,483,240 171,604,860 241,927,776 Chia sẻ lợi nhuận cho NĐT (25) = (20) * 36% 88,959,600 147,377,880 216,869,832 308,888,748 435,469,997 Lợi nhuận/năm (26) = (25) / Tổng vốn góp 30% 49% 72% 103% 145%
  22. 22 | VNDC Whitepaper X. ĐỐI TÁC 1 Đối tác thanh toán 2 Đối tác bảo chứng VNDC
  23. 23 | VNDC Whitepaper PHỤ LỤC – FAQ (Frequently Asked Questions) 1. VNDC, VNDS là gì? VNDC là tài sản số thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Quản lý Tài sản số (Digital Asset Management Holding - DAMH), được hình thành từ vốn góp VNDS, tồn tại dưới dạng hợp đồng điện tử và luôn có giá trị không đổi là 1 VND trong suốt thời gian tồn tại. VNDS - Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) của dự án VNDC. 2. Quyền và nghĩa vụ của người nắm giữ VNDS Người nắm giữ VNDS được các quyền lợi chia sẽ doanh thu, chuyển nhượng, mua bán... VNDS mà mình sở hữu. Người nắm giữ VNDS được xem như cổ đông của Công Ty Cổ Phần Tài Sản Số (Digital Asset Management Holding) và được các quyền lợi nghĩa vụ của cổ đông từ hoạt động của công ty. 3. VNDC có phải là 1 đồng coin hay không? Như định nghĩa: VNDC là tài sản số được xây dựng trên nền tảng Blockchain, tồn tại dưới dạng hợp đồng điện tử và luôn có giá trị không đổi là 1 VND trong suốt thời gian tồn tại. 4. VNDC có được phép lưu hành tại Việt Nam hay không? Có, vì đây không phải là một loại tiền tệ mới, mà chỉ là hình thức số hóa tiền VNĐ sang VNDC.
  24. 24 | VNDC Whitepaper 5. VNDC do đơn vị nào phát hành? Do Công Ty Cổ Phần Tài Sản Số DAMH phát hành qua quản lý số lượng VNDC phụ thuộc vào tiền được gửi bảo chứng ở ngân hàng. 6. VNDC có gì giống và khác USDT? Giống nhau đều hoạt động trên nền tảng Blockchain, sự khác nhau nằm ở cách ứng dụng vào thực tế cũng như VNDC được bảo chứng tại ngân hàng. 7. VNDC dùng để làm gì? VNDC sẽ được dùng làm công cụ vay, trao đổi hàng hóa, thay đổi điểm tích lũy, điểm cashback. Tính năng tương đương một đồng Fiat xây dựng trên nền tảng Blockchain. 8. Nếu VNDC là stable coin (vĩnh viễn không tăng giá) thì không phù hợp với đầu cơ tích trữ, mua IBO có lợi ích gì? VNDC: không phù hợp cho mục đích đầu cơ, VNDC là tài sản số của DAMH, việc sử dụng một đồng VNDC cho việc thanh toán như tiền mặt được mã hóa. Nếu muốn đầu tư lâu dài thì sẽ mua cổ phần của công ty sở hữu VNDC, là cổ phần thì sẽ nhận được cổ tức phát sinh trong quá trình cho thuê VNDC và các hoạt động khác. 9. Làm thế nào để đầu tư? B1: Tạo tài khoản theo link của một người khác giới thiệu (Không thể tạo tài khoản nếu như không có link giới thiệu B2: Thực hiện chụp hình CMND hoặc Hộ Chiếu để xác thực tài khoản (chờ xác thực tài khoản thành công sẽ có email thông báo qua email) B3: Nạp tiền vào tài khoản (Ký quỹ) bằng các hình thức thông dụng ở Việt Nam, chuyển khoản ngân hàng, thẻ tính dụng, ...
  25. 25 | VNDC Whitepaper B4: Khi đơn hàng được xử lý thành công tiền sẽ vào tài khoản B5: "Mở Hợp Đồng VNDS" bằng cách nhập số lượng VNDS cần mua. Link slide hướng dẫn đăng ký tài khoản: https://goo.gl/P4xDjR 10. Pháp luật Việt Nam cấm dùng tiền khác thanh toán thay VNĐ thì đồng VNDC này giải quyết thế nào? Trên thực tế VNDC là VNĐ do được bảo chứng tại ngân hàng, cho nên việc sử dụng VNDC là hợp pháp. 11. VNDC có ưu điểm gì? + Bảo chứng bởi các ngân hàng uy tín và tài sản có giá trị thanh khoản cao. + Dễ dàng chuyển đổi thành VNĐ. + Không phải tốn phí chuyển đổi ngoại tệ khi giao dịch tài chính. + Phí chuyển quyền sở hữu hợp đồng (phí giao dịch) rất thấp chỉ 0.1%, tối thiểu là 2,000 VNDC, tối đa là 200,000 VNDC. + Không bị áp thuế thu nhập cá nhân theo hàng hoá. + VNDC bảo vệ Nhà đầu tư Việt Nam khỏi các rủi ro về hacker, mất trộm. 12. VNDC có bị cấm ở VN hay không? Không, Như đã nói VNDC không phải là một đồng tiền mới hay một đồng tiền kỹ thuật số, mà VNDC là VNĐ được số hóa dựa trên hợp đồng bảo chứng từ ngân hàng và được phát hành số lượng tương đương với số lượng được bảo chứng.
  26. 26 | VNDC Whitepaper 13. Đội ngũ dự án gồm những ai? Đội ngũ lãnh đạo dự án gồm: - Vương Lê Vĩnh Nhân: Tổng Giám Đốc - CTY Cổ Phần TrustPay - Nguyễn Khánh Toàn: Tổng Giám Đốc - CTY Cổ Phần Đầu Tư HVA - Phạm Xuân Huy: Tổng Giám Đốc - CTY Cổ Phần Điện Tử Hóa Kinh Tế Việt Nam - Vinagroups - Hồ Huỳnh Duy: Chủ Tịch HĐQT - CTY Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển DGROUP 16. Nếu dự án không thực hiện thì tiền của nhà đầu tư có được trả lại không? Có, Tiền của nhà đầu tư sẽ được hoàn trả lại 100%. 17. Tôi đã đăng ký tài khoản verify xong, nhưng chưa mua đủ 10,000 VNDS thì người tôi giới thiệu mua cổ phần thì tôi có được nhận bonus trên phần mà người tôi giới thiệu vừa mua không? Không, Bạn sẽ nhận được Bonus trong điều kiện khi bạn đã có đủ 10,000 VNDS trong tài khoản trước khi người bạn giới thiệu mua cổ phần.
Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!