Với dự định chuẩn bị cho con một con đường học vấn vững vàng, nhiều bậc phụ huynh có xu hướng chọn hình thức tiết kiệm, thông qua hai hình thức phổ biến là gửi tiền tiết kiệm hoặc mua bảo hiểm tích lũy giáo dục. Dù thế, vấn đề này hiện vẫn đang được họ đắn đo không biết đâu mới là phương thức hiệu quả nhất. Bài viết này sẽ giúp bạn thấu hiểu bản chất của mỗi loại hình, từ đó có đáp án cho câu hỏi trên.
1. Bảo hiểm tích lũy giáo dục là gì? Quyền lợi người tham gia nhận được
Bảo hiểm tích lũy giáo dục là sản phẩm được ra mắt nhằm giúp các bậc phụ huynh có thể bảo vệ con yêu trước mọi rủi ro, đồng thời tích lũy tài chính vững vàng bảo đảm cho tương lai học vấn của con. Bên cạnh đó, phạm vi bảo hiểm giáo dục tương đối rộng, có thể tham gia ngay từ khi bé còn sơ sinh tới đạt độ tuổi trưởng thành (0 - 17 tuổi).
Chưa hết, bên cạnh quyền lợi học vấn, bé còn nhận được các quyền lợi khác như:
- Quyền lợi nằm viện và được chăm sóc sức khỏe tốt nhất khi bố mẹ tham gia cùng các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ.
- Quyền lợi liên quan đến bệnh hiểm nghèo.
- Quyền lợi liên quan đến thương tật, thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc tử vong.
- Quyền lợi bảo tức (tức nhận lãi cuối hợp đồng) theo tình hình kinh doanh của công ty bảo hiểm.
Xem thêm vai trò của bảo hiểm giáo dục cho con: TẠI ĐÂY
2. Giải đáp “Nên gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm tích lũy giáo dục cho con là tốt nhất?”
Có thể thấy rằng, bản chất của tiền gửi tiết kiệm chỉ là tích lũy đơn thuần, nên không có tính bảo vệ. Mặt khác, bảo hiểm nhân thọ giáo dục đem đến một kế hoạch tích lũy có quy củ, được hưởng lãi suất, vừa thỏa mãn các nhu cầu khác của con người trong cuộc sống như: chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sinh mạng, dự phòng rủi ro tài chính…
Chính vì vậy, để quyết định nên mua bảo hiểm hay lập quỹ tiết kiệm, bạn cần xét đến điều mình muốn đạt được là gì? Liệu rằng bạn đang muốn tìm một kênh đầu tư sinh lời hay một phương án giúp con có một nguồn lực tài chính vững vàng, từ đó tiếp cận môi trường học tập tốt cũng như có thể theo đuổi học ngành con yêu thích trong tương lai?
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng không kém là khả năng tài chính của cả hai vợ chồng. Nếu nguồn thu nhập chưa ổn định, gửi tiết kiệm tại ngân hàng sẽ là sự lựa chọn phù hợp với bạn. Bởi lẽ, bạn có một khoản tiền để phòng thân và rút ra bất cứ lúc nào cần. Số tiền lãi định kỳ có thể góp một phần cho chi tiêu sinh hoạt của gia đình.
Thế nhưng, nếu thu nhập ổn định và ở mức tương đối cao, tham gia bảo hiểm là cách thức tối ưu, giúp con có “tấm khiên” phòng chắn trước những rủi ro trong cuộc sống. Đồng thời, cha mẹ cũng phần nào an tâm làm việc, chăm lo cho cuộc sống vì dù có bất kỳ tác động nào gây hại đến tài chính của gia đình thì con vẫn luôn có điểm tựa tài chính vững vàng để tiếp tục hoàn tất việc học tập.
Thông tin có thể bạn quan tâm:
Phụ huynh nên chọn sản phẩm bảo hiểm nào cho trẻ?
Có tốt không khi mua bảo hiểm sức khỏe cho con không?
3. Lưu ý cần biết khi mua bảo hiểm cho con
Chọn mua bảo hiểm cho con là đặt trọn niềm tin vào sản phẩm. Do thế đừng vội vàng đưa ra quyết định, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Ngoài hợp đồng bảo hiểm chính, nên tham gia thêm các sản phẩm bổ trợ nhằm gia tăng quyền lợi, để dù có chuyện gì xảy ra thì con trẻ vẫn được đảm bảo quyền lợi, vững tâm thực hiện mọi ước mơ, dự định.
- Cân nhắc gói bảo hiểm phù hợp với tình hình tài chính để tránh dừng hợp đồng giữa chừng làm mất đi hoàn toàn chi phí đã đóng hoặc hao hụt đi số tiền nhận lại.
- Lựa chọn công ty uy tín và có gói bảo hiểm thích hợp.
- Đọc kỹ hướng dẫn và điều khoản nêu trên hợp đồng trước khi đặt bút ký tên.
Có thể nói, quả là khó để lựa chọn nên gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm tích lũy giáo dục cho con, vì cả hai đều là những giải pháp giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính. Thế nhưng, bạn có thể kết hợp cùng lúc cả hai phương án nói trên bằng cách chia nửa tiền dùng gửi tiết kiệm và nửa còn lại dùng để tham gia bảo hiểm giáo dục cho con. Nhờ đó, bạn có thể vừa kết hợp được tất cả các ưu điểm, vừa bù đắp được những nhược điểm của hai cách thức gửi tiền này. Chúc bạn có lựa chọn đúng đắn nhất!
Nguồn tham khảo:
https://www.prudential.com.vn/vi/blog-nhip-song-khoe/co-nen-mua-bao-hiem-an-sinh-giao-duc-cho-con-khong/