Chúng ta đang sống thật hay chỉ là "nhân vật ảo" được tạo ra như trong phim Ma trận?

in wikitipz •  5 years ago 


Chúng ta đang sống thật hay chỉ là "nhân vật ảo" được tạo ra như trong phim Ma trận?

wikitipz-Chung-ta-dang-song-that-hay-chi-la-nhan-vat-ao-duoc-tao-ra-nhu-trong-phim-Ma-tran2
Chúng ta đang sống thật hay chỉ là "nhân vật ảo" được tạo ra như trong phim Ma trận?

Chúng ta đang sống thật hay chỉ là "nhân vật ảo" được tạo ra như trong phim Ma trận?

Chúng ta sống thật hay sống ảo?

Chúng ta có phải là "người" đang sống thật hay chỉ là những "nhân vật" đang sống ảo giống như trong trò chơi điện tử? Câu hỏi này từng là mối quan tâm, trăn trở của bao nhà triết học, nhà khoa học từ cái thời mà giới khoa học gia chỉ muốn tìm hiểu xem thế giới xung quanh là gì, và tại sao. Thế nhưng ngày nay, một số nhà vật lý, thiên văn học và kỹ sư công nghệ đang hào hứng với ý tưởng cho rằng chúng ta thực ra đang sống trong một cỗ máy giả lập khổng lồ, kiểu như thế giới ảo trong phim Ma trận (Matrix), nhưng mọi người đều ngỡ đó là đời thực.

Ở đó, mọi thứ đều quá thật chứ không phải là như trong một môi trường giả định, nó thật tới mức không một ai có thể nghi ngờ. Sức nặng của chiếc tách tôi cầm trên tay; hương vị cà phê tỏa ra; những âm thanh xung quanh... Làm sao những thứ như thế lại có thể là giả được?

Tuy nhiên, hãy nhìn vào những bước tiến nhanh chóng trong ngành máy tính và công nghệ thông tin trong vài thập niên vừa qua. Máy tính đem đến cho chúng ta những trò chơi thực tế đến kỳ lạ - chẳng hạn như các nhân vật tự động có phản ứng thích hợp trước các lựa chọn. Điều đó hẳn đã đủ để khiến bạn cảm thấy ít nhiều hoang mang. Trong Ma trận, con người bị kẹt trong một quyền lực hiểm ác, bị mắc kẹt trong thế giới ảo mà họ chấp nhận là 'thực tế' mà không một lời thắc mắc.
Chúng ta sống thật hay sống ảo?
Chúng ta sống thật hay sống ảo?

Liệu có phải Vũ trụ của chúng ta do ai đó tạo ra không?

Ý tưởng cho rằng chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập được một số nhân vật có tiếng tán thưởng. Tháng 6/2016, doanh nhân công nghệ Elon Musk khẳng định với tỷ lệ "một tỷ ăn một" cho ý tưởng phản bác việc chúng ta đang sống trong "thực tế gốc".

Tương tự, chuyên gia hàng đầu về máy móc thông minh tại Google, Ray Kurzweil cho rằng "có thể toàn bộ vũ trụ của chúng ta là một thử nghiệm khoa học của một số sinh viên trung học tại một vũ trụ khác". Chưa hết, một số nhà vật lý học cũng đã sẵn sàng tìm hiểu về khả năng này.

Tháng 4/2016, một số người đã tranh luận tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ tại New York, không ai trong những người này đề cập tới chuyện phải chăng chúng ta đang bị giam giữ về mặt thể chất trong một số môi trường nào đó, và bị 'tẩy não' để tin vào thế giới quanh mình, tương tự như trong Ma trận, thay vào đó, họ đưa ra ít nhất là hai giả thiết để thuyết phục mọi người tin rằng vũ trụ quanh ta không phải là thật.

'1. Chúng ta tồn tại dưới một dạng thử nghiệm'

Trong giả thiết thứ nhất, nhà thiên văn học Alan Guth từ Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ, cho rằng toàn bộ vũ trụ của chúng ta là thật, chỉ có điều nó vẫn đang mới chỉ là một dạng thử nghiệm, và rằng nó được tạo ra bởi một trí tuệ siêu phàm, những đối tượng 'nuôi' chúng ta như các nhà sinh học nuôi dưỡng những chú chuột bạch và những ổ vi sinh vật để phục vụ cho những thí nghiệm của họ.

Về nguyên tắc, không gì bác bỏ được lập luận theo đó cho rằng vũ trụ hình thành từ một Vụ Nổ Lớn nhân tạo với đầy các vật chất và năng lượng, Guth nói. Thế lực siêu trí tuệ đó cũng không phá hủy được thứ vũ trụ đã hình thành ra nó. Vũ trụ mới sẽ tạo ra khối bong bóng không gian-thời gian riêng của mình, tách khỏi thứ mà nó đã được ấp ủ. Khối bong bóng này sẽ nhanh chóng tách khỏi, rồi mất liên lạc với vũ trụ mẹ.

Tuy nhiên, giả thiết này thật ra không làm thay đổi điều gì. Vũ trụ của chúng ta có thể được ra đời trong một thứ gì đó, giống như một vụ nổ được thực hiện trong ống nghiệm, nhưng nó cũng 'thật' về mặt vật lý như thể nó được ra đời một cách 'tự nhiên', bằng một vụ nổ tự nhiên.

'2. Chúng ta tồn tại theo sự sai khiến'

Giả thiết thứ hai thu hút mọi sự chú ý bởi nó có vẻ như khiến mọi lập luận của chúng ta về thực tế trở nên yếu ớt. Musk và những người có ý nghĩ khác thường như ông cho rằng chúng ta hoàn toàn chỉ là những sinh vật tồn tại theo sự sai khiến, chúng ta có lẽ chẳng là gì ngoài là những chuỗi thông tin bị một số máy tính khổng lồ kiểm soát, giống như các nhân vật trong trò chơi điện tử vậy. Ngay cả não bộ của chúng ta cũng bị điều khiển và đưa ra phản xạ tương ứng với sự điều khiển đó.
Các siêu máy tính đang ngày càng trở nên mạnh hơn, tạo ra được nhiều sản phẩm trước đây ta khó hình dung ra
Liệu có phải Vũ trụ của chúng ta do ai đó tạo ra không?

Theo quan điểm này, chẳng hề có Ma trận nào mà chúng ta có thể thoát ra nổi. Đây là nơi chúng ta sống, và là cơ hội duy nhất để chúng ta "sống" được. Nhưng làm thế nào mà điều này lại có thể tồn tại trong thực tế được? Lập luận ở đây được đưa ra khá đơn giản: Nếu như chúng ta đã tạo ra được các chủ thể giả lập, có khả năng bắt chước, thì với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, hẳn sẽ có một đối tượng tối ưu nào đó được tạo ra và có khả năng biết suy nghĩ, ứng phó với những gì xảy ra trong cuộc sống thật.

Chúng ta thực hiện các hoạt động giả lập không chỉ trong các trò chơi mà còn cả trong quá trình nghiên cứu. Các khoa học gia cố kích thích các khía cạnh khác nhau của thế giới ở các mức độ từ hạ nguyên tử (subatomic) cho tới toàn bộ các xã hội, hay các dải ngân hà, thậm chí là cả toàn bộ vũ trụ.

Ví dụ như các hành vi giả lập trên máy tính được thực hiện với động vật có thể cho ta biết các con vật phát triển các ứng xử phức tạp ra sao, chẳng hạn như chúng sẽ túm tụm lại thành nhóm đông, hay đi theo bầy đàn. Các kiểu giả lập bắt chước khác giúp chúng ta hiểu được sự hình thành của các hành tinh, các vì sao và các dải ngân hà.

Chúng ta cũng có thể giả lập các xã hội loài người bằng việc dùng những chủ thể đơn giản đưa ra các lựa chọn tương ứng với những quy tắc nhất định. Những điều này cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về cách thức hợp tác, về cách các thành phố tiến hóa phát triển, về chuyện giao thông đường bộ và các nền kinh tế vận hành ra sao, và về nhiều thứ khác nữa. Những hình thức giả lập này đang ngày càng trở nên phức tạp hơn, khi mà sức mạnh của máy tính ngày càng to lớn.

Các nhà nghiên cứu nhìn nhận rằng sẽ không còn lâu nữa thì việc ra quyết định của các chủ thể này sẽ không còn dựa trên nguyên tắc đơn giản "nếu... thì..." nữa. Thay vào đó, họ sẽ đưa ra cho các chủ thể những mô hình não bộ được đơn giản hóa để xem chúng sẽ phản ứng ra sao. Ai có thể nghĩ được tới chuyện đó khi mà chỉ trước đây chưa lâu chúng ta còn chưa thể tạo ra được người ảo trên máy tính?

Những tiến bộ trong việc hiểu được và xác định được chức năng hoạt động của từng mảng trong bộ não cũng như những nguồn thông tin khổng lồ mà máy tính xử lý được khiến điều này ngày càng trở nên khả thi hơn. Tới khi chúng ta đạt được tới mức đó, thì chúng ta sẽ vận hành được những số lượng khổng lồ các chủ thể có khả năng bắt chước y hệt, và số lượng đó đông áp đảo so với thế giới "thật" quanh ta.

Nhưng nếu quả thật như vậy thì liệu có phải là đã có những trí thông minh ở đâu đó trong Vũ trụ đạt tới mức độ phát triển này rồi? Vậy thật ra thế giới của chúng ta là gì, Vũ trụ nơi Trái Đất của chúng ta đang tồn tại là gì?

Chúng ta có bị thế lực nào điều khiển không?

Có một số nhà vật lý, thiên văn học và kỹ sư công nghệ nay đang hào hứng với ý tưởng cho rằng chúng ta thực ra đang sống trong một cỗ máy giả lập khổng lồ, kiểu như thế giới ảo trong phim Ma trận (Matrix), nhưng mọi người đều ngỡ đó là đời thực. Họ đưa ra ít nhất là hai giả thiết để thuyết phục mọi người tin rằng vũ trụ quanh ta không phải là thật. Giả thiết thứ nhất cho rằng chúng ta là một dạng thử nghiệm, còn giả thiết thứ hai cho rằng chúng ta tồn tại theo sự sai khiến của một thế lực siêu nhiên nào đó.

Nhà triết học Nick Bostrom từ Đại học Oxford, Anh Quốc, đã phân giả thiết thứ hai ra thành ba khả năng:

(1) Các nền văn minh chưa bao giờ đạt tới độ có thể tạo ra được những môi trường giả lập, có lẽ bởi điều đó sẽ khiến chính các nền văn minh đó bị xóa sổ đầu tiên

(2) Các nền văn minh đã đạt tới mức đó, nhưng vì một số lý do đã quyết định không tạo ra các môi trường giả lập.

(3) Chúng ta nhiều khả năng chính là sản phẩm được tạo ra.

Câu hỏi đặt ra ở đây là trong những khả năng trên, cái nào dễ xảy ra nhất?

Nhà vật lý thiên văn từng đoạt giải Nobel George Smoot lập luận rằng không có lý do thuyết phục nào để chấp nhận phương án (1) hoặc (2). Nhân loại đang tự gây cho mình đủ những vấn đề rắc rối, như chuyện thay đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân và nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt đối với một số giống loài. Nhưng những điều đó không nhất thiết sẽ đẩy nhân loại vào chỗ tuyệt diệt. Hơn nữa, việc tạo ra những môi trường giả lập chi tiết, hoàn hảo tới mức các chủ thể sống trong đó ngỡ rằng mình đang tồn tại thực sự không phải là điều không thể, nếu xét về mặt lý thuyết.

Smoot nói thêm rằng theo những kiến thức phổ quát mà chúng ta đã biết về các hành tinh khác thì sẽ là quá kiêu căng nếu cho rằng chúng ta là giống loài thông minh nhất tồn tại trong toàn Vũ trụ.

Một số khoa học gia lập luận rằng có những lý do thích đáng để cho rằng chúng ta đang sống trong một môi trường giả lập. Một trong những lý do đó là Vũ trụ của chúng ta trông như được thiết kế có chủ đích. Có thể có tình trạng dư thừa các vũ trụ, mà tất cả đều được tạo thành trong những sự kiện giống như Vụ Nổ Lớn, và tất cả đề có những định luật vật lý khác nhau.

Có thể do tình cờ mà một số vũ trụ trong đó được "tinh chỉnh" để thích nghi với sự tồn tại của sự sống, và nếu như chúng ta không phải là nằm trong một vũ trụ có khả năng duy trì sự sống đó, thì chúng ta đã không đặt câu hỏi về sự 'tinh chỉnh' bởi lẽ khi đó chúng ta đã không tồn tại. Tuy nhiên, các vũ trụ song song lại là một ý tưởng khá là mang tính suy đoán. Ít nhất ta có thể suy đoán rằng Vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ giả lập với các thông số đã được tinh chỉnh để tạo ra những kết quả thú vị như các vì sao, các dải ngân hà và con người.

Một số người đã chỉ ra những kết quả mâu thuẫn, kỳ quặc trong ngành vật lý hiện đại, và đó là những bằng chứng cho thấy có cái gì đó không ổn.

Cơ học lượng tử, một lý thuyết vật lý cơ học căn bản, đã nêu ra nhiều điểm mâu thuẫn. Chẳng hạn như cả vật chất và năng lượng có vẻ như đều là dạng hạt. Hơn nữa, có những giới hạn đối với với việc chúng ta quan sát Vũ trụ. Smoot cho rằng những đặc tính rắc rối của vật lý lượng tử chỉ là thứ mà chúng ta có thể nhận thấy trong một môi trường giả lập. Chúng giống như những điểm chấm trên màn hình khi ta nhìn quá sát.

Liệu có lý thể giải được sự tồn tại của Vũ trụ của chúng ta bằng các định luật, nguyên lý khoa học không?

Sự sống chỉ là sản phẩm của toán học?
Sự sống chỉ là sản phẩm của toán học?

Sự sống chỉ là sản phẩm của toán học?

Một số nhà vật lý học nói rằng cuối cùng thì thực tế có lẽ chẳng phải là gì hết ngoài toán học. Vũ trụ có vẻ như vận hành trên những đường toán học, giống như từ một chương trình máy tính. Max Tegmark từ Viện Công nghệ Massachusetts lập luận rằng đây chỉ là thứ mà chúng ta nhận được nếu như các định luật vật lý được dựa trên một thuật toán được điện toán hóa. Nếu như các trí tuệ siêu việt đang vận hành các môi trường giả lập của chính thế giới "thực sự" của họ, thì họ có thể phải dựa trên những nguyên tắc vật lý của chính vũ trụ mà họ đang tồn tại, giống như chúng ta phải tuân theo các nguyên tắc vật lý trong vũ trụ của chúng ta vậy. Trong trường hợp đó, lý do khiến vũ trụ của chúng ta là dạng thế giới hình thành từ toán học sẽ không phải là vì nó được vận hành trên một máy tính, mà bởi thế giới "thực sự" cũng tồn tại như vậy. Ngược lại, các môi trường giả lập không phải là được dựa trên các nguyên tắc toán học. Chẳng hạn như chúng có thể được dựng lên để hoạt động một cách ngẫu nhiên. Điều đó dẫn đến những kết quả mạch lạc hay không là điều chưa rõ ràng, nhưng vấn đề ở đây là chúng ta không thể dùng bản chất toán học của Vũ trụ để suy diễn ra bất kỳ điều gì về "thực tế". Tuy nhiên, dựa trên nghiên cứu riêng của mình về vật lý cơ bản, James Gates từ Đại học Maryland cho rằng có một lý do cụ thể để nghi ngờ rằng các định luật vật lý được định ra bởi một máy tính giả lập. Gates nghiên cứu vật chất ở mức các hạt hạ nguyên tử như quark, các cấu thành proton và neutron trong hạt nhân nguyên tử. Ông nói các định luật kiểm soát cách phản ứng của các hạt này hóa ra có các đặc tính giống với các mã code chỉnh sửa lỗi trong máy tính. Vậy có lẽ những định luật này thực sự là các mã code máy tính chăng? Có thể là vậy. Mà cũng có thể là cách diễn giải theo đó cho rằng các định luật vật lý này chính là các mã code chỉnh sửa sai sót chỉ là một ví dụ mới nhất về cách thức chúng ta thường áp dụng để diễn giải tính tự nhiên của nền tảng các công nghệ tân tiến của chúng ta. Đã từng có lúc các hệ thống cơ học theo lý thuyết của Newton dường như khiến cho Vũ trụ có thể được diễn giải là một cỗ máy cơ khí, và trong thuở bình minh của thời đại máy tính, di truyền học được coi là một dạng mã code kỹ thuật số với chức năng lưu trữ và thể hiện. Chúng ta có thể chỉ đơn thuần là đã lo lắng quá mức về các định luật vật lý mà thôi. Có vẻ như sẽ cực kỳ khó khăn, nếu không nói là không thể, trong việc tìm ra những bằng chứng thuyết phục cho thấy chúng ta đang sống trong một môi trường giả lập. Lý do là bởi nếu môi trường giả lập mà chúng ta đang tồn tại ở trong là hoàn hảo, không phạm phải lỗi sai sót nào, thì ta khó lòng thực hiện được một thử nghiệm cho kết quả ngược lại. Nhà vật lý thiên văn từng đoạt giải Nobel George Smoot cho rằng chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết được điều đó, đơn giản là bởi tâm trí của chúng ta không sẵn sàng để thực hiện nhiệm vụ đó. Sau hết, bạn thiết kế ra các mẫu trong một môi trường giả lập nhằm khiến nó hoạt động theo các quy tắc bạn đề ra chứ không phải để lật đổ bạn. Điều này có thể là giới hạn mà chúng ta không thể nghĩ cách để vượt ra khỏi giới hạn đó được. Tuy nhiên, có một lý do sâu sắc hơn về việc có lẽ vì sao mà chúng ta không nên lo lắng quá mức về ý nghĩ cho rằng chúng ta chỉ là những đối tượng bị điều khiển bởi một hệ thống máy tính khổng lồ. Vì đó là điều mà một số nhà vật lý học tin rằng nó chính là cách mà thế giới 'thật' tồn tại. Bản thân thuyết lượng tử đang ngày càng được diễn giải bằng các thuật ngữ tin học và máy tính. Một số nhà vật lý cảm giác rằng ở mức độ căn bản nhất thì thế giới tự nhiên không phải là thuần túy toán học mà là thuần túy thông tin: các bit, giống như các số 1 và số 0 của máy tính. Theo quan điểm này, tất cả những gì xảy ra, từ các hoạt động tương tác của các hạt căn bản trở đi, đều là một dạng điện toán hóa.
Sự sống chỉ là sản phẩm của toán học?
Sự sống chỉ là sản phẩm của toán học?

"Vũ trụ có thể được coi như một máy tính lượng tử khổng lồ," Seth Lloyd từ Viện Công nghệ Massachusetts nói. "Nếu nhìn vào 'phần ruột' của Vũ trụ - tức cấu trúc vật chất ở quy mô nhỏ nhất - thì phần này không có gì ngoài những bit [lượng tử] trong các hoạt động kỹ thuật số cục bộ." Đây chính là điểm trọng yếu. Nếu thực tế chỉ là thông tin, thì chúng ta không còn là 'thực' bất kể chúng ta có sống trong môi trường giả lập hay không. Bởi dù có thế nào đi chăng nữa thì rốt cuộc chúng ta cũng chỉ là những chuỗi thông tin.


Tiếp nữa, có gì khác nhau không giữa việc các thông tin được lập trình bởi thế giới tự nhiên hay bởi các đấng tạo hóa có trí tuệ siêu việt? Cũng thế thôi, chẳng có gì quan trọng nếu có sự khác biệt - ngoại trừ việc nếu không phải là chúng ta được thế giới tự nhiên sinh ra thì các đấng tạo hóa về mặt lý thuyết có thể can thiệp được vào môi trường giả định mà chúng ta đang tồn tại, thậm chí có thể 'tắt' nó đi. Chúng ta sẽ có cảm giác thế nào về chuyện đó?

Dù chúng ta đang sống thật hay sống ảo thì cũng 'hãy sống tốt'


Tegmark, nhà vũ trụ học vô cùng quan tâm tới khả năng này, cho rằng chúng ta tốt hơn cả là hãy bước ra và làm những điều thú vị với cuộc sống của mình, để đề phòng khả năng các đấng tạo hóa nhìn vào và thấy chán về những điều buồn tẻ mà chúng ta làm.
Sau hết, rõ ràng là có những lý do để người ta muốn có cuộc sống thú vị hơn thay vì bị xóa sổ. Nhưng nó lại vô tình phản bội một số vấn đề của nguyên lý tổng thể.
Ý tưởng cho rằng các đấng tạo hóa siêu nhiên nói rằng "À kìa, thứ này hoạt động dở quá - thôi thì cho nó nghỉ luôn rồi làm cái mới" là câu đùa khôi hài trong thuyết hình người. Giống như bình luận của Kurzweil về một dự án học đường, chuyện hài này tưởng tượng ra các 'đấng tạo hóa' của chúng ta là những bạn trẻ tuổi teen bồng bột với các bộ Xbox trong tay.
Việc thảo luận về ba khả năng mà Bostrom nêu ra liên quan tới thứ tương tự như thuyết duy ngã. Đó là một nỗ lực nhằm nói một cách sâu sắc về Vũ trụ bằng cách ngoại suy từ những gì mà nhân loại trong thế kỷ 21 đã biết.
Lập luận được đưa ra là: "Chúng ta làm ra các trò chơi điện toán. Hẳn là các sức mạnh siêu nhiên cũng làm được, chỉ có điều họ làm ở mức tuyệt hảo."
Trong nỗ lực tưởng tượng ra xem các trí tuệ siêu việt có thể làm gì, hay thậm chí các trí tuệ đó gồm những gì, chúng ta không có mấy lựa chọn ngoài việc phải bắt đầu từ chính chúng ta. Rõ ràng là không có chuyện tình cờ khi nhiều người ủng hộ ý tưởng về ''vũ trụ giả lập" thừa nhận rằng họ khi còn trẻ là các fan cuồng nhiệt của khoa học viễn tưởng. Điều này tạo cảm hứng khiến họ bay bổng trí tưởng tượng để nhìn vũ trụ từ khung cửa sổ của tàu không gian trong phim viễn tưởng.
Elon Musk hầu như chắc chắn không tự nhủ với bản thân rằng những người mà ông nhìn thấy xung quanh, gồm cả bạn bè và gia đình ông, chỉ là do máy tính tạo nên bằng những dòng dữ liệu được nhập vào hệ thống. Ông không làm vậy một phần bởi chuyện lưu giữ ý tưởng đó trong đầy một thời gian dài là điều không thể.
Quan trọng hơn nữa, chúng ta đều hiểu một cách sâu sắc rằng ý niệm về thực tế chỉ thực sự có giá trị khi đó là thực tế mà mà ta trải qua chứ không phải là thứ thế giới nào đó 'đứng đằng sau'. Tuy vậy, không có gì mới mẻ trong việc hỏi cái gì 'đứng đằng sau' vẻ bề ngoài và những cảm xúc mà chúng ta trải nghiệm. Các nhà triết học đã làm vậy trong hàng thế kỷ rồi.
Plato tự hỏi sẽ ra sao nếu thực tế mà chúng ta nhận được lại giống như bóng đen đổ lên những bức vách trong hang. Immanuel Kant khẳng định rằng trong lúc có thể có một số 'thứ ở bên trong chính nó' nằm dưới vẻ ngoài mà chúng ta nhìn thấy, nhưng chúng ta không bao giờ biết được thứ đó. René Descartes chấp nhận rằng 'Tôi nghĩ, cho nên tôi tồn tại', rằng khả năng suy nghĩ chính là tiêu chuẩn duy nhất để xác định việc chúng ta tồn tại.
Nhưng cho tới khi ta có thể chứng minh được rằng nêu ra được những khác biệt giữa những điều chúng ta trải nghiệm và những điều 'thực tế' dẫn đến sự khác biệt có thể thể hiện ra trong điều mà chúng ta có thể quan sát hoặc làm được, thì nó không làm thay đổi quan niệm của chúng ta về thực tế theo cách thức có ý nghĩa.
Tổng hợp và biên dịch từ: Philip Ball, BBC Earth
Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!
Sort Order:  

Hi! I am a robot. I just upvoted you! I found similar content that readers might be interested in:
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-earth-41514666