Thích chửi thề ư? Khẩu đức quyết định vận may, đừng nên nói những lời tạo thêm khẩu nghiệt

in wikitipz •  5 years ago 


Khẩu đức quyết định vận may. Nói lời phù hợp để tu dưỡng khẩu đức, tạo ra nhiều phước lành. Ngược lại, nói lời không phù hợp sẽ tạo ra nhiều khẩu nghiệt, tiêu tan hết phước lành của bản thân và những người xung quanh.

Người xưa nói: “Miệng có thể nói lời đẹp như hoa hồng, miệng cũng có thể nói lời độc như gai ma vương." hay "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Đó đều là những kinh nghiệm quý báu đã đúc kết qua thời gian.

Thích chửi thề ư? Khẩu đức quyết định vận may, đừng nên nói những điều tạo thêm khẩu nghiệt
Thích chửi thề ư?

Chợt nghĩ đến những người hay "nói tục", hoặc nhẹ nhàng hơn là những người hay chửi thề, không biết khi họ nói như vậy có cảm thấy khoan khoái hay không (có người nghe thấy vui tai, cũng có người cảm thấy khó chịu) nhưng chúng ta để ý lại thì thấy rất ít người thích chửi thề mà lại thành đạt và hạnh phúc dài lâu trong cuộc sống & ngược lại những người thành công trong cuộc sống thì ít khi nói tục, chửi thề.

Tại sao chúng ta thích chửi thề/ Thích nghe chửi thề?

Có rất nhiều lý do để chúng ta chửi thề, nhưng có 2 nhóm người sau sẽ rất thích chửi thề:

1) A cay, a cú với cuộc đời:

Kiểu như "cuộc đời bạc bẽo với mình", cảm giác lúc nào mình cũng gặp đen đủi hoặc những người xung quanh đối xử không tốt với mình => Chửi thề cho bõ tức, trả thù cuộc đời bạc bẽo. Thế nhưng chửi thề cũng không làm cho phần đời còn lại của ta gặp nhiều may mắn hơn và cũng không làm cho người khác đối xử với mình tốt hơn.

2) A dua a còng:

Người người, nhà nhà chửi thề. Như một xu hướng, phải chửi thề nghe nó mới có sức nặng, mới có điểm nhấn... =>> Mình cũng phải chửi thề cho bằng chúng bằng bạn.

Chẳng hạn như nói "anh yêu em" thì nghe có vẻ nhạt nhẽo nên phải nói theo kiểu chửi thề là "ôi dkm anh yêu em vãi cl " thì nghe nó mới có sức nặng, nghe mới sướng tai.

Đôi khi, chửi thề nghe cũng "vui tai", nó có thể giúp chúng ta xả xì trét, phần nào giảm căng thẳng trước những áp lực của cuộc sống, công việc...Tuy nhiên, đừng lạm dụng nó quá nhé.

Khẩu đức quyết định vận may, đừng nên nói những lời tạo thêm khẩu nghiệt

Đừng nói quá nhiều

1. Đừng nói quá nhiều

Con cóc, con ếch, cả ngày lẫn đêm đều kêu không ngừng, kêu đến khô mồm mỏi lưỡi, nhưng không có ai để tâm đến tiếng kêu của nó cả.

Sáng sớm nhìn thấy con gà trống đó, gáy đúng giờ vào lúc bình minh, trời đất đều chấn động (mọi người đều thức dậy sớm). Nói nhiều thì có ích lợi gì chứ? Chỉ có lời nói được nói ra trong tình huống hợp thời cơ mới có tác dụng thôi.

2. Đừng nói qua loa, dễ dãi

Đừng nên hứa dễ dàng. Nếu hứa rồi lại thay đổi, chi bằng đừng hứa. Nói lời hời hợt, qua loa dễ dãi chi bằng không nói.

3. Đừng nói lời kiêu căng, ngông cuồng

Ngông cuồng hay khiêm tốn, điều này trực tiếp liên quan đến họa-phúc của đời người. Cái mà con người thể hiện trước mặt người khác không gì khác là lời nói và hành vi, mà lời nói thì lại trực tiếp nhất, cho nên nói chuyện kỵ nhất là lời ngông cuồng. Cuồng gây chú ý, cuồng gây căm ghét, rất dễ gây ra chuyện tai họa.

Sơn Âm Kim thời nhà Thanh từng nói: “Làm người hành sự đừng ngông cuồng, họa phúc sâu dày tự gánh chịu”.

4. Đừng nói quá thẳng thừng

Không nên nói thẳng thừng mà không nghĩ đến hậu quả. Lời thẳng thắn, phải nói vòng vo một chút, lời nói lạnh lùng như băng, phải tăng thêm nhiệt khi nói, nghĩ đến sự tự tôn của người khác, đặt sự tự tôn của người khác lên vị trí số một.

Một lời nói thật thẳng thừng có thể giết chết người khác (chẳng hạn gặp một người yếu tim mà lại bất ngờ báo tin xấu). Một lời nói dối có thể lại cứu được hàng vạn mạng người. (Tuy nhiên, đừng nên lạm dụng)

5. Đừng nói lời cạn kiệt

Biết hết cũng không cần nói hết, chừa chút đường lui cho người khác, để chút khẩu đức cho chính mình.
Trách người không cần trách khắt khe, khoan dung với người khác một chút cũng chính là cho mình một phần linh động, một đường lui.

6. Đừng nói lộ bí mật

Đối với chuyện của người khác, tuyệt đối không được tiết lộ, đây là vấn đề nhân phẩm và nguyên tắc làm người, nó cũng dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Khi sự việc vẫn chưa thể chắc chắn, cũng không được nói những lời quả quyết, để tránh tạo ra ảnh hưởng không tốt, làm người khác cảm thấy phù phiếm và hà khắc.

Đừng nói lời ác độc

7. Đừng nói lời ác độc

Không nói những lời vô lễ và độc ác để làm tổn thương người khác.

Sự tổn thương bạn gây ra trong tâm gan người khác còn đau đớn hơn vạn lần vết thương gây ra trên thân thể.

8. Đừng nói xấu, bịa đặt

Đừng nói những lời chê bai, những lời không tốt sau lưng người khác gây ly gián, nghi kỵ.

Bịa đặt (nói dối) cho dù với mục đích tốt, giúp người thì cũng không nên lạm dụng. Nói dối vẫn là nói dối, nó sẽ dần dần tiêu tan khấu đức của bản thân mình

Tham khảo nguồn từ internet

Chúc các bạn luôn vui vẻ & thành công trong cuộc sống !

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!