Tự giới thiệu là chủ đầu tư dự án, tự ý bán dự án khi chưa được phép bán, bán theo hình thức đa cấp, làm giả hồ sơ dự án và hợp đồng chuyển nhượng dự án để bán cho nhà đầu tư bất động sản…là những thủ đoạn mới mà giới cò đất bất động sản đang thực hiện để lừa người mua nhà hiện nay.
Xuống tiền mới biết bị #lừa
Công ty H (TP Biên Hòa, #Đồng_Nai) hiện là chủ đầu tư một dự án BĐS tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Dự án trên của Công ty H đang trong giai đoạn hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định và chưa hề mở bán dự án cho bất kỳ ai.
Tuy nhiên, ngày 17/8/2018 chủ của Công ty H. mới “ngã ngửa” khi biết được dự án BĐS của mình đã bị ai đó làm giả toàn bộ hồ sơ pháp lý và đem đi bán. Hốt hoảng vì sợ nếu chậm trễ sẽ có thêm nhiều nạn nhân bị lừa đảo như trường hợp của TNC GROUP, người chủ Công ty H. kịp thời trình báo Cơ quan điều tra Công an quận 2, TP HCM
Thủ thuật “Nhái” tên chủ đầu tư nổi tiếng
Để thuận lợi và tạo lòng tin cho người mua thì đối tượng sẽ “nhái” tên cá nhân và công ty giống hệt người chủ một công ty đầu tư bất động sản nổi tiếng ở TP. HCM.
Ngoài chuyện #giả mạo tên tuổi và công ty của một doanh nhân nổi tiếng, đối tượng còn tìm hiểu một số dự án bất động sản ở TP. HCM để lên kế hoạch lừa đảo khách hàng. Thủ đoạn của đối tượng là biết được thông tin một số dự án khu dân cư sắp hoàn tất thủ tục pháp lý để mở bán, đối tượng sẽ vào cổng thông tin điện tử quốc gia để tìm hiểu. Đầu tiên, đối tượng thành lập công ty. Sau đó làm giả con dấu, chữ ký của chủ đầu tư và soạn thảo các văn bản, hợp đồng liên quan đến dự án #bấtđộngsản nhằm mục đích bán cho các công ty môi giới nhằm hưởng lợi bất chính.
Bên cạnh việc mạo danh, #cò_đất còn sử dụng chiêu trò tự ý đổi tên dự án để rao bán. Tiêu biểu là dự án Gold Hill do Công ty Long Kim Phát làm chủ đầu tư, bị cò đất đổi tên thành Dragon City, sau đó họ dùng tên mới để chào bán sản phẩm, gây hiểu nhầm cho khách hàng.
Mất tiền tỷ vì tin
Người mua vì tin vào uy tín của chủ đầu tư và tên công ty được làm “nhái” nên đã xuống tiền mua không chút do dự hoặc nghi ngờ về phía người bán mà không biết rằng đây là trò lừa của cò đất. Và cuối cùng phần thiệt hại sẽ luôn là về phía người mua nhà.
Theo các chuyên gia, những hành vi lừa đảo trên không chỉ gây thiệt hại lớn đến người mua mà còn làm nhiễu loạn thị trường bất động sản. Vì vậy, các cơ quan #chính_quyền cần vào cuộc và có những biện pháp mạnh để răn đe, dẹp bỏ những nhà đầu tư, sàn giao dịch thiếu năng lực, làm ăn chụp giật, lừa đảo khách hàng.
Chế tài hành chính và hình sự
Phạt vi phạm hành chính: Điều 15 Nghị Định 167/2013/NĐ-CP quy định: “ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác”. “ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác”.
Chế tài hình sự: Điều 174 BLHS 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định:
“Người nào bằng thủ đoạn #gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm và người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản và Mức phạt tù cao nhất có thể là tù chung thân nếu lừa đảo từ 500.000.000 đồng trở lên”.
Như vậy, khi thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì ngoài việc bị xử phạt về mặt hành chính thì người vi phạm còn có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Về phía người mua, khi đã #phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật hay nhận thấy có sự gian dối hòng chiếm đoạt tài sản trong việc mua bán nhà đất của cò đất hoặc chủ đầu tư thì người dân nên gửi đơn tố cáo tới UBND hoặc cơ quan Công an Quận/ Huyện để tố cáo về hành vi trên nhằm #bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Qua đây cũng là một bài học #xương máu cho những cá nhân, doanh nghiệp muốn đầu tư bất động sản ở các địa bàn “nóng”: Người mua không nên tin vào những lời đường mật của “#cò nhà đất”, người mua phải tự biết bảo vệ mình, cần tỉnh táo tìm hiểu cặn kẽ thông tin dự án, chủ đầu tư, #quy hoạch, pháp lý #dự_án…. trước khi xuống tiền. Muốn tìm hiểu về thông tin dự án, phải đến các cơ quan chức năng tại địa phương nơi có bất động sản hoặc tìm đến những Luật sư giỏi về nhà đất để được tư vấn nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro phát sinh không mong muốn gây thiệt hại cho người mua.
Liên hệ : [email protected]