QuarkChain cho phép 2 loại giao dịch được thông qua đó là giao dịch trong các shard diễn ra với nhau và giao dịch chéo giữa các shard. Các giao dịch trong shard là các giao dịch xảy ra giữa các địa chỉ trong cùng 1 phân đoạn của shard. Tuy nhiên, giải pháp mà QuarkChain đem lại khác hoàn toàn với các giải pháp high-throughput (xử lý khối lượng lớn dữ liệu) đó là tạo ra các giao dịch chéo giữa các shard. Hệ thống giao dịch chéo shard sẽ được mở rộng khi số lượng các shard tăng lên.
Website: http://www.quarkchain.io/
Token: QKC
Crowdsale Hardcap: 20 triệu đô
Tổng bán: 2.2 triệu token
Tổng cung: 10 triệu
Giá token: TBA
Thanh toán: ETH
Không cho phép nhà đầu tư: Trung Quốc, Mỹ
Tổng quan dự án ICO QuarkChain
Dự án đang trong giai đoạn ICO để phát triển giao dịch mạng ngang hàng với phân lớp nhiều tầng. Tầng phân lớp đầu tiên là sharding trong khi tầng lớp thứ 2 gồm 1 root chain. Cấu trúc của QuarkChain được dự tính sẽ đem lại sự cân bằng giữa tính phi tập trung, tính mở rộng và bảo mật.
Mục tiêu giá trị của QuarkChain
Thông thường, khả năng quy mô mở rộng và tính bảo mật thường không đi đôi với nhau trong công nghệ Blockchain. QuarkChain đề ra một giải pháp cân bằng được những nhu cầu này bằng việc tách riêng biệt hai tầng phân lớp.
Tầng layer thứ nhất chứa đựng tất cả những block con hay còn gọi là các shard nơi sở hữu các giao dịch độc lập. Khi số lượng các shard tăng lên, số lượng các giao dịch có thể được chứa trên nó cũng được tăng lên.
Tầng layer thứ 2 của QuarkChain là root chain (chain gốc). Chức năng chủ yếu của rootchain là xác nhận tất cả các khối từ chain đã được phân tách (sharded chains), bản thân rootchain không chứa các giao dịch.
QuarkChain cho phép 2 loại giao dịch được thông qua đó là giao dịch trong các shard diễn ra với nhau và giao dịch chéo giữa các shard. Các giao dịch trong shard là các giao dịch xảy ra giữa các địa chỉ trong cùng 1 phân đoạn của shard. Tuy nhiên, giải pháp mà QuarkChain đem lại khác hoàn toàn với các giải pháp high-throughput (xử lý khối lượng lớn dữ liệu) đó là tạo ra các giao dịch chéo giữa các shard. Hệ thống giao dịch chéo shard sẽ được mở rộng khi số lượng các shard tăng lên.
Để đơn giản hoá trải nghiệm người dùng trong hệ thống chéo shard, QuarkChain đang phát triển một Ví Thông minh. Tất cả các địa chỉ được sở hữu bởi người dùng trong mỗi shard và được kết nối thông qua các khoá riêng tư đơn lẻ.
Theo lý thuyết, một người dùng có thể có nhiều địa chỉ được kết nối với các shard khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, QuarkChain áp dụng cả hai tài khoản trong ví đó là tài khoản sơ cấp và tài khoản thứ cấp. Tài khoản sơ cấp bao gồm địa chỉ shard cố định của người dùng trong khi địa chỉ thứ cấp quản lý địa chỉ còn lại của các shard khác.
Để công việc quản lý quỹ được tối giản, bất kì giao dịch nào diễn ra trên tài khoản thức cấp sẽ được chuyển khoản dư còn lại sang tài khoản sơ cấp. Số dư của người sử dụng sẽ được duy trì trên tài khoản này, giảm thiểu rủi ro nhầm lẫn giữa nhiều số dư ở nhiều shard.
Token QuarkChain (QKC) tương thích với ERC-20 và được phân phối trên Blockchain của Ethereum. Sau khi mainnet được đưa ra vào quý 4 năm 2018, các token ERC-20 sẽ được chuyển đổi thành token pre-mining. Tương lai, QKC sẽ được sản sinh ra do các thợ đào.
QKC là phương tiện duy nhất để giao dịch giá trị trong hệ thống cũng như thưởng cho các thợ đào. QuarkChain sẽ hỗ trợ các hợp đồng thông minh trên Ethereum Virtual Machine (EVM) để cho phép tương thích trong tương lai với các dApps hiện có và khả năng mở rộng tăng lên.
Team phát triển QuarkChain
Qi Zhou là Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành QuarkChain, ông là kĩ sư phần mềm có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển giải pháp sharding và clustering ở Google, Facebook và EMC. Qi có bằng Tiến sĩ về Kĩ sư Máy tính và Điện tử tại Công nghệ Georgia.
Zhaoguang Wang là Kỹ sư Phần mềm cốt lõi trong dự án. Trước đó ông làm việc tại Google 6 năm với vị trí Kỹ sư Phần mềm Cao cấp.
Yaodong Yang là Nhà Khoa học Nghiên cứu trong dự án QuarkCHain. Ông là Nhà đồng sáng lập Demo++. Ông đồng thời là Giáo sư tại Đại học Xi’an Jiaotong với tấm bằng Tiến sĩ Kỹ sư tại Công nghệ Virginia.
Xiaoli Ma cũng là Nhà Khoa học Nghiên cứu tại QuarkChain. Bà hiện cũng đang là giáo sư tại Công nghệ Georgia và là một Kỹ sư Điện tử học và Điện học.
Wencen Wu là Nhà Khoa học Nghiên cứu của dự án. Tốt nghiệp hai trường đại học nổi tiếng của Trung Quốc và Mỹ chuyên ngành kỹ sư Điện tử & Thông tin.
Anthurine Xiang giữ chức vụ CMO. Bà có hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc tại Thung lũng Silicon và với các công ty như Linkedln, Chartboost, Beepi và Wish. Bà đã có MSE trong Hệ thống Phân tích và Quản lý Kinh tế tại Đại học Johns Hopkins.
Bên dưới là các danh sách nhà cố vấn với QuarkChain:
Leo Wang – Trưởng Quỹ đầu tư mạo hiểm PreAngel và các nhà đầu tư crypto
Mike Miller – Quỹ đầu tư Liquid2, Nhà sáng lập và Trưởng Khoa học tại IBM Cloudant
Bill More – Nhà sáng lập/ Giám đốc Điều hành của DSSD, sau này được mua lại bởi EMC
Arun Phadke – Giáo sư Danh dự về Kỹ thuật Điện tử tại Công nghệ Virginia
Để phát triển dự án, QuarkChain đang tuyển thêm các thành viên vào trong nhóm.
Điểm mạnh và Cơ hội của QuarkChain
QuarkChain hiện tại đang chạy phiên bản Testnet đầu tiên trước kế hoạch. Theo như khảo sát của chúng tôi, hiện tại hiệu năng của Testnet là 2K giao dịch/ giây. Theo lộ trình phát triển của QuarkChain, trong cột mốc sắp tới team hướng tới 10K giao dịch/giây và sẽ tiếp tục phát triển. QuarkChain đã công khai Github, tuy nhiên Github này vẫn chưa được truy cập nếu không có sự cho phép của Team. Các bạn có thể đọc bài review code chi tiết tại đây.
Tiến bộ ấn tượng của QuarkChain trong việc phát triển trước lộ trình có thể tạo sự tin tưởng về giải pháp sharding của team QuarkChain trước Ethereum.
Khi phát triển sharding, Ethereum đang mất thời gian trong việc vận hành những chức năng khác nhau. Liệu QuarkChain có đáp ứng được số liệu cao như vậy không, điều này có thể xác định thông qua những bước đi đầu tiên của dự án để giải quyết vấn đề cấp bách này.
QuarkChain cũng là một bản EVM tương thích – các ứng dụng phi tập trung sẽ có lợi từ việc xử lý/transfer 1 lượng lớn data (high throughput) sẽ có lựa chọn chuyển sang nền tảng QuarkChain trong bất cứ thời điểm nào. Điều này sẽ cho phép mở một cánh cửa tích hợp cho mạng lưới.
Hạn chế và Rủi ro của QuarkChain
Cuộc chiến xử lý/ chuyển giao 1 lượng lớn dữ liệu rất cam go. Cái tên đầu tiên mà chúng ta biết đến trong lĩnh vực xử lý lượng lớn dữ liệu chắc chắn phải kể đến Zilliqa. Fusion cũng vậy khi có ý định ra testnet vào Quý 2, và không thể không kể đến Ethereum nữa. Như mọi lần, việc ứng dụng protocol là một mảnh ghép quan trọng trong trò chơi này khi cái chain nào sẽ chiếm lĩnh ngôi vị.
Hiện tại, QuarkChain vẫn chưa công bố những bên hợp tác tuy vậy team bật mí rằng đội ngũ đang thực sự nỗ lực triển khai công việc. Trong whitepaper, QuarkChain chỉ ra rằng có một vài ngành công nghiệp có thể sẽ đạt được lợi nhuận từ việc phát triển sản phẩm – một trong những lĩnh vực này phải kể đến là việc phát triển các ứng dụng điện thoại phi tập trung. Để nỗ lực đạt được việc ứng dụng trong lĩnh vực này, QuarkChain đang tạo nên các công cụ phát triển on-chain cho sử dụng các thiết bị Android.
Một phần QuarkChain cũng sẽ được bảo toàn để làm phần thưởng cho các nhà lập trình những ai xây dựng các ứng dụng phi tập trung cho QuarkChain. Trong khi các chiến lược chỉ ra cho thấy đội ngũ đang đi đúng hướng, team phát triển khẳng định sẽ tìm kiếm những hợp đồng hợp tác với tất cả các khách hàng doanh nghiệp như một dấu hiệu cho thấy đây là những thị trường và các trường hợp ứng dụng mà QuarkChain sẽ theo đuổi.
Nhận định về QuarkChain
QuarkChain là một đối thủ đáng gườm về giải pháp mở rộng. Đội team tập trung vào sản phẩm trước rồi mới tiến đến xây dựng cộng đồng và thiết lập các quan hệ hợp tác. Tuy đã ra mắt Testnet chúng ta vẫn cần phải quan sát theo dõi thêm về tốc độ phát triển của dự án. Ngoài ra, team phát triển của QuarkChain khá nổi trội và đã phô ra được tiềm năng của họ thông qua Testnet.
Kết luận
QuarkChain đang sử dụng kiến trúc 2 lớp để tạo ra một blockchain mở rộng. Bằng chứng là Testnet đã đạt được 2K giao dịch/giây và mục tiêu hiện tại là 10K. Trong khi các dự án khác đang hướng tới mục tiêu tương tự về mặt mở rộng, công nghệ của QuarkChain có thể sẽ tồn tại được với các đối thủ cạnh tranh – việc tập trung vào phát triển cộng đồng và các mối quan hệ hợp tác cũng sẽ có thêm tác dụng. Đây là một dự án đáng chú ý.
Team phát triển: 9/10
Sản phẩm: 8.2
Token tối ưu: 9.7
Thị trường: 9.3
Mức cạnh tranh: 6
Thời gian: 9.8/10
Tiến bộ về mặt thời gian: 5.5
Hỗ trợ Cộng đồng & Hype: 7.1
Phân phối Token & Giá: 6.6/10
Truyền thông: 10
Ưu điểm:
CEO và đội tem dev có kinh nghiệm phát triển về sharding và clustering
Giải pháp về novel có thể cân bằng nhu cầu xử lý số lượng lớn dữ liệu và tính bảo mật, phân tán
Testnet ra mắt trước lịch trình với công suất tốt
Nhược điểm:
Chưa có đối tác doanh nghiệp
Cần phải cạnh tranh gay go về mức độ mở rộng
Mức độ minh bạch
Nguồn bài viết: Cryptobriefing.com
Đánh giá của Bigcoin Việt Nam:
Dự án tập trung giải quyết vấn đề scalebility của Ethereum thông qua phương pháp Sharding, Hardcap vừa phải, Team dev tốt có kinh nghiệm, Marketing ổn. Đây là một dự án tiềm năng đáng chú ý trong những thời gian tới. Ngoài ra do dự án chưa công bố chi tiết các đặc điểm, sản phẩm về mặt kỹ thuật và chiến lược bán token nên các nhà đầu tư cần lưu ý. Gần đây, các dự án với tầm nhìn tương tự diễn ra khá nhiều như Zilliqa, POA, Tomochain, Credits... nên nếu dự án nào không công bố sản phẩm xác minh được thực lực team dev, bạn đọc có thể cân nhắc đầu tư trong thời gian ngắn.
HYPE RISK ROI TERM
Cao Low High Medium
Xem video phân tích chi tiết tại đây:
Tiếp tục theo dõi Bigcoinvietnam để cập nhật thông tin mới nhất của dự án QuarkChain và các dự án ICO khác.
FB Group: https://www.facebook.com/groups/346721562463303/
Telegram: https://t.me/BigcoinVietnam
*Lưu ý: Tất cả những thông tin được đăng trên BigcoinVietnam đều là ý kiểu chủ quan dựa trên nghiên cứu của cả team, không phải là lời khuyên tài chính. Đầu tư Cryptocurrency là đầu tư mạo hiểm, chỉ nên đầu tư số vốn có thể mất được. Bạn hãy luôn luôn "Do your own research" trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
HYPE: là chỉ số đánh giá sự lan tỏa của dự án tới cộng đồng trên Telegram, bitcointalk, redit, Slack, Medium, Tweeter, Steemit, Fb, Articles,...
RISK: Chỉ số đánh giá mức độ rủi ro của dự án dựa vào các yếu tố Team, Idea dự án, độ minh bạch dự án, roadmap dự án, Whitepaper
ROI:Chỉ số đánh giá mức độ sinh lời trên khoản đầu tư tính theo USD
TERM: Chỉ số đánh giá kỳ hạn đầu tư ( Ngắn, Trung Hạn, Dài Hạn ) để có chiến lược vốn.
Các bạn đang đọc bài viết [Review ICO] QuarkChain - 1 triệu giao dịch/ giây liệu có khả thi? tại chuyên mục Phân tích ICO
Biên soạn: Bigcoinvietnam
✅ @phunghai, I gave you an upvote on your first post! Please give me a follow and I will give you a follow in return!
Please also take a moment to read this post regarding bad behavior on Steemit.
Downvoting a post can decrease pending rewards and make it less visible. Common reasons:
Submit
Ok thanks
Downvoting a post can decrease pending rewards and make it less visible. Common reasons:
Submit