Thông thường gai cột sống mọc ở vị trí cạnh hoặc là phía trước của cột sống. Gai không cọ vào các dây thần kinh hay tủy sống ở phía sau. Chính vì lẽ đó mà bệnh gai cột sống ít gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nhưng đôi khi có thể xảy ra những trường hợp như gai gãy. Mảnh gãy sẽ chạy vào giữa của những khớp xương. Gây nên cảm giác khó chịu khi co duỗi các khớp. Hoặc gây mất cảm giác ở tay chân nếu như gai đè vào rễ thần kinh.
Chính vì thế, khi phát hiện mình bị gai cột sống thì tốt nhất là phải đi chữa trị trong thời gian sớm nhất. Tránh để lâu sẽ gây nên hậu quả đáng tiếc và những biến chứng khó lường.
Khi bị gai cột sống, người bệnh có thể áp dụng điều trị bằng nhiều phương pháp. Như sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ hoặc dùng những dụng cụ để nâng đỡ… để giảm bớt áp lực lên các đốt sống. Hoặc cũng có thể áp dụng bài thuốc chữa gai cột sống bằng ngải cứu để chữa trị ngay tại nhà.
Trong trường hợp gai bị chèn ép vào tủy, gây ra hẹp ống tủy hay chèn ép vào dây thần kinh. Gây ra tê chân tay hay tiểu tiện mất kiểm soát. Người bệnh cần phải thực hiện phẫu thuật. Nhưng nhiều trường hợp, sau khi phẫu thuật xong thì gai vẫn tái phát, mọc lại ở vị trí cũ.
Nguồn: https://anduoc.com/tim-hieu-day-du-benh-gai-cot-song-co-nguy-hiem-khong.html