Bệnh sởi ở trẻ: dấu hiệu và cách điều trị

in hapacol •  5 years ago  (edited)

Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính.Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…

Nguyên nhân gây bệnh sởi

Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện.

Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại…Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh.

Khi vào cơ thể, siêu vi sởi thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da. Bệnh rất nặng nếu bệnh nhân bị thiếu vitamin A, một điều dễ thấy ở những nước kém phát triển, do người dân thiếu ăn.

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ

Bệnh sởi thường diễn biến theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh.

Giai đoạn này thường kéo dài 1 đến 2 tuần, bệnh nhân không có biểu hiện gì cho dù đã nhiễm phải virus sởi.

Giai đoạn 2: Giai đoạn bệnh xuất hiện những biểu hiện bệnh lý.

Giai đoạn này có thể kéo dài 5 ngày đến 2 tuần, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sốt, đầu, đặc biệt nước mắt và nước mũi sẽ xuất tiết nhiều hơn, mắt đỏ…bệnh nhân có thể nhầm với bệnh cảm thông thường.

Giai đoạn 3: Giai đoạn phát ban, sốt cao và kết thúc bệnh lý.

Bệnh nhân có thể sốt ở nhiệt độ 39 độ, đặc biệt ở trẻ nhỏ, sốt cao kéo dài.

Hiện tượng nổi ban thường xuất hiện trong khoảng 1-2 ngày, bệnh nhân có thể phát ban toàn cơ thể hoặc không toàn cơ thể, tuy nhiên nốt ban sẽ thường mọc từ phần đầu, tóc, vùng tai, dùng tay sờ lên bề mặt da vùng phát ban sẽ thấy da cồm cộm mà không được nhẵn như bình thường.

Những nốt ban đỏ nổi trên bề mặt da 1 đến 1,5mm, thường không có mủ không đau, không ngứa. Hiện tượng phát ban mất dần đi hay mọc từ đầu và lan hết xuống chân thì kèm theo sốt cũng giảm hơn.

Giai đoạn hết ban và sốt, cơ thể mệt mỏi, trên bề mặt da xuất hiện những vết thâm mờ, thông thường ban mọc ở đâu thì sẽ bay ở đó trước.

Cách điều trị bệnh sởi cho trẻ

Bệnh sởi hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị kháng virus đặc hiệu. Nếu không có biến chứng, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng để tránh mất nước. Các triệu chứng sởi thường biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày.

Bố mẹ có thể thực hiện các phương pháp chăm sóc tại nhà sau để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh sởi:

  • Mẹ cần đảm bảo bé uống đủ chất lỏng một ngày. Hãy cho bé uống nước lọc, nước trái cây tươi, nước rau cũng như súp hàng ngày.
  • Sử dụng máy làm ẩm phòng trong trường hợp bị bé bị ho hoặc đau họng.
  • Bác sĩ có thể đề nghị bổ sung vitamin A. Cho bé uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không để bé xem ti vi, máy tính, điện thoại, để tránh căng thẳng mắt.
  • Vì bệnh sởi làm tăng mức độ nhạy cảm với ánh sáng nên hãy kéo rèm cửa để cho bé được thoải mái.
  • Dùng bông mềm, sạch lau rửa mắt cho bé mỗi ngày.
  • Trong giai đoạn lây nhiễm, bé nên nghỉ ở nhà để tránh lây nhiễm sang cho người khác.

Nguồn tham khảo:

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!