Nội dung:
Châm ngôn có câu “ngòi bút có sức mạnh hơn hàng vạn gươm đao”.
Câu nói này vẫn luôn khiến tôi suy nghĩ. Tôi vẫn biết một thanh gươm ắt hẳn có sức mạnh hơn cả, và thậm chí trên khía cạnh ẩn dụ, thế giới này thay đổi phần nhiều cùng với vũ lực hơn là văn chương.
Thế nhưng, suy nghĩ của tôi dần thay đổi. Bản cáo bạch mà Satoshi viết dễ dàng chứng minh được giá trị của câu châm ngôn kia. Chỉ với vài trang, Satoshi đã truyền tải được một mô hình, hay một nền tảng tương lai cho hệ thống kinh tế và tiền tệ của thế giới. Mặc dù mô hình này vẫn chưa hoàn chỉnh, nhưng chúng ta có thể thấy nó đang hé mở dần ngay lúc này.
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nhân dịp kỉ niệm 10 năm này để nhắc nhở bản thân tại sao mô hình này lại có sức ảnh hưởng như vậy. Con người có khuynh hướng chán nản và mắc chứng tự ảo tưởng, và có lẽ chúng ta có thể nhìn nhận lịch sử như một quá trình mà con người đôi khi phát hiện ra và gạt bỏ sự tự huyễn hoặc mà bản thân họ tự tạo ra. Tác phẩm “Ngụ ngôn về cái hang” của Plato đã truyền đạt ý này một cách hùng hồn.
Chúng ta sống trong nhiều ảo tưởng và ít nhất một trong số đó là sự ảo tưởng trong suốt 100 năm qua về tiền pháp định. Tôi không hề cường điệu về việc này, tiền pháp định là loại gian lận đáng ghét nhất từng xảy ra với nhân loại.
Bạn thử suy nghĩ xem.
Tiền pháp định hoạt động như sau: một nhóm người (gọi là ngân hàng trung ương) lấy được đặc quyền (mà thực ra là sự ủy nhiệm) để quyết định thứ gì có giá trị nhất trong xã hội, loại hàng hóa có tính thanh khoản cao nhất và có thể trao đổi được: tiền. Họ có được quyền này thông qua sự kết hợp giữa chủ nghĩa cơ hội và sự thiếu hiểu biết – chủ nghĩa cơ hội từ phía lợi ích chính trị và tài chính để đặt mình vào vị trí quản lí việc tạo ra tiền tệ, và sự thiếu hiểu biết của số đông nhìn chung không biết nhiều về lĩnh vực tài chính.
Và bi kịch là ở chỗ, trong gian lận tiền pháp định kể trên, nạn nhân yêu cầu – thực sự họ khẩn khoản – để âm mưu này được thực hiện lên chính họ. Họ làm vậy vì lo sợ về hiểm họa tài chính. Họ làm vậy vì các vị lãnh đạo bảo họ rằng như vậy sẽ tốt cho họ. Họ làm vậy để có cảm giác an toàn, như thể một đứa trẻ được bọc trong chiếc chăn vậy. Franklin vẫn thường được nhắc đến là người lên án “những kẻ hi sinh tự do để đổi lấy sự an toàn”, nhưng lại mất đi tinh thần cách mạng đó. Ngày nay nhóm người này gần như bao gồm toàn bộ dân số.
Và quả thật, một khi một bộ phận đủ lớn người dân bắt đầu yêu cầu những người hiểu biết hơn kiểm soát và công bố thay họ hệ thống giá trị, nó sẽ được thể chế hóa, và tình trạng ép buộc sau đó sẽ dễ dàng được đưa ra để thực thi và duy trì hệ thống. Những ai không tuân theo công bố này sẽ bị trừng phạt – tài sản của họ bị đánh cắp thời gian của họ bị đánh cắp, hoặc nghiêm trọng hơn, cuộc sống của họ sẽ bị đánh cắp. Thanh gươm được sử dụng, dường như trong những trường hợp này lại mạnh hơn rất nhiều so với ngòi bút. Nó được công chúng hoan nghênh, gây áp lực để thực hiện và thực thi bộ máy của tiền pháp định. Cùng với sự kết hợp hỗ trợ của công chúng ở trước và thanh gươm cưỡng chế từ sau, cả nhân loại quỳ rạp xuống trước hàng rào chắn.
Trong hệ thống pháp định, một phần tài sản của mỗi người đàn ông, phụ nữ, và đứa trẻ đều bị lấy đi – bị đánh cắp – mỗi năm. Phần tài sản này chỉ vài phần trăm, không tệ đến mức cảm thấy như bị cầm tù, đặc biệt là mánh khóe bẩn thiểu sử dụng yếu tố lạm phát để tăng mức giá cả, thay vì làm giảm số dư ngân hàng. Mặc dù hai cách này tương tự như về ý nghĩa toán học, thường thì số đông dễ nhận thức được trường hợp thứ hai, nhưng lại chưa tới 1% nhận ra được trường hợp đầu tiên.
Tại sao giá bánh mì lại tăng hàng năm?
Lí do không phải vì sự tham lam của người làm bánh tăng 3% mỗi năm. Thông qua sự truyền dẫn của sự giàu có này, những “người đầy tớ nhân dân” được chỉ định đưa ra quyết định và phân bổ các nguồn lực không thuộc về họ, và trong tình huống tốt nhất, điều này dẫn đến sự liều lĩnh (chi tiêu của chính phủ tăng liên tục), và trong trường hợp xấu nhất, điều này giúp cho sự tàn phá và bóng tối của chiến tranh được chi trả - một phần – bằng cách sử dụng chiêu trò lạm phát tiền pháp định.
Như Ron Paul đã nhận xét về thế kỉ 20: “Không phải ngẫu nhiên mà thế kỉ của chiến tranh lại trùng hợp với thế kỉ của ngân hàng trung ương.” Nếu giải thích một cách chính xác, thì tiền pháp định như sợi dây kẽm gai buộc quanh cổ người dân, đâm vào chỉ đủ để cho loại máu nào không gây chết người chảy ra, và đủ chặt để nhắc nhở nạn nhân không chạy quá nhanh theo bất kì hướng nào khác. Nếu đến một lúc nào đó mà sợi dây đó bị đứt, khi mà ảo tưởng này bị phá bỏ, thì không chỉ với một hay một vài người, mà đối với tất thảy mọi người, đó sẽ là một trong những giây phút đáng giá nhất trong lịch sử loài người.
Bitcoin chính là viễn cảnh của giây phút đó.
Chính vì giây phút này bản cáo bạch của Satoshi đã thúc ép nhiều người trong chúng ta. Theo tôi nhìn nhận, mục tiêu cốt lõi của đồng Bitcoin là nhằm chấm dứt hệ thống tiền pháp định toàn cầu mà chúng ta đang tự bó buộc bản thân vào đó, để kết thúc sự ảo tưởng này, và đồng Bitcoin có thể làm như vậy bằng cách cung cấp một giải pháp mở và không thể ngăn chăn được để thay thế, bằng cách soi sáng một con đường thoát khỏi hang tối. Bitcoin tồn tại để tách biệt bản chất của giá trị ra khỏi bất kì người hay nhóm người nào. Bằng cách đó, khả năng kiểm soát hay thao túng tiền tệ - nói cách khác, kiểm soát và thao túng một lượng lớn người không ngừng theo đuổi nó, sẽ được suy giảm đáng kể. Nó làm giảm sức ảnh hưởng của bất kì nhóm người nào có tham vọng, và chắn chắn nhờ vậy sẽ làm thuyên giảm tham nhũng.
Điều này được bắt đầu bằng vài trang văn bản một thập kỉ trước, và bây giờ dần hé mở mà không cần ai dẫn dắt, nhưng hàng triệu người đã được nó truyền cảm hứng. Bây giờ điều này đang xảy ra như một lẽ tất yếu, không thể kiểm soát được và cùng nhịp với thị trường, phát triển theo đà và hiệu quả mỗi năm qua. Mặc dù phát triển theo hướng phí tập trung, đồng Bitcoin vẫn phát ra một lực hấp dẫn về tài chính không cưỡng được, kéo theo đó là con người, tài nguyên, công nghệ và năng lượng. Khi đồng tiền này lớn mạnh, những ai còn nghi ngờ về nó đều bị khuất phục, lúc đầu là những người viết mất mã đang vật lộn vì tính bảo mật trong tài chính và truyền thông nhiều thập kỉ qua, tiếp đến là nhà tài chính và tiếp thị, và luật sư, nhà văn, doanh nhân và nghệ sĩ. Và vâng, cũng như những sự bùng nổ khác, nó cũng kéo theo cả những kẻ lừa đảo và những nhà thuyết giáo hời hợt.
Tầm với của Bitcoin bây giờ còn vượt ra cả nhân loại, vì chính các chính trị gia cũng ngày càng bị lôi kéo vào đó, và hầu hết đều đang yên ổn với đồng Ripple.
Dẫu cho còn nhiều nghi ngờ, các nguyên tắc cơ bản của đồng tiền điện tử đều vững vàng. Công nghệ của nó hoạt động hiệu quả: trong nhiều năm qua Bitcoin hoạt động chính xác, phát triển nhanh mặc cho những thế lực thù địch, sản sinh ra vô số đồng tiền khác, từ cạnh tranh tới tương hỗ. Làm thế nào để người ta đánh bại được một con Hydra không những có nhiều đầu, mà còn có nhiều cơ quan độc lập?
Đối với những người trong chúng ta đang cùng trên biên giới với nó, tôi nghĩ thậm chí ngay cả chúng ta cũng không hiểu được sức mạnh và quán tính đang mở ra trước mắt. Khả năng dịch chuyển giá trị xuyên Trái Đất không ngừng nghỉ đã quá thời. Đây là thứ sức mạnh lẽ ra đã nên xuất hiện từ thưở sơ khai của viễn thông, nhưng lại bị kiểm duyệt khi con người vẫn đang trong cơn sốt tiền pháp định.
Sức mạnh của những giao dịch toàn cầu này được cho là sự mở rộng tất yếu của ngòi bút đã hình thành nó. Tất cả những gì đã diễn ra hình thành từ hệ quả vật lí của việc xuất bản vài trang giấy. Vậy sức mạnh này đã lớn mạnh như thế nào?
Mười năm đã qua và Bitcoin khó có thể thành công hơn nữa – quả thực kể từ khi hình thành, Bitcoin là đồng tiền thành công nhất từ trước tới nay. Nó đã phủ định toàn bộ lý thuyết kinh tế và cả những người thi hành cũ mèm của mớ lý thuyết đó. Bitcoin đã tăng gấp 10,000 lần mà không cần một ông vua nào chỉ định hay một ông chủ ngân hàng nào ban phước. Pau Krugman – người từng đoạt giải Nobel, vẫn kịch liệt nên án nó. Có chăng đó chính là nguồn sức mạnh vô biên của nó?
Bất chấp mọi sự lên án của các chuyên gia, Bitcoin vẫn là bằng chứng vững vàng rằng một đồng tiền có thể xuất hiện thông qua các lực lượng thị trường phi tập trung, không có điều kiện tiên quyết về thể chế, và không có lệnh pháp định. Bitcoin ắt hẳn tối thiểu cũng là một trong những hiện tượng hấp dẫn nhất từng xảy ra.
Vì vậy, sau 10 năm, dù chỉ bắt đầu từ con số 0, chỉ là những lời lẽ được viết ra trên giấy, rồi được mã hóa, Bitcoin là bằng chứng về quyền năng vô hạn của ngòi bút, và là bằng chứng về sự ngây ngô của chính tôi về chủ đề thanh gươm – ngòi bút. Cùng với sự may mắn và kiên trì, hay có lẽ là điều tất yếu, chúng ta, thực sự là tất cả chúng ta, có thể nắm bắt được hiện tượng này ngay lúc này và thoát khỏi một sự ảo tưởng mới, thoát khỏi một trong những hang động tối tăm nhất mà con người từng va phải.
Vượt trên cả sự đầu cơ và sự hoài nghi vô tận, đi qua tất thảy sự hỗn độn của sự mới mẻ và sự phấn chấn nhờ vào thành công, 10 năm qua và ít nhất 10 năm tiếp theo, chúng ta không được quên tại sao chúng ta lại bắt đầu.