Những sự thật lầm tưởng về Fintech thường thấy của Pub

in fintech •  4 years ago  (edited)

Publisher hay nghĩ “Fintech” chỉ là các khoản vay ngang hàng, vay tiêu dùng, vay cầm đồ, vay thế chấp

Nhưng sự thật thì sao nhỉ ???

image.png

Sự thật về ngách Fintech tại Việt Nam

Không dừng lại ở các khoản vay ngang hàng: P2P lending, ngoài ra Fintech tại Việt Nam còn có các lĩnh vực sau:

- Trung gian thanh toán (ví điện tử),

- Tài chính cá nhân,

- Cho vay ngang hàng (p2p lending),

- Công nghệ bảo hiểm,

- Ngân hàng số,

- Điểm tín dụng,

- Gọi vốn cộng đồng,…

Trong đó, 2 lĩnh vực lớn mạnh nhất là Ví điện tử và Cho vay ngang hàng với số lượng thành viên lần lượt là 28 (được cấp phép, trừ NAPAS) và hơn 70 (không chính thức). (thống kê tháng 1/2020). Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại vẫn đi sau các nước trong khu vực Đông Nam Á với độ phủ của các dịch vụ tài chính - ngân hàng chính thức.

Nhưng hiện tại trên hệ thống MasOffer đang có mặt các sản phẩm như anh em đã thấy:

  1. Vay ngang hàng: vay tiêu dùng, vay thế chấp, vay tín chấp: Avay, F88, Tima, Cash24, Vay Vnđ, Moneycat, ATM Online, Uniloan, Vamo, UOB
  2. Mở thẻ ngân hàng: thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng: OCB, VP Bank,..
  3. Ứng dụng Ví điện tử: Smartpay
  4. Ứng dụng Internet Banking: MB Bank
  5. Bảo hiểm: Vietinbank

Thời điểm này tiếp thị liên kết (affiliate marketing) các sản phẩm công nghệ tài chính này còn gặp nhiều khó khăn vì thói quen và hành vi tiêu dùng của người Việt đối với các sản phẩm trên trong giai đoạn thâm nhập và phát triển, anh em pub cố gắng tìm ra insight khách hàng và tối ưu hóa các cách, các bước tiếp thị trên các nền tảng online nhé!

Những dấu hiệu tăng trưởng đáng mừng trong năm nay 2020

5 công ty Fintech Việt Nam nằm trong nhóm tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020: 5 công ty công nghệ tài chính của Việt Nam trong danh sách gồm Payoo, Moca, Momo, Tima và ZaloPay. 4 trong số 5 công ty sở hữu ví điện tử. Trong số họ, Moca, Momo và ZaloPay chiếm tới hơn 90% thị phần ví điện tử tại thị trường Việt Nam.

Ngoài việc ghi nhận về nhận định và hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các ví điện tử phổ biến trên thị trường hiện được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ, thanh toán dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe công nghệ.

Còn theo thống kê của Crowdfundinsider, các công ty công nghệ tài chính (fintech) Việt Nam đang đi nhanh so với khu vực. Cụ thể, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, các fintech Việt Nam nhận về 410 triệu USD vốn đầu tư. Số vốn này tương đương 36% tổng lượng đầu tư vào thị trường Đông Nam Á.

Tổ chức này đánh giá, giai đoạn 2019 - 2020 là năm "vàng" với giới khởi nghiệp Việt Nam nói chung, và mảng fintech nói riêng. Nhất là khi tổng vốn đầu tư vào fintech Việt Nam tăng từ tỷ trọng 0,4% toàn khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái, lên 36% trong năm nay.

Xu hướng trong những năm sắp tới tại Việt Nam?

NHNN cho biết, dự kiến từ năm 2021 sẽ chính thức tiến hành tiếp nhận hồ sơ và chấp thuận cho các ngân hàng, công ty cung ứng giải pháp Fintech tham gia Cơ chế thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.

Theo Dự thảo Nghị định đang được xây dựng, các lĩnh vực Fintech được tham gia Cơ chế thử nghiệm Fintech bao gồm Thanh toán, Tín dụng, Cho vay ngang hàng (P2P Lending), Hỗ trợ định danh khách hàng, Giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), Các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như Blockchain, Các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động ngân hàng (chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn…)

Thời gian thử nghiệm các giải pháp Fintech là 1-2 năm tùy từng giải pháp và lĩnh vực cụ thể, tính từ thời điểm được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thử nghiệm.

Tùy thuộc vào các giải pháp Fintech cụ thể, NHNN sẽ thảo luận với tổ chức tham gia thử nghiệm để quyết định phạm vi cho hoạt động của các giải pháp, bao gồm đồng thời hoặc 1 trong 3 yếu tố: về địa lý, về hạn mức giao dịch và về số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ.

Kết thúc thời gian thử nghiệm, các tổ chức tham gia thử nghiệm phải xây dựng báo cáo tổng kết, bao gồm các thông tin: sản phẩm đầu ra thử nghiệm, các chỉ số đánh giá thử nghiệm về thành công hay thất bại của giải pháp và kết quả thử nghiệm; các báo cáo sự cố và giải quyết khiếu nại của khách hàng và bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thử nghiệm.

NHNN căn cứ trên báo cáo tổng kết và quá trình giám sát trình Thủ tướng phương án xử lý tiếp theo, gồm: dừng thử nghiệm, chứng nhận hoàn thành thử nghiệm hoặc gia hạn thử nghiệm.

Như vậy, sẽ có nhiều chiến dịch về cho anh em đẩy trong thời gian sắp tới, anh em tìm thêm nhiều kênh digital marketing để tiếp cận nhiều khách hàng và chốt đơn các sản phẩm Fintech nhé!

Publisher nên chuẩn bị những gì để kiếm thêm thu nhập từ ngách Fintech này qua hình thức Affiliate Marketing?

Trong môi trường khắc nghiệt hiện nay của các sản phẩm Fintech (cụ thể là sản phẩm cho vay trong thời điểm hiện tại), cộng với các áp lực về số lượng anh em pub gia nhập ngành ngày càng nhiều thì anh em nên làm gì tiếp theo:

Học, học nữa, học mãi

Học từ những bước cơ bản nhất: Seeding, tạo Fanpage, Chatbot, Group để tiếp cận khách hàng trên nền tảng Facebook

Lập Group ở các nền tảng khác nhau: Zalo, Facebook, Linkedin, Skype, Telegram, Viber,... rất nhiều nền tảng khác nhau có chứa khách hàng tiềm năng của bạn, có nhu cầu sử dụng sản phẩm Fintech

Bỏ vốn đầu tư chạy Ads: Google, Facebook, Youtube, Instagram, để tiếp cận khách hàng nhiều hơn

Đầu tư dài hạn thì có thể làm SEO Website, SEO Youtube,... cách này kỳ công nhưng khá bền vững (cũng không nói trước được việc gì khi mà các ông lớn điều chỉnh thuật toán ngẫu nhiên như mùa “RỤNG DÂU” làm bao anh em điêu đứng)

Còn rất nhiều hình thức Digital Marketing khác anh em có thể thử nghiệm với lĩnh vực Fintech này .

Xem thêm: Trọn bộ các khóa học miễn phí về kiếm tiền online, kinh doanh online, tiếp thị online .. của KTCity

Nguồn: MasOffer Fintech

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!