NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY MONITOR THEO DÕI BỆNH NHÂNsteemCreated with Sketch.

in monitor •  5 years ago 

Ngày nay, monitor theo dõi bệnh nhân là một thiết bị rất quan trọng trong các khoa cấp cứu, chăm sóc đặc biệt, phòng mổ.....vv
Monitor là thiết bị theo dõi các thông số sinh học chứa những thông tin về bệnh lý bao gồm điện tim ECG, nhịp tim HR, nhịp thở RESP, nhịp mạch PR, nồng độ oxi bão hòa, huyết áp không thiệp NIBP, nhiệt độ cơ thể TEMP. Những chuyên gia lâu năm trong ngành sửa chữa thiết bị y tế của công ty TNHH KDTM Anh Tú xin đưa ra một vài điểm luu ý trong quá trình sử dụng Monitor theo dõi bệnh nhân để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng.

  1. Khác biệt màu trên các điện cực đo tim

Có 2 loại mã màu khác nhau trên các điện cực đo điện tim. Một loại trong đó được quy định từ International Electrotechnical Commossion (IEC) và một loại từ American Heart Association (AHA). Những bác sĩ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào điện cực R (RA) để biết được dây đo điện tim theo mã màu nào.
Nguyễn Công Trình.jpg

  1. Lý do thông số đo trên màn hình thay đổi chậm

Màn hình hiển thị các thông số đo trên các monitor thường thay đổi trị số rất chậm vì thông thường monitor được sử dụng để quan sát bệnh nhân trong thời gian dài, một vài thông số đo lại phải được cập nhập vào bộ nhớ nên trong monitor có một hệ thống cập nhập số liệu đo với một khoảng thời gian định trước. Thường giá trị mặc định là 5s, giá trị này cũng có thể thay đổi bởi người sử dụng

  1. Các ghi chú về việc đo SpO2

Khi đo thông số SpO2, thường gặp các rắc rối là giá trị đo không ổn định được. Sau đây là các bước kiểm tra cơ bản để khắc phục.
Kiểm tra kết nối sensor với monitor
Sensor phải được cắm chắc vào thiết bị, thông thường đầu sensor có khóa để giữ dây nhưng có một vài loại monitor, sensor chỉ có giắc cắm vào máy và không có khóa giữ, có thể bị rời khỏi máy khi bệnh nhân di chuyển.
Kiểm tra vị trí đặt sensor: Kiểm tra bề mặt da ngón tay chỗ đặt sensor phải sạch và khô, móng tay bệnh nhân có bị bẩn hay không, bệnh nhân có sử dụng móng tay giả hay không…
Kiểm tra dòng máu chảy đến ngón tay
Kiểm tra bóng hơi đo huyết áp có cùng trên cánh tay đang dặt sensor oximeter hay không? Theo nguyên lý đo huyết áp bóng sẽ được bơm và xả hơi theo chu kỳ đo, và điều này làm chặn sự lưu thông máu đến các ngón tay. Nếu sensor oximeter lại đặt trên ngón tay này thì sai số sẽ xảy ra vì sensor không bắt được nhịp mạch máu và monitor sẽ báo động liên tục.

  1. Lý do không đo được huyết áp dù đã kiểm tra dây nối

Khi không đo được huyết áp, thông thường sẽ phải kiểm tra xem bóng hơi có gắn chắc với đường ống hơi vào monitor không. Nếu đã gắn chắc mà vẫn không đo được, các kỹ thuật viên cần lưu ý các điểm sau:
Xem bóng hơi có được bơm lên hay không, lúc này quan sát nhanh giá trị áp lực trên màn hình, chúng ta thấy rằng giá trị này sẽ tăng dần lên trị số tới hạn đặt trước ( thường là 160mmHg). Nếu giá trị này không tăng dần hoặc dừng lại thì có thể bóng hơi bị thủng.
Trường hợp bóng hơi được bơm lên giá trị tới hạn và được xả hơi ra chúng ta quan sát tốc độ xả hơi, nếu giá trị áp lực tụt nhanh thì cũng không đo được trị số huyết áp của bệnh nhân. Cần xem chỉnh lại van xả hơi của mạch đo huyết áp.
Nguồn : https://www.facebook. com/sachdieuduong

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!