Chính quyền Xô Viết
Trong những năm đầu của chính quyền Xô Viết, thời kỳ này đã làm bùng nổ những thay đổi đến phi thường về văn hóa và xã hội trên toàn đất nước Nga.
Sau khi Lênin qua đời vào năm 1924, Joseph Stalin lên nắm quyền lãnh đạo Liên Xô, ông liền lái con thuyền đất nước của mình theo một hướng khác. Các vùng đất nông nghiệp được tập thể hóa, nền công nghiệp được phát triển nhanh chóng…
Với sự bùng nổ của cuộc thế chiến thứ hai. Mặc dù đã ký kết với Đức một hiệp ước không gây hấn lẫn nhau (1939), nhưng Hitler vẫn bội ước và dẫn quân xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941.
Vào cuối năm đó, quân Đức đã chiếm đóng hầu như toàn bộ lãnh thổ của Liên Xô ở phía tây, bao vây Leningrad – St. Petersburg, và chúng tiến đến chỉ cách Moskva có vài trăm kilômet. Với những nỗ lực dữ dội, người Nga đã tổ chức một cuộc phản công mãnh liệt, đẩy lui quân địch bật ra khỏi thủ đô của nước Nga.
Nhưng đến mùa hè năm 1942, quân Đức lại tiến hành một cuộc xâm chiếm mới, chúng tiến đánh vào mặt trận phía nam, hòng giành kiểm soát tuyến đường sắt trung tâm ở Stalingrad bên dòng sông Volga, và các mỏ dầu Capcas. Mặc dù hoàn toàn thua kém với quân địch về quân số và các loại vũ khí hiện đại, nhưng quân đội Nga vẫn đững vững trước mặt một đội quân Đức khổng lồ.
Vào tháng 11, một lực lượng cứu viện của Hồng quân đã đến và lật ngược thế trận, họ bao vây những kẻ tấn công và buộc chúng phải đầu hàng toàn bộ, làm nên một bước ngoạt lịch sử trong cuộc đại chiến này. Và sau trận chiến Stalingrad huyền thoại, quân đội Nga đã giữ vững và phát triển thế trận này vào các cuộc tấn công kế tiếp.
Đến năm 1944, họ đã buộc quân Đức phải lui quân về Balan, và vào ngày 2 tháng 5 năm 1945, quân đội Liên Xô đã kéo cờ chiến thắng trên thành phố Berlin.
Liên Xô nổi lên như một cường quốc từ sau thế chiến thứ hai, họ còn hùng mạnh hơn cả trước khi xảy ra cuộc chiến. Mặc dù toàn bộ đất nước bị tàn phá nặng nề, và tổn thất mất hơn hai mươi triệu đồng bào, nhưng Liên Xô vẫn đứng lên và mở rộng thêm nhiều lãnh thổ, và đến lúc này, cùng với Mỹ, Liên Xô được coi là một trong hai cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Sản lượng công nghiệp, một lần nữa lại tập trung dể tăng cường bền vững nền công nghiệp nặng…
Vào năm 1953 Stalin từ trần, hầu như ngay lập tức sau khi ông mất, rất nhiều các chính sách dưới thời ông lãnh đạo đã bị bãi bỏ. Dưới thời lãnh đạo của Nikita Khrushchev, các sự kiểm soát của chính phủ có phần thoải mái hơn, và đời sống văn hóa được phục hưng trong một giai đoạn ngắn.
Tuy nhiên, trong nội bộ đảng cũng có những sự phản đối Khrushchev, và đến năm 1964, ông thôi giữ chức vụ lãnh đạo. Trong những năm 1970, Leonid Brezhnev nguyên là tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU). Trong giai đoạn này Liên Xô cũng chỉ phát triển một cách bình thường.
Sau khi Brezhnev mất vào năm 1982, người kế nhiệm ông là tổng bí thư thứ nhất Yuri Andropov, người đứng đầu cơ quan KGB, và sau đó là Konstantin Chernenk. Vào tháng 3 năm 1985, khi Mikhail Gorbachev trở thành tổng bí thư của Liên Xô, ông đã đưa ra hàng loạt cải tổ đất nước.
Nền tảng của Gorbachev để cải tổ cho một nhà nước Liên Xô mới dựa theo hai yếu tố cơ bản – glasnost (tính công khai) và perestroika (cơ cấu lại tổ chức). cũng giống như Khrushchev, tổng bí thư Gorbachev dự định khôi phục lại hệ thống kinh tế Xô Viết, bằng việc nới lỏng bớt sự kiểm soát trong xã hội, mở thêm một số phạm vi để tiếp nhận các ý tưởng mới, nới lỏng kiểm soát nền kinh tế…
Trong thời gian đầu của một thập kỷ cải tổ, các vấn đề chung của nhà nước Liên Xô trở thành chủ đề tranh luận rộng rãi. Cảnh nghèo nàn, tệ tham nhũng, sự quản lý tồi tệ về tài nguyên của đất nước diễn ra phổ biến, cùng với sự chán nản của dân chúng về cuộc chiến tranh Afghan…
Trong lúc này có một số lãnh đạo có quan điểm cự đoan với cải cách nổi lên, trong đó bao gồm cả bí thư thành ủy Moskva, ông Boris Yeltsin. Ông này tỏ ra bất đồng gay gắt giống như Andrei Sakharov, họ là những người đầu tiên lên tiếng chỉ trích chính phủ đương thời.
Vào năm 1991 Liên Xô tan rã. Các nước cộng hòa trong liên bang cũng bắt đầu đưa ra các tuyên bố độc lập. Ở nước Cộng hòa Nga, Yeltsin lên làm tổng thống và vào đêm ngày 31 tháng 12 lá cờ Xô Viết trên đỉnh Kremlin được thay thế bằng lá cờ ba màu của nước Nga.