Cách phân bổ ngân sách chạy Google Ads

in googleads •  2 months ago 

Quảng cáo trên Online đã không còn đơn thuần chỉ là một phần của chiến lược marketing nữa, mà bây giờ còn đóng vai trò cốt lõi trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng và tiếp cận đến tệp khách hàng tiềm năng. Trong số các nền tảng quảng cáo hiện nay, Google Ads (quảng cáo Google) đã khẳng định vị thế là một công cụ hàng đầu nhờ khả năng tiếp cận hàng triệu người dùng mỗi ngày chỉ với những từ khóa. Tuy nhiên, để khai thác được tối đa tiềm năng của hình thức này, một trong những yếu tố then chốt là phân bổ ngân sách một cách thông minh, hợp lý và đúng thời điểm.

Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những bí quyết giúp tối ưu hóa ngân sách quảng cáo Google hiệu quả nhất, mang lại ROI (Return of Investment) - lợi nhuận cao và phù hợp với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

01. Mục tiêu chiến dịch rõ ràng

Bước đầu tiên của mọi chiến dịch từ kinh doanh cho đến Marketing, truyền thông đều phải bắt đầu từ mục tiêu cụ thể. Và Google Ads cũng không phải ngoại lệ. Trước khi bắt đầu phân bổ ngân sách, bạn cần xác định rõ mục tiêu của chiến dịch quảng cáo này là gì. Đó có thể là tăng Traffic (lượt truy cập website), Subscribers (tăng số lượng đăng ký), hay Revenue (tăng doanh số bán hàng). Và hãy lưu ý rằng mỗi mục tiêu sẽ yêu cầu một chiến lược phân bổ ngân sách khác nhau tùy thuộc vào tình hình hiện tại của đơn vị vận hành chiến dịch.

02. Nghiên cứu từ khóa và các đối thủ cạnh tranh

Để tối ưu hóa được hiệu quả của ngân sách để đồng thời cả hiệu suất quảng cáo thì giai đoạn nghiên cứu từ khóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì bản chất của nền tảng Google là bạn phải điền những từ khóa bạn muốn xuất hiện những kết quả liên quan dựa trên từ khóa đó. Nên bạn không chỉ phải lựa chọn những từ khóa liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, mà còn phải xem xét mức độ cạnh tranh của chúng thông qua những công cụ chuyên dụng.

Ngoài ra, việc phân tích chiến lược quảng cáo của đối thủ cạnh tranh cũng cung cấp thông tin rất giá trị về thị trường hiện tại. Bằng việc hiểu rõ cách đối thủ phân bổ ngân sách, từ khóa, mục tiêu và đối tượng mục tiêu của họ, bạn sẽ dễ dàng đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn.

03. Phân bổ ngân sách theo chiến dịch

Việc chia nhỏ ngân sách tổng thành các ngân sách nhỏ phù hợp cho từng chiến dịch cụ thể sẽ giúp bạn kiểm soát chi phí một cách linh hoạt và tập trung vào những giai đoạn có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao nhất. Thay vì dàn trải đều ngân sách cho các giai đoạn, bạn nên ưu tiên các giai đoạn có hiệu suất tốt, mang đến kết quả, giúp tối ưu hóa ngân sách cho những hoạt động thực sự hiệu quả. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thường xuyên tracking để nắm bắt những chiến dịch đang "lãng phí" tài nguyên và chuyển hướng cho những khâu đáng đầu tư hơn.

04. Sử dụng tính năng đặt giá thầu tự động

Một trong những lợi thế lớn của Google Ads so với các hình thức quảng cáo khác là các tính năng đặt giá thầu tự động. Đây là một công cụ rất hữu ích cho những ai chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc không muốn phải can thiệp thủ công liên tục. Thay vì bạn phải tự điều chỉnh số tiền trả cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo (còn gọi là giá thầu), Google Ads sẽ tự động thực hiện điều đó dựa trên các tiêu chí mà bạn đề ra.

  • Target CPA (Cost Per Action): Google sẽ tối ưu hóa giá thầu để đạt được một chi phí trung bình cho mỗi hành động (mua hàng, đăng ký...) mà bạn mong muốn người dùng sẽ làm.
    VD: Bạn muốn trả 100,000VNĐ cho mỗi lần người dùng mua sản phẩm của bạn, Google sẽ tự động điều chỉnh giá thầu để hướng tới mức chi phí đó.
  • Target ROAS (Return On Ad Spend): Bạn có thể đặt một tỷ lệ lợi nhuận mong muốn trên chi phí của một quảng cáo và Google sẽ dựa vào đó mà tối ưu cho bạn.
    VD: 100,000VNĐ lợi nhuận cho mỗi 25,000VNĐ chi tiêu vào quảng cáo, và Google sẽ đặt giá thầu sao cho đạt được tỷ lệ này.
  • Maximize Clicks: Google sẽ tự động đặt giá thầu để bạn nhận được nhiều lượt nhấp nhất trong phạm vi ngân sách của mình. Nếu mục tiêu của bạn là tăng traffic (lượt truy cập website) thì đây là cách tốt nhất để bạn đạt được mục tiêu của mình.
  • Maximize Conversions: Google sẽ tối ưu hóa giá thầu để đạt được nhiều lượt chuyển đổi (như mua hàng, đăng ký) nhất trong ngân sách cho phép.
  • Maximize Conversion Value: Tính năng này giúp tối ưu hóa giá trị của mỗi lượt chuyển đổi, tức là bạn không chỉ muốn nhiều lượt chuyển đổi mà còn mong muốn giá trị của những lượt chuyển đổi đó cao hơn mà chi phí bỏ ra vẫn nằm trong mức phù hợp nhất, tránh những trường hợp cố gắng tăng chi phí quảng cáo để thu về nhiều lượt chuyển đổi, đó vẫn chưa phải là tối ưu.

05. Theo dõi và điều chỉnh liên tục

Bất cứ chiến dịch, chiến lược quảng cáo/marketing nào ngay cả những chiến lược tốt nhất cũng cần phải được theo dõi sát sao và điều chỉnh tối ưu hóa sao cho tốt hơn trong quá trình thực hiện. Việc theo dõi sát sao hiệu suất của từng chiến dịch không chỉ giúp bạn nhanh chóng phát hiện những vấn đề tiềm ẩn mà còn cho phép bạn điều chỉnh ngân sách một cách linh hoạt. Nếu một chiến dịch không mang lại kết quả như mong đợi, hãy tạm dừng ngay và phân bổ lại nguồn lực cho những chiến dịch có hiệu quả cao hơn. Đừng cố đấm ăn xôi để rồi ném tiền ra ngoài cửa số dẫn đến những kết quả đáng tiếc không mong muốn.

06. Tận dụng công cụ phân tích

Google Ads cung cấp vô số dữ liệu về hiệu suất trong thời gian diễn ra và kết thúc của chiến dịch, nhưng để phân tích đúng và khai thác chúng một cách tối đa, bạn cần tích hợp với các công cụ phân tích khác như Google Analytics, Google Search Console, SEMrush, Ahrefs,.... Những dữ liệu này không chỉ cho thấy bức tranh tổng thể về hiệu suất toàn chiến dịch, mà còn cung cấp chi tiết về từng từ khóa, những từ khóa nào đang tốt, Google đang đẩy những xu hướng bài viết, từ khóa như nào,.... Những thông tin sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định phân bổ ngân sách dựa trên con số thực tế thay vì cảm tính.

07. Cân nhắc yếu tố thời gian

Thời gian là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quảng cáo. Không phải lúc nào quảng cáo cũng đạt hiệu suất cao như nhau. Bạn có thể tối ưu hóa ngân sách theo khung giờ hoặc ngày trong tuần mà khách hàng tiềm năng có khả năng tương tác cao nhất. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm ngân sách mà còn tăng cường hiệu quả tiếp cận.

Trong khi tập trung vào Google Ads, đừng quên rằng có nhiều nền tảng quảng cáo khác cũng rất hiệu quả. Ví dụ, bạn có thể tìm hiểu Facebook ads là gì với ACCESSTRADE để mở rộng chiến lược marketing của mình. ACCESSTRADE cung cấp các giải pháp tiếp thị liên kết giúp bạn tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên nhiều nền tảng khác nhau.

KẾT LUẬN

Việc phân bổ ngân sách chạy Google Ads đòi hỏi rất khắt khe về kiến thức chuyên môn, sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về ngành/lĩnh vực bạn đang thực hiện, theo dõi liên tục và sẵn sàng điều chỉnh cũng như ngừng chiến dịch dựa trên hiệu quả thấy được. Bằng cách áp dụng những nguyên tắc trên, bạn có thể tối ưu hóa ngân sách quảng cáo và đạt được hiệu quả tốt nhất có thể cho chiến dịch marketing của mình.

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!