Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một bệnh do virus thuộc nhóm Enterovirus. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể xảy ra ở các em bé lớn hơn và người trưởng thành. Bệnh thường bắt đầu bằng các dấu hiệu như sốt, chán ăn, viêm họng và với trẻ nhỏ thì quấy khóc do bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
Phác đồ điều trị tay chân miệng của Bộ y tế theo 4 cấp độ bệnh
- Độ 1:
+ Khi trẻ mới chỉ có các vết phổng, vết loét trong miệng và trên da
+ Có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở khi trẻ chỉ loét miệng, tổn thương da. - Độ 2 trẻ cần được điều trị tại tuyến y tế cơ sở.
Giai đoạn 2a: Trẻ có biểu hiện:
+ Giật mình < 2 lần trong vòng 30 phút và không có có biểu hiện giật mình lúc khám.
+ Sốt > 2 ngày hoặc sốt cao > 39°C
+ Trẻ nôn nhiều, tình thần không tỉnh táo, nhanh nhạy, thường xuyên quấy khóc vô cớ.
Giai đoạn 2b:
+ Trẻ bị giật mình ngay trong lúc khám.
+ Trẻ có biểu hiện ngủ gà, run chi hoặc yếu liệt chi, có biểu hiện của liệt dây thần kinh sọ
+ Sốt cao và không đáp ứng với các thuốc hạ sốt
- Độ 3 và độ 4, trẻ phải được điều trị tại các tuyến có trung tâm hồi sức tích cực.
+ Độ 3: trẻ có biểu hiện mạch nhanh >170 nhịp/phút. Huyết áp tăng, thở nhanh. Rối loạn tri giác và tăng trương lực các nhóm cơ.
+ Độ 4 khi có dấu hiệu: Sốc, tím tái, phù phổi cấp, ngưng thở hoặc thở nấc.
Với mỗi giai đoạn và cấp độ bệnh mà có sự lựa chọn về các tuyến điều trị. Với độ 1 trẻ có thể được khám và điều trị ngoại trú tại nhà. Độ 2 nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất, với mức độ này có thể điều trị tại bệnh tuyến huyện. Cấp độ 3 và 4 trẻ nên được điều trị tại các cơ sở y tế có trung tâm hồi sức tích cực như tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm siêu vi nhẹ dễ lây lan ở trẻ nhỏ - được đặc trưng bởi các vết loét ở miệng và phát ban ở tay chân. Bệnh phổ biến nhất là do coxsackievirus gây ra. Không có cách điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng. Nếu con bị nhiễm virus bố mẹ cần cho bé đến ngay các trung tâm y tế uy tín, nhận tư vấn điều trị cũng như sử dụng thuốc hiệu quả từ bác sĩ.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?
- Cách ly trẻ với những người xung quanh bởi bệnh có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với nước bọt, hắt hơi…
- Không cho con ăn những đồ cay nóng
- Hạn chế các loại thực phẩm có nhiều axit, trái cây như cam, chanh… chúng sẽ khiến các vết lở ở miệng, họng trẻ bị đau rát, khó chịu
- Không ép trẻ ăn bởi lúc này cơ thể trẻ đang rất mệt mỏi, sốt, đau rát ở cổ họng việc ép trẻ ăn dễ khiến trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi
- Không cho trẻ sử dụng đồ chơi chung với những đứa trẻ khác dễ làm phát tán mầm bệnh
Trẻ bị tay chân miệng nên làm gì? - Để trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trong môi trường thoáng, sạch sẽ, không ẩm mốc, bụi bẩn và tiếng ồn.
- Cho trẻ nghỉ học và thư giãn hoàn toàn trong quá trình phát bệnh và điều trị.
- Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ. Trẻ bị tay chân miệng không cần kiêng nước. Tuy nhiên khi tắm gội nên nhẹ nhàng tránh làm vỡ bọng nước gây đau rát cho trẻ. Có thể dùng các loại lá chè, lá chân vịt tắm cho trẻ.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Bạn cần chú ý vệ sinh bằng nước rửa tay diệt khuẩn trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi thay tã và giúp trẻ nhỏ ăn hay vui đùa. Không nên chạm tay bẩn vào bé, tránh tiếp xúc thân mật như hôn, ôm, chia sẻ cốc, dụng cụ ăn uống chung những người đang bị bệnh HFMD.
Khử trùng sạch sẽ các bề mặt và đồ vật trẻ thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, đồ chơi. Đặc biệt trong môi trường có người bị bệnh để phòng tránh lây nhiễm cho cả gia đình. Ngoài ra, một cách phòng tránh hiệu quả khác đó là liên tục theo dõi sát sao sinh hoạt của bé để phát hiện những dấu hiệu kịp thời, việc điều trị sớm giúp tăng khả năng khỏi bệnh và giảm các biến chứng nguy hiểm.
Nguồn tham khảo: Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị tay chân miệng
Có thể bạn quan tâm: Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng