Oscillator là gì? Ưu và nhược điểm của từng loại Oscillator

in oscillator •  6 years ago 

chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator (15).jpg
Oscillator là gì?
Oscillator là một loại chỉ báo dao động giữa các mức cụ thể và giá trị của nó sẽ thay đổi theo thời gian. Dao động có thể duy trì ở mức cực cao (khi nằm trong vùng vượt mua hoặc vượt bán) trong thời gian dài, nhưng chúng không thể tạo ra xu hướng trong dài hạn. Ngược lại, một chỉ báo bảo mật hoặc tích lũy (cumulative indicator) như On-Balance-Volume (OBV) có thể tạo thành xu hướng khi nó liên tục tăng hoặc giảm giá trị trong một khoảng thời gian dài.

chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator.jpg
Như biểu đồ cho thấy, các chuyển động của oscillator bị hạn chế và các chuyển động trong vùng bị giới hạn. Trong khoảng thời gian 02 năm, MACD dao động xung quanh mức 0, chạm mức 0 khoảng 18 lần. Ngoài ra, lưu ý mỗi khi MACD vượt qua mốc +80 thì chỉ báo sẽ quay đầu. Mặc dù MACD không có giới hạn trên hoặc giới hạn dưới, nhưng các chuyển động của nó cũng bị giới hạn trong phạm vi nhất định. OBV, mặt khác, đã bắt đầu một xu hướng tăng trong tháng 03/2003. Chuyển động của nó không bị giới hạn và có thể phát triển xu hướng dài hạn của riêng mình.

Có nhiều loại oscillator khác nhau và một số lại được chia thành nhiều dạng nhỏ. Muốn học phân tích oscillator, người ta có thể bắt đầu với 02 loại: dao động trung tâm (centered oscillators – CO) – dao động trên và dưới một điểm trung tâm và dao động dải (banded oscillators – BO) – dao động giữa vùng vượt mua và vượt bán. Nhìn chung, dao động trung tâm phù hợp để phân tích hướng của xung lượng, trong khi các dao động dải phù hợp để xác định vùng vượt mua và bán.

Centered Oscillators (CO) – Dao động trung tâm
Centered Oscillators (CO) là dao động bên trên và dưới một điểm hoặc đường trung tâm. Những dao động này được dùng để xác định sức mạnh hoặc điểm yếu, hoặc hướng di chuyển của giá. Ở dạng cơ bản nhất, thị trường sẽ tăng (bullish) khi oscillator bên trên đường trung tâm và giảm (bearish) chỉ báo oscillator bên dưới đường trung tâm của nó.

MACD là một ví dụ của chỉ báo CO trên và dưới mức 0. MACD là sự chênh lệch giữa đường EMA 12 ngày và EMA 26 ngày. 02 đường này di chuyển càng xa nhau thì chỉ báo sẽ càng lớn. Mặc dù không có giới hạn phạm vi cho MACD, tuy nhiên khoảng cách giữa 02 đường trung bình động thường không quá lớn.

MACD
MACD là chỉ báo duy nhất kết hợp cả tín hiệu sớm và tín hiệu trễ. Đường trung bình động sẽ đóng vai trò là các tín hiệu trễ. Tuy nhiên, bằng cách so sánh khoảng cách giữa các đường trung bình động, MACD cũng kết hợp chúng với các tín hiệu sớm. Khoảng cách giữa các đường trung bình sẽ đại diện cho tỷ lệ thay đổi giá cả (ROC).

ROC
Tỷ lệ thay đổi giá cả (Rate-of-change – ROC) là chỉ báo CO, cũng dao động trong phạm vi trên và dưới mức 0. Như tên gọi của nó, ROC đo lường sự thay đổi giá (tính theo tỷ lệ %) trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: ROC 20 ngày sẽ đo lường sự thay đổi của giá trong 20 ngày qua. Chênh lệch giữa giá hiện tại và giá của 20 ngày trước càng lớn, thì giá trị của ROC càng lớn Khi chỉ báo trên mức 0, có nghĩa là giá đăng tăng (bullish). Khi chỉ báo dưới mức 0, có nghĩa là giá đang giảm (bearish).

chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator (2).jpg

Tương tự như MACD, ROC không có giới hạn trên hoặc dưới. Đây là đặc trưng điển hình của các chỉ báo CO, do vậy rất khó để sử dụng ROC trong việc phát hiện tình trạng vượt mua hoặc vượt bán. Biểu đồ ROC này cho thấy các chỉ báo trên +20% và dưới -20% không thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, cách duy nhất để tìm ra con số này là phải dựa vào giá trong quá khứ. Ngoài ra, mỗi thị trường sẽ có một con số khác nhau và đây là một trong những chỉ báo dùng để đo mức giá của một loại tài sản cụ thể.

Banded Oscillators (BO) – Dao động dải
BO có dao động trên và dưới 02 dải biểu thị mức giá cao. Dải dưới thể hiện các chỉ báo vượt bán và dải trên thể hiện các giá trị vượt mua. Các dải được thiết lập sẽ thay đổi khác nhau cho từng loại tài sản, cho phép người dùng dễ dàng xác định tình trạng vượt mua và vượt bán. Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) và Stochastic Oscillator là hai ví dụ về dao động dải (BO). (Lưu ý: Các công thức của RSI và Stochastic Oscillator phức tạp hơn so với MACD và ROC. Do đó, chúng ta sẽ đề cập đến chúng trong những bài viết sau.)

Stochastics / RSI
chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator (3).jpg

  • Đối với RSI, các vùng vượt mua và vượt bán thường ở mức 70 và 30. Nếu chỉ báo rơi vào vùng 70 sẽ được coi đang trong tình trạng vượt mua và dưới 30 sẽ được coi là vượt bán.
  • Đối với Stochastic Oscillator, giá trị trên 80 là vượt mua và dưới 20 là vượt bán.

Mặc dù đây là các thiết lập cơ bản, nhưng một số loại tài sản nhất định có thể không tuân thủ các phạm vi này.

Đa phần các chỉ báo BO sẽ dao động bên trong phạm vi giới hạn. Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) có phạm vi giới hạn là 0 và 100 và sẽ không bao giờ cao hơn 100 hoặc thấp hơn 0. Stochastic Oscillator cũng có phạm vi dao động từ 100 – 0. Tuy nhiên, chỉ báo hàng hóa – Commodity Channel Index (CCI) là một ví dụ về chỉ báo BO có phạm vi không bị ràng buộc.

CCI
chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator (4).jpg

Ưu điểm và nhược điểm của CO và BO
CO được sử dụng để xác định sức mạnh cơ bản hoặc hướng di chuyển chung của thị trường. Nếu chỉ báo ở bên trên điểm trung tâm, đó là dấu hiệu tăng giá (bullish) và các chỉ báo bên dưới điểm trung tâm, đó sẽ là đà giảm giá (bearish).

Sự khác biệt lớn nhất giữa BO và CO là khả năng nhận biết các vùng vượt mua và bán. Tuy CO có thể xác định những vùng này, nhưng nó không phải là chỉ báo lý tưởng để thực hiện điều đó. Thay vào đó, BO mới là chỉ báo thích hợp nhất dùng để xác định các vùng vượt mua và bán.

Tín hiệu dao động – Oscillators Signals
Oscillators tạo ra tín hiệu mua và bán theo nhiều cách khác nhau. Một số tín hiệu đến khá sớm, trong khi các tín hiệu khác xuất hiện sau khi xu hướng bắt đầu. Ngoài các tín hiệu mua và bán, các chỉ báo dao động này có thể báo hiệu rằng có điều gì đó không ổn định với xu hướng hiện tại hoặc xu hướng hiện tại sắp thay đổi. Mặc chúng có thể tạo ra các tín hiệu riêng, nhưng điều quan trọng là các tín hiệu này thường được sử dụng cùng với các khía cạnh khác của phân tích kỹ thuật. Hầu hết các Oscillator là các chỉ báo động lượng và chỉ phản ánh một đặc điểm của hành động giá trên thị trường. Khối lượng giao dịch, mô hình giá và các mức hỗ trợ / kháng cự cũng cần nên được xem xét đến.

Phân kỳ dương và âm
Phân kỳ là một khái niệm chính của nhiều tín hiệu dao động cũng như các chỉ báo khác. Nó có thể đóng vai trò cảnh báo xu hướng sắp thay đổi hoặc thiết lập tín hiệu mua, bán. Có hai loại phân kỳ: dương và âm. Trong đó, phân kỳ âm là khi một chỉ báo giảm trong khi giá tăng. Phân kỳ dương là khi các chỉ báo tăng trong khi giá có xu hướng giảm.

chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator (5).jpg

Phân kỳ âm xảy ra khi giá cả thị trường chạm đến đỉnh mới, nhưng các chỉ báo không ghi nhận mức này và tạo thành các đỉnh thấp hơn. Đối với các chỉ báo động lượng (momentum indicators), tín hiệu phân kỳ âm cho thấy xu hướng tăng đang chậm lại, đôi khi có thể báo trước sự đảo chiều giảm giá. Không phải tất cả các tín hiệu phân kỳ âm đều là tín hiệu tốt, đặc biệt là trong một xu hướng tăng mạnh. Trên biểu đồ Staples (SPLS) ở trên, cổ phiếu hình thành đỉnh cao hơn trong tháng 09, nhưng chỉ báo MACD không vượt quá mức đỉnh trước đó của nó. Một tín hiệu phân kỳ âm hình thành và chỉ báo MACD đã di chuyển xuống bên dưới đường tín hiệu của nó (màu đỏ).

chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator (6).jpg

Phân kỳ dương xảy ra khi thị trường hình thành đáy mới, nhưng chỉ báo vẫn giữ trên mức thấp trước đó để tạo thành mức đáy cao hơn. Đối với các chỉ báo động lượng, một phân kỳ dương cho thấy xu hướng giảm yếu đi, đôi khi có thể báo trước một sự đảo chiều tăng. Không phải tất cả các tín hiệu phân kỳ dương đều là tín hiệu tốt, đặc biệt là trong một xu hướng giảm mạnh. Trên biểu đồ Sprint (S) ở trên, cổ phiếu hình thành mức đáy thấp hơn vào đầu tháng 09, nhưng RSI đã giữ trên mức đáy trước đó và hình thành phân kì dương. Ngoài ra, lưu ý RSI đã nằm trong vùng vượt bán vào giữa tháng 8 và giữ trên mức 30 trong tháng 09. Sau đó, RSI vượt lên mức 50. Sprint sau đó đã quay trở lại dưới mức breakout của mình vào thời điểm đó.

chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator (7).jpg

Phân kỳ, cả dương và âm, cũng có thể hình thành với các chỉ báo như On Balance Volume, Accumulation Distribution Line, AD Line và Chaikin Money Flow. Trên biểu đồ Expeditors (EXPD) ở trên, cổ phiếu đã chạm đỉnh mới trong tháng 09, nhưng On Balance Volume (OBV) không xác nhận mức cao hơn. Mức đỉnh thấp hơn đang hình thành trong OBV và chỉ báo đã di chuyển xuống dưới đường SMA 10 ngày của nó.

Vùng vượt mua và vượt bán cực đoan
BO được thiết kế để xác định các vùng vượt mua và bán. Vì những Oscillator này dao động trong phạm vi nhất định, nên chúng ta khó thể sử dụng chúng trong các thị trường có xu hướng dao động mạnh. BO được sử dụng tốt nhất cho giao dịch trong phạm vi hoặc với các thị trường không có xu hướng dao động mạnh. Trong một xu hướng mạnh, người dùng có thể thấy nhiều tín hiệu không thực sự khớp. Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh, mua vào trong vùng vượt bán sẽ tốt hơn là bán ra trong vùng vượt mua.

Trong một xu hướng mạnh, các tín hiệu dao động theo hướng của xu hướng cơ bản yếu hơn so với xu hướng chính. Xu hướng là bạn của bạn và đừng nên đi ngược lại chúng. Nếu một loại cổ phiếu đang trong xu hướng tăng mạnh, mua vào khi dao động đang trong vùng vượt bán (và gần ngưỡng hỗ trợ) sẽ tốt hơn nhiều so với việc bán ra trong vùng vượt mua. Trong một xu hướng giảm mạnh, bán ra khi dao động nằm trong vùng vượt bán sẽ tốt hơn. Nếu đường đi của kháng cự thay đổi (tăng hoặc giảm), thì các tín hiệu cũng sẽ thay đổi (tăng hoặc giảm) phù hợp với xu hướng. Việc đi ngược lại xu hướng sẽ rất rủi ro.

Khi xu hướng mạnh, các chỉ báo dao động dải (BO) có thể vẫn ở vùng vượt bán hoặc vượt mua trong thời gian dài. Khi tín hiệu trong vùng vượt mua không có nghĩa là đã đến lúc bán, và ngược lại. Trong một xu hướng tăng mạnh, Oscillator có thể chạm mức vượt mua và duy trì trong một khoảng thời gian, nhưng giá có thể tiếp tục tăng. Phân kỳ âm có thể hình thành, nhưng nếu tín hiệu giảm hình thành ngược lại với xu hướng tăng thì mọi người nên cẩn trọng. Trong một xu hướng giảm mạnh, Oscillator có thể chạm mức vượt bán và duy trì trong một khoảng thời gian, nhưng giá có thể tiếp tục giảm. Phân kỳ dương có thể hình thành, nhưng nếu tín hiệu tăng hình thành ngược lại với xu hướng giảm thì mọi người cũng nên xem xét lại. Điều này không có nghĩa là tín hiệu ngược chiều sẽ không hoạt động, nhưng chúng sẽ xem xét chúng trong bối cảnh phù hợp và phải kết hợp với các khía cạnh khác của phân tích kỹ thuật.

Bước đầu tiên trong việc sử dụng các bộ dao động dải (BO) là xác định các dải trên và dưới để đánh dấu các cực. Đối với RSI, bất kỳ thứ gì dưới 30 và trên 70 đại diện cho một cực. Đối với Stochastic Oscillator, bất cứ điều gì dưới 20 và trên 80 đại diện cho một cực. Chúng ta biết rằng khi RSI dưới 30 hoặc Stochastic Oscillator dưới 20, đó sẽ là vùng vượt bán. Tương tự, khi RSI trên 70 và Stochastic Oscillator trên 80, thị trường đang trong tình trạng vượt mua. Việc xác định tình trạng vượt mua hoặc bán sẽ là một cảnh báo để theo dõi các khía cạnh kỹ thuật khác (mô hình giá, xu hướng, hỗ trợ, kháng cự, nến, khối lượng hoặc các chỉ báo khác).

Phương pháp đơn giản nhất để tạo tín hiệu là lưu ý khi các dải trên và dưới giao nhau. Nếu vượt trên 70 đối với RSI và 80 đối với Stochastic Oscillator và di chuyển xuống, thì tín hiệu bán sẽ được tạo ra. Nếu RSI dưới 30 và Stochastic dưới 20 thì tín hiệu mua được tạo ra. Hãy nhớ rằng đây là những phương pháp đơn giản nhất.

Các tín hiệu đơn giản cũng có thể được kết hợp với phân kỳ và đường trung bình động để tạo ra các tín hiệu tốt hơn. Khi một cổ phiếu đang trong vùng vượt bán, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm phân kì dương kết hợp cùng RSI vượt qua mức 30. Với Stochastic trong vùng vượt mua, trader có thể tìm kiếm sự phân kỳ âm và kết hợp với đường trung bình động để tạo tín hiệu.

chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator (8).jpg

Biểu đồ Cisco (CSCO) cho thấy rằng Stochastic có thể thay đổi từ vùng vượt bán sang vượt mua khá nhanh. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào số khoảng thời gian được sử dụng để tính toán. Stochastic 10 ngày sẽ dễ bay hơi hơn 20 ngày. Các đường màu xanh lá cho biết khi Stochastic chạm hoặc cắt đường vượt bán. Các đường màu đỏ cho biết khi Stochastic chạm hoặc vượt qua ngưỡng vượt mua. Như trong biểu đồ, CSCO đang trong xu hướng tăng mạnh và chịu áp lực bán rất ít. Do đó, cố gắng bán ra khi các Oscillator xuống dưới mức 80 sẽ đi ngược lại xu hướng tăng và không phải là chiến lược thích hợp. Khi thị trường có xu hướng tăng, trader nên đợi tín hiệu vượt bán để tiến hành mua vào.

Chúng ta cũng có thể thấy rằng, giá cổ phiếu đã tăng sau khi Stochastic vượt lên trên 80 (đường màu đỏ). Vòng tròn màu xanh trong tháng 8 cho thấy tín hiệu mua được tạo ra với 03 tín hiệu riêng biệt bao gồm: Oscillator di chuyển trên 20 từ vùng vượt bán; Oscillator di chuyển bên trên đường MA 3 ngày của nó; và Oscillator hình thành phân kỳ dương. Việc xác nhận 03 tín hiệu nhỏ sẽ giúp cho tín hiệu chung tốt hơn. Sau khi tín hiệu mua được hình thành, Oscillator trong vùng vượt mua 4 ngày sau đó. Tuy nhiên, cổ phiếu tiếp tục tăng điểm trong 2-3 tuần trước khi đạt đỉnh.

chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator (10).jpg

Biểu đồ Microsoft (MSFT) cho thấy có một số cơ hội tham gia giao dịch với RSI. Bởi vì chỉ báo RSI 14 kỳ hiếm khi di chuyển xuống dưới 30 và trên 70. Với xu hướng trung hạn và dài hạn đang giảm, các nhà đầu tư có thể tham gia short trade mỗi khi RSI chạm vùng vượt mua (đường thẳng đứng màu đen). Các nhà đầu tư mạo hiểm hơn có thể tham gia long trade mỗi khi RSI giảm xuống dưới 30 và sau đó quay trở lại trên vùng vượt bán này. 02 tín hiệu mua đầu tiên được tạo ra với phân kì dương và di chuyển ra khỏi vùng vượt bán. Tín hiệu mua thứ 03 xuất hiện sau khi RSI giảm xuống dưới mức 30. Hãy nhớ rằng 03 tín hiệu này đi ngược lại xu hướng giảm lớn hơn và các chiến lược giao dịch nên được điều chỉnh tương ứng.

Centerline Crossovers (CC) – Sự giao nhau của các đường trung tâm
Như tên gọi của nó, các tín hiệu CC áp dụng chủ yếu cho các dao động bên trên và dưới một đường trung tâm. Các trader cũng được biết là sử dụng CC với RSI để xác nhận sự phân kỳ hoặc tín hiệu được tạo ra từ vùng vượt mua hoặc vượt bán. Tuy nhiên, hầu hết các chỉ báo BO, như RSI và Stochastics, đều dựa vào các phân kỳ và mức vượt mua/bán để tạo ra tín hiệu. Việc phân tích CC sẽ tập trung vào các chỉ báo dao động trung tâm (CO) như Chaikin Money Flow, MACD và Rate-of-Change (ROC).

Một CC đôi khi được hiểu là tín hiệu mua hoặc bán. Tín hiệu mua sẽ được tạo ra chỉ báo giao nhau phía trên đường trung tâm và tín hiệu bán khi đường giao nhau bên dưới đường trung tâm. Đối với MACD hoặc ROC, giao nhau bên trên hoặc dưới mức 0 sẽ hoạt động như một tín hiệu mua/bán.

Các chuyển động trên hoặc dưới đường trung tâm cho thấy xu hướng đã thay đổi từ dương sang âm hoặc âm sang dương. Khi chỉ báo CO vượt lên trên đường trung tâm của nó, đà sẽ tăng. Và ngược lại, đà sẽ giảm khi chỉ báo CO giảm xuống dưới đường trung tâm của nó.

chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator (11).jpg

Trên biểu đồ Intel (INTC) với MACD và ROC, đã có một số tín hiệu được tạo ra từ sự giao nhau giữa đường trung tâm (CC). Có một vài tín hiệu tốt, nhưng cũng có rất nhiều tín hiệu giả. Điều này làm nổi bật một số thách thức liên quan đến các loại tín hiệu dao động. Ngoài ra, nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp các tín hiệu khác nhau để tạo ra tín hiệu mua và bán tốt hơn. Một số trader cũng chỉ trích các tín hiệu CO thường diễn ra khá muộn.

CC cũng có thể hoạt động như một tín hiệu dùng để xác nhận các tín hiệu trước đó hoặc củng cố xu hướng hiện tại. Nếu có sự phân kỳ dương và sự giao nhau của các đường MA trong xu hướng tăng, thì phiên tăng điểm tiếp theo phía trên đường trung tâm sẽ xác nhận tín hiệu mua trước đó. Nếu sau đó tín hiệu không thể di chuyển lên phía trên đường trung tâm thi nó sẽ hoạt động như một cảnh báo rằng có điều gì đó không ổn.

chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator (12).jpg

Trên biểu đồ Intel (INTC) với MACD, sự giao nhau giữa đường trung tâm đóng vai trò là tín hiệu cảnh báo trong một loạt các tín hiệu tăng giá.

  • Nếu hình thành đáy thấp hơn sẽ hơn báo hiệu phân kì dương.
  • Các đường MA giao nhau trong xu hướng tăng sẽ khẳng định phân kỳ dương.
  • Và cuối cùng, có sự giao nhau giữa đường trung tâm.

Một số trader sẽ khá lo lắng về việc mất quá nhiều thời gian để chờ xác nhận tín hiệu thứ 03 và cuối cùng. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu đáng tin cậy và giúp tránh các tín hiệu sai lệch. Việc chờ tín hiệu thứ 03 rõ ràng sẽ làm giảm lợi nhuận, nhưng đồng thời nó cũng có thể giúp mọi người giảm bớt rủi ro.

chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator (13).jpg

Chaikin Money Flow là một ví dụ. Phân kỳ, vùng vượt mua/bán đều ở mức trung bình. Hướng chuyển động của dao động là quan trọng nhưng cần phải được xác nhận thật kỹ. Dao động trên mức 0 càng lâu thì đó càng là tín hiệu tăng giá tốt. Dao động dưới mức 0 càng lâu thì đó càng là tín hiệu bán tốt. Do đó, Chaikin Money Flow được coi là tăng giá khi Oscillator đang trên mức 0 và giảm khi dưới mức 0.

Trên biểu đồ của IBM, Chaikin Money Flow bắt đầu giảm trong tháng 07. Tại thời điểm đó, giá cổ phiểu giảm theo xu hướng chung của thị trường và sự suy giảm trong dao động là bình thường. Tuy nhiên, trong nửa cuối tháng 8, các lo ngại bắt đầu tăng lên khi chỉ báo Oscillator không thể tiếp tục và giảm xuống dưới mức 0. Chaikin Money Flow tiếp tục xấu đi. Điều này sẽ là tín hiệu cho thấy có gì đó không ổn.

Ưu và khuyết điểm của tín hiệu dao động
Dải dao động (BO) được sử dụng để xác định tình trạng vượt mua và vượt bán là tốt nhất. Tuy nhiên, vùng vượt mua không hoạt động như một tín hiệu bán, và vùng vượt bán không hoạt động như một tín hiệu mua. Tình trạng vượt mua và vượt bán hoạt động như một hồi chuông cảnh báo rằng các chỉ báo đang đạt đến mức cực đoan và nhà phân tích cần chú ý đến hành động giá.

Để cải thiện hiệu quả của tín hiệu dao động, trader có thể tìm kiếm nhiều tín hiệu hơn. Tiêu chí cho tín hiệu mua hoặc bán có thể được phân thành 3 tín hiệu xác nhận riêng biệt. Một tín hiệu mua có thể được tạo ra khi nhìn thấy tình trạng vượt bán. Ngược lại, tín hiệu bán có thể được tạo ra từ sự phân kỳ âm, sự giao nhau của các đường MA và đường trung tâm trong xu hướng giảm.

chi-bao-oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-chi-bao-oscillator (14).jpg

Phân tích mô hình trong biểu đồ truyền thống cũng có thể được áp dụng cho oscillator. Có thể nó sẽ phức tạp hơn một chút nhưng sẽ giúp xác định sức mạnh đằng sau động thái của một bộ dao động. Tìm kiếm đỉnh cao hơn hoặc đáy thấp hơn có thể giúp xác nhận phân tích trước đó. Đường xu hướng bị phá vỡ có thể báo hiệu rằng động lượng sắp đổi hướng.

Trade với tín hiệu dao động đi ngược lại với xu hướng chính của thị trường là điều nguy hiểm. Trong xu hướng tăng, tốt nhất là tìm kiếm cơ hội mua thông qua tín hiệu vượt mua, phân kỳ dương, giao nhau của các đường MA hoặc đường trung tâm trong xu hướng tăng. Trong xu hướng giảm, tốt nhất là nên tìm kiếm cơ hội bán thông qua tín hiệu vượt mua, phân kỳ âm, sự giao nhau của các đường MA hoặc đường trung tâm trong xu hướng tăng

Cuối cùng, oscillator hoạt động có hiệu quả nhất khi được sử dụng cùng với mô hình phân tích, nhận dạng mức hỗ trợ / kháng cự, xác định xu hướng và các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Càng luyện tập nhiều thì càng có thể áp dụng đúng các tín hiệu dao động vào mỗi trường hợp cụ thể. Điều quan trọng là phải xác định xu hướng hiện tại. Các chỉ báo và tín hiệu dao động có thể có hiệu quả khác nhau trong các trường hợp khác nhau.

Chỉ cần sử dụng thành thạo các kỹ thuật phân tích khác kết hợp với việc đọc dao động, cơ hội thành công có thể được tăng lên cao hơn rất nhiều.

Nội dung bài viết, phân tích bao gồm ý kiến cá nhân của tác giả theo điều kiện của thị trường tại thời điểm phân tích. Các nhà đầu tư nên thực hiện nghiên cứu thị trường riêng của mình trước khi tham gia đầu tư. Luôn bám sát dòng chảy dữ liệu của thị trường để có quyết định an toàn và tối ưu. Là một nhà đầu tư bạn luôn hiểu và tự chịu trách nhiệm 100% việc ra quyết định của mình. Thành công là của bạn!

🤜🤛Các kênh thông tin Pink Blockchain:
✅ Website: https://pinkblockchain.com/
✅ Kênh Telegram 1 chiều: https://t.me/pinkblockchain
✅ Group Telegram Mining: https://t.me/joinchat/F5wOVQhK9E1fpFi…
✅ Youtube: https://www.youtube.com/c/PinkBlockchain
✅ Twitter: https://twitter.com/PinkBlockchain
✅ Steemit: https://steemit.com/@vnpinkblockchain

Link bài gốc: https://pinkblockchain.com/oscillator-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-tung-loai-oscillator/

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!