Uống thuốc hạ sốt cách nhau mấy tiếng, bao lâu thì có tác dụng, uống nhiều có hại không ?
Có khi nào bạn quan tâm đến vấn đề thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu thì có hiệu quả hay bao lâu thì mới có thể sử dụng lại?
Việc uống thuốc hạ sốt quá nhiều lần hay uống quá liều và không đúng cách có hại gây ra tình trạng phá hủy gan, thận và thậm chí có thể gây ngộ độc, tử vong
Thông thường, thuốc hạ sốt bắt đầu có tác dụng sau 20- 30 phút. Thuốc hạ sốt mấy tiếng uống 1 lần, nhiều bạn không biết dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ gây ngộ độc, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu ?
Sau đây là một số thông tin khoảng cách giữa những lần dùng thuốc:
- Nguyên nhân làm cho thuốc không đạt hiệu quả, gây độc là do không giữ đúng khoảng cách giữa các lần và các đợt dùng thuốc.
- Trước khi uống thuốc hạ sốt, bạn nên đo nhiệt độ một lần
- Khi sử dụng thuốc hạ sốt vào cơ thể, hoạt chất trong thuốc sẽ hấp thụ vào máu rồi phân bổ về các cơ quan. Lúc đó, hoạt chất đạt đến nồng độ ngưỡng nhất định mới có hiệu lực.
- Thông thường, cách sử dụng thuốc hạ sốt với người lớn như sau: Người lớn nên dùng 2 – 3 lần/ngày. Không nên liên tiếp sử dụng các liều trong vòng 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.
- Những trường hợp đặc biệt đó là thuốc không có tác dụng hạ sốt. Làm thế nào để nhận biết được điều này. Trước khi uống thuốc, bạn nên đo nhiệt độ một lần, nếu sau 30 phút nhiệt độ không giảm có thể cho uống tiếp liều thứ 2. Trường hợp. nếu sử dụng liều thứ 2 vẫn không hạ sốt cần đễn các trung tâm y tế gần nhất. Khuyến cáo không nên dùng 6 liều/ngày.
- Để tránh ngộ độc hay quá liều thì mỗi lần sử dụng cần được chú ý như:
- Đối với trẻ em, liều hạ sốt của paracetamol được tính theo cân nặng của trẻ với mức dao động từ 10 – 15mg/kg cân nặng cho 1 lần sử dụng.
- Khoảng cách giữa những lần uống 4 – 6 tiếng đồng hồ nếu trẻ sốt quá cao.
- Không nên sử dụng thuốc hạ sốt đối vớ trẻ em 5 lần/ngày.
Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không ?
Thuốc hạ sốt được dùng điều trị khi trẻ có cơn sốt cao trên 38,5 độ và có nguy cơ co giật. Thuốc được dùng theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám, đo nhiệt độ cẩn thận. Ngay cả khi bác sĩ xác định được thân nhiệt của trẻ và kê đơn thuốc thì việc sử dụng thuốc hạ sốt cũng có thể gây ra tai họa nếu bố mẹ không tuân thủ theo chỉ định.
Mặc dù các bác sĩ cũng đã khuyến cáo về việc dùng đúng liều hạ sốt nhưng dường như những cảnh báo này vẫn không có sức tác động mạnh đến các bậc phụ huynh. Một số người vẫn tự ý mua thuốc hạ sốt cho con và không dùng theo chỉ định của thầy thuốc hoặc bác sĩ. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là trẻ nhỏ không cần điều trị hạ sốt bằng thuốc.
Cả thuốc hạ sốt Paracetamol và ibuprofen đều có mức độ an toàn cao và có thể dùng được cho trẻ em nếu bố mẹ nắm các nguyên tắc sử dụng an toàn.
Làm thế nào để ngăn ngừa tác hại của thuốc hạ sốt ibuprofen lên trẻ nhỏ?
1/ Tuân thủ nghiêm ngặt thời gian và liều lượng được chỉ định theo nhãn thuốc. Thuốc hạ sốt phải được dùng đúng số tuổi và số ký của từng trẻ. Nguyên tắc an toàn nhất vẫn là đúng người – đúng thuốc. Đừng nghĩ rằng cho bé uống càng nhiều thì càng hạ sốt nhanh, liều thuốc hạ sốt càng cao càng dễ gây tổn hại cho trẻ, có thể gây ra tình trạng suy gan, suy thận, thậm chí ngộ độc thuốc nghiêm trọng có thể lấy đi tính mạng của trẻ. Chính vì vậy dù là thuốc hạ sốt dạng viên hay dạng sủi, dạng bột sủi thì cũng không tự ý dùng nếu bác sĩ không chỉ định đủ liều lượng theo đúng tuổi, đúng số ký của trẻ.
2/ Trẻ nhỏ trên 6 tháng, nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt ibuprofen liều 5-10mg/kg, uống sau mỗi 6 giờ và không cho bé uống quá 4 lần trong vòng 24 giờ. Nếu đã cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều mà vẫn không hết sốt sau 3 ngày thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện.
3/ Cho trẻ uống thật nhiều nước khi sốt để hạn chế tình trạng mất nước, một trong những nguyên nhân gây ra tổn thương gan, thận do ibuprofen có thể khiến cơ thể bị mất nước, giảm tuần hoàn máu và thiếu nước trong thận.
4/ Thuốc hạ sốt (paracetamol và ibuprofen) không được sử dụng thường xuyên cho trẻ với mục đích hạ thân nhiệt nếu trẻ không có dấu hiệu nguy hiểm theo chẩn đoán của bác sĩ.
5/ Thuốc hạ sốt chỉ đề điều trị cơn sốt cao, không nhằm mục đích ngăn ngừa cơn co giật do sốt. Vì vậy không dùng thuốc hạ sốt cho mục đích phòng ngừa co giật do sốt.
6/ Việc sử dụng phối hợp Paracetamol và Ibuprofen không có giá trị hơn việc sử dụng đơn thuần 01 loại thuốc duy nhất tại thời điểm điều trị bệnh. Do đó, chỉ sử dụng phối hợp khi bé không đáp ứng điều trị 1 loại hạ sốt ban đầu và chỉ định sử dụng phải do bác sĩ hướng dẫn.
7/ Paracetamol và ibuprofen không được cho đồng thời ở trẻ đang sốt. Nếu không đáp ứng 1 loại ban đầu, có thể sử dụng phối hợp, đặc biệt không dùng cùng lúc.
Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng ?
Đối với độ tuổi trên 6 tuổi:
Để có thể biết thuốc hạ sốt uống bao lâu thì có tác dụng thì mọi người cũng nên cân nhắc đến việc xác định khi nào thì nên uống thuốc hạ sốt.
Nếu thân nhiệt dưới 38 độ C thì không được sử dụng thuốc hạ sốt. Nên sử dụng những phương pháp hạ sốt khác như: lau người bằng nước ấm, mặc quần áo mỏng và nên nghỉ ngơi ở chỗ kín gió. Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt, nên tích cực uống nước và ăn trái cây. Nếu nhiệt độ vẫn không giảm thì lúc này cần sử dụng thuốc hạ sốt.
Khi sử dụng thuốc hạ sốt, thì uống thuốc hạ sốt giúp giảm 1 – 2 độ C, thông thường sau khi uống 20 – 30 phút thuốc sẽ có tác dụng.
Thuốc hạ sốt không thể làm cho người đang sốt cao mà giảm ngay xuống thành thân nhiệt bình thường, nó chỉ có thể giảm 1 – 2 độ mà thôi.
Đối với độ tuổi dưới 5 tuổi:
Nếu thân nhiệt dưới 37 độ C thì không nhất thiết phải sử dụng thuốc hạ sốt.
Đối với trẻ em vài tháng tuổi đến 4 tháng tuổi, Nếu nhiệt độ trên 37 độ. Tùy vào thời gian sốt kéo dài bao lâu mà ta có quyết định. Nếu mới sốt trên 37 bạn cần 6 đến 8 tiếng theo dõi, và chỉ dùng các biện pháp giảm nhiệt thông thường hoàn toàn chưa dùng thuốc. Nếu kéo dài trên 8 tiếng bạn nên cho bé uống thuốc hạ sốt dạng túi pha hòa với nước cách 4 tiếng đo nhiệt độ nếu hạ không cần uống, nếu nhiệt độ vẫn cao trên 37 tiếp tục cho bé uống. Trong vòng 24 h nếu bé vẫn còn sốt hoặc sốt cao hơn nên đưa đi khám.
Một số lưu ý thêm uống thuốc hạ sốt:
Khi trẻ bị sốt thì uống thuốc hạ sốt sẽ giúp trẻ giảm được 1 – 2 độ C; thông thường thì sau khi uống thuốc 20 – 30 phút thuốc sẽ phát huy tác dụng
Thuốc hạ sốt không thể nào giúp trẻ đang sốt rất cao, trẻ sốt cao liên tục có thể giảm xuống thành thân nhiệt bình thường, nó chỉ có thể giảm 1 – 2 độ mà thôi
Một ngày, trẻ không được uống thuốc hạ sốt quá 6 lần; mỗi lần uống thuốc hạ sốt cách nhau 4 – 6 tiếng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau tuy nhiên loại hạ sốt thông dụng nhất là Paracetamol; loại này có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Trẻ sơ sinh hoặc trẻ bị suy thận thì tuyệt đối phải sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và mỗi lần cách ít nhất 8 tiếng.
Xem thêm:
Cha mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt như thế nào?
Lời khuyên dùng thuốc hạ sốt từ bác sĩ
Chi tiết bài viết xem tại đây: https://hapacol.vn/tin-tuc/uong-thuoc-ha-sot-nhu-the-nao-dung-cach-an-toan/