Bài viết sau đây chia sẻ đến bạn nguyên lý hoạt động của các thiết bị cầu trục trên thị trường hiện nay. Theo dõi ngay để có được thông tin hữu ích cho mình.
Để sử dụng cầu trục hiệu quả trước tiên bạn phải nắm rõ được nguyên lý hoạt động của các thiết bị cầu trục là như thế nào. Chỉ có như thế bạn mới có thể sử dụng cầu trục của nhà máy, công xưởng một cách dễ dàng nhất và hiệu quả nhất. Vậy nguyên lý hoạt động của các thiết bị cầu trục như thế nào? Cùng công ty cầu trục Sakura điểm nhanh qua bài viết sau đây nhé!!!
1. Cấu tạo của cầu trục bao gồm những bộ phận nào?
Một hệ thống thiết bị cầu trục chất lượng phải bao gồm những bộ phận sau đây:
Dầm chính ( dầm đơn hoặc dầm đôi)
Palang, con lợn nâng hạ ( tải trọng theo yêu cầu)
Động cơ di chuyển cầu trục (Motor)
Hệ thống đường ray di chuyển ( ray P hoặc ray vuông)
Dầm biên cho cầu trục.
Bánh xe di chuyển.
Tủ điện
Hệ điện ngang.( cấp điện cho Palang)
Hệ điện dọc.( cấp điện cho toàn bộ cầu trục)
Cabin điều khiển
2. Nguyên lý hoạt động của thiết bị cầu trục
Hai đầu dầm chính được liên kết với dầm biên, trên dầm biên chứa các bánh xe ( 4 bánh) và động cơ ( 2 Motor) khi người sử dụng tác động lên tay bấm điều khiển( điều khiển từ xa hoặc điều khiển đi theo palang), nhận được lệnh từ tay bấm điều khiển dầm biên sẽ di chuyển toàn bộ cầu trục dọc theo nhà xưởng.
Palang nâng hạ được treo dưới dầm chính đối với cầu trục dầm đơn. Gác trên thành dầm đối với cầu trục dầm đôi. Tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta sử dụng tải trọng nâng và cấp tốc độ khác nhau. Palang có hai cấp tốc độ chính: 1 cấp ( cao), 2 cấp ( thấp và cao), giá của chúng cũng vì thế mà thay đổi, thường thì palang hai cấp tốc độ có giá thành cao hơn một cấp tốc độ.
Hệ thống điện của cầu trục chủ yếu sử dụng loại điện 3 pha, 380V, 50Hz. Đây là nơi cung cấp năng lượng cho toàn bộ cầu trục. Ngoài ra, dòng điện để điều khiển cầu trục cũng khá quan trọng, bởi vì, nhờ có nó mà chúng ta có thể điều khiển linh hoạt cầu trục theo mong muốn của mình một cách dễ dàng.
Để hạn chế những sự cố xảy ra, trên cầu trục người ta thường gắn các thiết bị an toàn như:
Cao su giảm chấn: lắp đặt ở hai đầu dầm biên giúp cầu trục giảm tối đa lực tác động khi va chạm với bát chặn dọc( đặt ở cuối đường chạy).
Lan can an toàn: Được lắp ở một hoặc hai bên cầu trục, giúp người sử dụng có thể vệ sinh cầu trục cũng như tiến hành sửa chữa, bảo hành cầu trục một cách dễ dàng, đặc điểm của loại lan can an toàn này là chỉ trang bị cho cầu trục dầm đôi.
Hệ thống đèn báo, còi báo: Khi lắp đặt cầu trục nhất định phải lắp đặt chi tiết này, nhìn có vẻ đơn giản nhưng nhờ có những chiếc còi báo, đèn báo mà chúng ta có thể tránh được tối đa những va chạm, đụng độ của các cầu trục với nhau. Đặc biệt là trên một đường ray có lắp đặt nhiều bộ cầu trục.
Để đảm bảo quá trình sử dụng thiết bị cầu trục thì ngoài nắm rõ cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động bạn cũng cần nắm rõ thời gian vệ sinh định kỳ của các phụ kiện cầu trục khi sử dụng.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về nguyên lý hoạt động của các thiết bị cầu trục trong nhà máy, công xưởng. Nếu có điều gì thắc mắc hoặc muốn mua cầu trục chất lượng hay liên hệ ngay hotline 0946 130 868 - 0918 560 729 để được nhân viên tư vấn tận tình nhất.
CÔNG TY CẦU TRỤC CHUYÊN CUNG CẤP THIẾT BỊ NÂNG HẠ
Hotline: 0946 130 868 - 0918 560 729
Website: https://congtycautruc.com
Email: [email protected] - [email protected]
Nguồn: https://congtycautruc.com/tin-tuc/Tin-tuc/nguyen-ly-hoat-dong-cua-cac-thiet-bi-cau-truc-291.html