KOC là một thuật ngữ nghề nghiệp khá mới, bắt kịp theo xu hướng của công nghệ số hóa và marketing thời đại 4.0. Vì thế, không khỏi khiến nhiều người thấy khó khăn khi phải phân biệt giữa KOL và KOC. Vậy KOC là gì? KOC có sự tác động như thế nào với thị trường? So sánh sự khác nhau giữa *KOC và KOL*? Xem bài viết cùng những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời nhé!
KOC là gì? So sánh sự khác nhau giữa KOC và KOL
KOC là gì?
KOC được viết tắt từ Key Opinion Consumer, có thể hiểu là những cá nhân có sức ảnh hưởng lớn với cộng đồng khá giống như KOL. Công việc chính của họ là sử dụng thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá, dựa trên những trải nghiệm chân thật đã có sau khi dùng sản phẩm/ dịch vụ.
Tuy mới hình thành cách đây không lâu, nhưng so với KOL, KOC có lượng người theo dõi trung thành thấp hơn, nhưng lại có sự tác động mạnh mẽ hơn đến quyết định mua hàng, sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của người xem với nhẫn hàng, thương hiệu, nhờ những chia sẻ khách quan, chân thực của họ có độ tin cậy hơn.
KOC là gì? So sánh sự khác nhau giữa KOC và KOL
KOC và KOL khác nhau như thế nào?
Về khái niệm:
KOL (Key Opinion Leaders) là những cá nhân, nhân vật có sức ảnh hưởng lớn với một cộng đồng mạng hay trên các phương tiện truyền thông, thường được các nhãn hàng mời tham gia chiến dịch truyền thông để tạo sức lan tỏa, quảng bá, làm gương mặt đại diện cho nhãn hàng của họ.
Còn KOC như nói ở trên là người ở nhiều ngành nghề cũng có mức ảnh hưởng nhất định nào đó với cộng đồng, công việc là thử nghiệm, sử dụng sản phẩm và nhận xét, đưa ra đánh giá sau khi dùng với đông đảo mọi người.
Quy trình làm việc
Quy trình làm việc của các KOL thường là nhận booking từ các Agency, sau đó quay review sản phẩm hoặc quảng cáo cho thương hiệu rồi lan truyền trên các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội.
Còn KOC thì cần dùng thử sản phẩm, nhận hợp tác với nhãn hàng họ tin tưởng sau đó mới đưa nhận xét sau dùng sản phẩm trên các trang mạng xã hội với mọi người.
Quy mô khách hàng, khan giả
KOL được chia thành 3 cấp bậc tương ứng mức độ ảnh hưởng khác nhau. Nhưng nhìn chung, KOL có lượng followers lớn nhưng không phải lúc nào KOL cũng được người hâm môi tin tưởng vào quyết định dùng sản phẩm của họ.
Còn với KOC, quy mô khán giả không quan trọng lắm, vì lời khen, nhận xét cho sản phẩm/ dịch vụ không phải lúc nào cũng là những lời hoa mỹ, mà bao gồm có cả khen và chê, truyền đạt trên mạng xã hội cho nhiều người biết đến. Họ đầu tư thời gian dùng thử sản phẩm, rút ra ưu, nhược điểm của một sản phẩm/ dịch vụ trước khi đưa ra quyết định giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ với đông đảo mọi người.
Vì thế, những nhận xét khách quan của KOC tác động hiệu quả hơn đến khách hàng vì những trải nghiệm và tính chân thật trong đánh giá của họ.
KOC là gì? So sánh sự khác nhau giữa KOC và KOL
Thu nhập
Xét về khía cạnh kiếm tiền, KOC và KOL không có gì khác nhau về mức thu nhập khi hợp tác với nhãn hàng. Bởi KOC tuy nhận tiền từ nhãn hàng ít, nhưng có thể kiếm tiền thêm từ nhiều nguồn như: Youtube; Làm mẫu ảnh; Tham gia chiến dịch quảng bá thương hiệu,…
Tuy nhiên, khác là thay vì nhãn hàng sẽ trả tiền cho KOL để review sản phẩm, thì KOC sẽ chủ động lựa chọn và sử dụng sản phẩm, sau đó nhận lại mức hoa hồng từ thương hiệu trên số đơn bạn đã bán được.
KOC là gì? So sánh sự khác nhau giữa KOC và KOL
Hy vọng sau những thông tin đã chia sẻ trong bài viết, bạn hiểu được KOC là gì? thấy được sự khác biệt giữa KOC và KOL. Xu hướng sử dụng KOC để marketing sản phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp tính toán được mức độ hiệu quả của sản phẩm/ dịch vụ, mà còn đem về hiệu quả, doanh thu chiến dịch quảng bá sản phẩm tối ưu nhất.