Cách đặt các điện cực ghi điện tâm đồ

in bme •  6 years ago 

*Thao tác gắn các chuyển đạo ngoại biên:
Cần gắn vào cổ 4 chi theo đúng vị trí như sau:

– Kẹp màu đỏ: Vào tay phải

– Kẹp màu đen: Vào chân phải

– Kẹp màu xanh dương: Vào tay trái

– Kẹp màu xanh lá: Vào chân trái

  • Thao tác gắn điện cực chuyển đạo trước tim
    Chú ý: Trước khi gắn cần thoa 1 ít gel lên da, cần gắn chặt không để hở đúng theo thứ tự màu sắc như sau:

– V1 (màu Đỏ): Gắn ở liên sườn 4, phía cạnh phải xương ức.

– V2 (màu Vàng): Gắn ở liên sườn 4, phía cạnh trái xương ức.

– V4 (màu Nâu): Gắn ở giao điểm của đường trung đòn trái với liên sườn 5.

– V3 (màu Xanh): Gắn ở điểm giữa khoảng cách V2 và V4.

– V5 (màu Đen): Gắn ởgiao điểm của đường nách trước trái với đường ngang đi qua V4.

– V6 (màu Tím): Gắn ở giao điểm của đường nách giữa trái với đường ngang đi qua V4.

*Chuẩn hoá
Thời gian: Người ta in sẵn giấy những dòng kẻ dọc cách nhau 1mm

  • Với tốc độ chạy giấy 25mm/s thì mỗi ô 1mm có giá trị 0,04s
  • Với tốc độ 50mm/s thì mỗi ô 1mm có giá trị 0,02s
    Thường vận tốc là 25mm/s
    Biên độ: 10 ô ngang=10mm=1mV và như vậy mỗi ô 1mm tương ứng với 0,1mV

*Các chuyển đạo

  • Chuyển đạo chi: DI, DII, DIII, aVR, aVL, aVF
  • Chuyển đạo ngực: V1, V2, V3, V4, V5, V6
  • Các chuyển đạo khác: V3R, V4R, V7, V8, V9
  • Vị trí mắc các chuyển đạo trước tim:
    Vị trí các chuyển đạo trước tim
    V1: Khoang liên sườn 4 cạnh ức phải
    V2: Khoang liên sườn 4 cạnh ức trái
    V3: Điểm giữa đường nối giữa V2 và V4
    V4: Giao đỉem của đường giữa dòn trái với đường ngang qua mỏm tim
    V5: Giao điểm đường nách trước và đường ngang qua V4
    V6: Giao điểm của đường nách giữa với đường ngang qua V4, V5
    V7: ở liên sườn 5 trên đường nách sau
    V8: giữa đường xương vai
    V9: cạnh đường liên gai sống trái
    V4R: đường giữa đòn phải ở khoang gia sường 5
    V3R: ở giữa V1 và V4R
    V5R: giao điểm của đường nách trước bên phải với đường ngang qua V4R

Cách mắc điện cực để ghi dòng điện hoạt động của tim gọi là đạotrình hay đạo trình điện tâm đồ là điểm đặt để đo sự chênh lệch điện thế giữa 2 điểm trên cơ thể
*Cách mắc 12 đạo trình:
Có 12 đạo trình chính (D1,D2, D3, aVR, aVL, aVF, V1, V2, V3, V4, V5, V6), ngoài ra còn có một số đạo trình ít sử dụng, chỉ được ghi khi có chỉ định cần thiết

3 chuyển đạo mẫu:

D1: - tay phải, + tay trái nhìn thấy nt và đỉnh của tt

D2:- tay phải, + chân trái =>mỏm tim

D3: - tay trái, + chân trái=>phần dưới np và 1 phần tp

3 chuyển đạo đơn cực:

aVR: cổ tay phải vs cực trung tâm CT: thu điện thế ở mé bên phải và đáy tim

aVL: cổ tay trái vs cực trung tâm CT: thu điện thế phía TT

aVF: cổ chân trái vs cực trung tâm CT : chuyển đạo độc nhất thấy đc thành sau đáy tim.

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!