Làm cách nào để giữ liên lạc khi đi ra nước ngoài?

in knowroaming •  7 years ago 

Ngày nay, việc đi du lịch đã rất dễ dàng, không chỉ là các địa điểm trong nước, du lịch nước ngoài giờ đây không còn nhiều khó khăn. Ở bài viết này, mình sẽ không đề cập đến phải chuẩn bị những gì, hay cần để ý những gì khi đi ra nước ngoài. Mình sẽ tập trung về làm cách nào để có thể giữ liên lạc với người thân, bạn bè hay thậm chí là đối tác tại Việt Nam khi ra nước ngoài với mức chi phí rẻ nhất.

Đầu tiên, cách mà các bạn có lẽ sẽ nghĩ đến đầu tiên đó chính là liên lạc qua các ứng dụng chat, voice call và video call qua nền Internet gọi tắt là OTT (Over the top) như Facebook Messenger, Whatsapp, LINE, Zalo… các ứng dụng này rất phổ biến ngày nay và được nhiều người sử dụng do có nhiều lợi ích như: phổ biến, nhanh, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt đó là hoàn toàn miễn phí.

Vậy sau khi phân tích những điểm mạnh của cách này thì điểm yếu và mặt hạn chế của nó là gì?
Khi sử dụng những ứng dụng OTT này, như mình đã nói, bạn phải hoàn toàn phụ thuộc vào Internet. Khi tốc độ Internet kém thì gọi qua các ứng dụng này đúng là một bài toán khó về chất lượng. Trong khi đó, khi ra nước ngoài, bạn sẽ không có Internet 3G/4G từ nhà mạng trong nước (chi phí rất đắt). Tìm mật khẩu Wifi sẽ khó vì rào cản ngôn ngữ cũng như không linh động. Vậy cách tốt nhất bạn có thể làm đó là thuê Wifi hoặc mua SIM trước hoặc sau khi bay. Nếu các bạn chưa quen giao tiếp tại nước đến, các bạn có thể tham khảo đặt trước SIM card hoặc thuê Wifi trực tiếp tại trang Klook - http://bit.ly/2u7WP1r và nhận tại địa điểm đã đặt với chi phí hợp lý và thậm chí là rẻ hơn khi đặt mua trực tiếp tại sân bay.

Vậy với trường hợp như mình, tuy đi du lịch nhưng vẫn cần liên lạc với đối tác thì sao?
Cách thứ 2, bạn sẽ Roaming Quốc tế sim của bạn, nhưng cách này chỉ áp dụng được với 3 nước Đông Dương vì giá cước nó rẻ chỉ tầm 2000đ/1 phút gọi và miễn phí nhận cuộc gọi. Vậy các nước khác, khu vực khác thì phải làm như thế nào? Bạn sẽ vẫn Roaming nhưng không phải là SIM của các nhà mạng Việt Nam mà là SIM chuyên dùng để Roaming với nhiều ưu đãi như miễn phí nhận cuộc gọi hoặc chi phí gọi rẻ hơn rất nhiều so với Roaming bằng SIM của các nhà mạng Việt Nam. Cách này tương đối phù hợp với những người di chuyển như mình, vì nó có thể giữ nguyên được số liên lạc cố định khi mình di chuyển giữa các nước với nhau.

IMG_0163.jpg

Sau khi tìm hiểu được nhu cầu sử dụng, mình xin đưa ra 2 loại SIM Roaming quốc tế sẽ phù hợp với từng nhu cầu của các bạn như sau:
Knowroaming: Với Knowroaming SIM Card/Sticker Card thì ngoài một chiếc SIM nghe gọi bình thường, các bạn còn có thể mua gói Internet không giới hạn với giá $7.99/ngày (250Mb tốc độ cao mỗi ngày). Ưu điểm của loại này, các thông tin được quản lý, hiển thị rõ ràng bằng app Knowroaming cho cả iOS và Android. Chi phí cước gọi rẻ nhất trong tất cả các loại SIM mà mình đã từng tìm hiểu (Vd: Roaming ở Hàn Quốc – $0.11/phút gọi cố định – $0.12/phút gọi di động – $0.08$/phút nghe. Trong khi đó nếu bạn dùng SIM nhà mạng Mobifone thì mức giá này là 10.000đ ~ $0.44 cho mỗi phút gọi trong mạng chuyển vùng và cũng từng giá đấy cho nghe cuộc gọi). Tiện lợi hơn khi bạn mua Sticker SIM, loại này sẽ dán trực tiếp vào sim số của bạn nên bạn không cần phải tháo ra để thay sim, việc chuyển sim sẽ tự động khi bạn cài đặt app Knowroaming mỗi khi bạn đi ra nước ngoài. Điểm trừ cho dịch vụ của Knowroaming là thời gian gửi hàng rất lâu, mình có mua và sau 45 ngày, sản phẩm mới đến tay của mình :'(. Các bạn có thể đặt mua SIM tại https://www.knowroaming.com/order . Sử dụng Voucher: VIENG51 để được giảm giá 30% trên tổng giá trị đơn hàng. Cước gọi vào SIM này sẽ như thực hiện cuộc gọi quốc tế sang Mỹ (+1xxxxxxxxxx) giá cước tầm 3000đ được tính cho người gọi (Đăng ký gói thì gọi rẻ hơn).
Travelsim: Điểm đặc biệt của SIM này sẽ là miễn phí nhận cuộc gọi trên hơn 130 quốc gia, đặc biệt có cả Việt Nam :D. Cũng có Internet nhưng mình khuyên không dùng, so với giá mua SIM hay thuê Wifi thì giá sử dụng Internet của SIM này đắt hơn nhiều. Ngoài ra điểm cộng hơn nữa là Travelsim sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh UPS, mình đặt SIM hôm nay thì chỉ tầm 5 ngày sau (tính cả thứ 7, CN) mình đã nhận được SIM. Ngoài ra, TravelSIM đi kèm đầu số +372xxxxxxxx. Khi thuê bao ở Việt Nam gọi vào sẽ được tính giá cước 16000đ/1 phút. Nhưng nếu sử dụng Skype hoặc Viber để gọi thì cước phí sẽ là $0.32/phút. Hơn nữa, TravelSIM hỗ trợ cho phép thực hiện cuộc gọi từ Skype và Viber đến TravelSIM, khi thực hiện cuộc gọi đấy, chủ thuê bao sẽ trả tiền thay vì người gọi. Cước phí EUR 0.15 + Phí nghe tại nước Roaming (VD: Bạn roaming tại Hàn Quốc với cước phí nghe là EUR 0, khi người khác gọi cho bạn qua Skype, bạn sẽ chỉ phải trả EUR 0.15 + EUR 0 = EUR 0.15 cho mỗi phút nghe máy). Các bạn có thể thực hiện mua sim tại link https://travelsim.com/.

Tổng kết lại, với các bạn là người đam mê di chuyển và không cần thiết phải giữ kết nối trong công việc thì mua SIM hoặc thuê WIFI tại mỗi điểm đến là giải pháp tốt nhất. Còn mua SIM roaming quốc tế sẽ phù hợp nếu như bạn là người muốn giữ kết nối với đối tác khi di chuyển. Hy vọng sau bài viết này các bạn có thể chọn giải pháp cho riêng mình khi du lịch nước ngoài!

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!