Khai thác kiến thức Địa lý trên bản đồ

in phuongphap •  5 years ago 

Cô Nguyễn Thị Thanh Hải - TTGDTX tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, rèn luyện kĩ năng học và khai thác kiến thức Địa lý trên bản đồ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức Địa lý một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ lâu bền.
Khai thác kiến thức Địa lý trên bản đồ
Khai thác kiến thức Địa lý trên bản đồ
Chẳng hạn, khi học về vị trí Địa lý của một châu lục, nếu chỉ nghe một cách thụ động mà giáo viên mô tả thì khó mà lĩnh hội và ghi nhớ.

Nhưng nếu tự mình được xác định trên bản đồ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây, tìm xem có những đại dương, những biển, vịnh nào bao quanh, những châu lục nào tiếp cận…, học sinh sẽ hiểu được ngay và nhớ lâu hơn vì đã qua một quá trình suy nghĩ, tìm tòi, đối chiếu phân tích, so sánh.

Theo cô Nguyễn Thị Thanh Hải, rèn luyện kĩ năng bản đồ cần qua các ước:

Rèn luyện kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lý trên bản đồ; kĩ năng xác định vị trí Địa lý, mô tả từng yếu tố thành phần của tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị được biểu hiện trên bản đồ.

Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng, đo đạc bản đồ; kĩ năng xác định các mối liên hệ Địa lý trờn bản đồ. Cuối cùng là rèn luyện kĩ năng mô tả tổng hợp Địa lý một khu vực.

Tùy theo đặc thù từng bài học, từng phần trong bài học cụ thể, giáo viên có thể chọn bản đồ phù hợp với nội dung bài học để khai thác sử dụng đúng mục đích đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, giáo viên cần có kiến thức Tin học thành thạo để thao tác soạn giáo án điện tử và sử dụng tối đa các bản đồ đã có trong nhà trường nhằm nâng cao kỹ năng bản đồ cho học sinh.

Rèn kỹ năng nhận biết, chỉ đọc các đối tượng địa lý
Để có thể dễ dàng nhận biết và tìm ra một đối tượng địa lí trên bản đồ, học sinh không phải chỉ biết dựa vào đặc điểm hình thù, kích thước của nó mà còn phải dựa vào toàn bộ khung cảnh xung quanh, nhận rõ vị trí của nó trong khung cảnh đó.

Chẳng hạn, muốn nhận biết dãy Pirênê trên bản đồ Châu Âu, học sinh phải gắn nó với lãnh thổ nước Pháp và bán đảo Ibêrich, với Đại Tây Dương (vịnh Gatxconhơ) và Địa Trung Hải, phải xác định vị trí của nó là nằm ở ranh giới giữa bán đảo Ibêrich và lãnh thổ nước Pháp, trải qua từ bờ vịnh Gatxcônhơ tới ven Địa Trung Hải.

1
Rèn kỹ năng nhận biết, chỉ đọc các đối tượng địa lý
Hoặc muốn nhận ra bán đảo Scandinavia, học sinh không chỉ lưu ý đến đặc điểm hình thù (trông tựa một con hổ), mà cả vị trí của nó ở bắc châu Âu, giữa các biển Na Uy, Bắc Hải, Bantich và Baren.

Có thể rút ra quy trình rèn luyện kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lí như sau:

Giáo viên đọc rõ ràng, rành mạch, chính xác địa danh và chỉ đối tượng trên bản đồ treo tường.

Cho học sinh đối chiếu tìm trên bản đồ trong SGK hoặc atlat.

Giáo viên viết thật rõ ràng địa danh lên bảng đen ở một góc riêng.

Yêu cầu một số học sinh phát âm lại rõ ràng, to tát địa danh, và khi cần, cho phát âm tập thể.

Yêu cầu học sinh ghi chép chính xác địa danh vào sổ tay địa lí.

Hướng dẫn học sinh ghi chép đặc điểm hình thù hoặc kích thước của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ.

Hướng dẫn học sinh nhận xét mối quan hệ vị trí của đối tượng với những vật khác ở xung quanh (dùng làm điểm tựa) để sau này dễ nhận ra và tìm được đối tượng trên bản đồ.

Hướng dẫn cách chỉ đối tượng địa lí trên bản đồ

Kỹ năng mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ
Rèn luyện kĩ năng mô tả địa hình trên bản đồ có thể theo các bước như sau:

Giáo viên mô tả mẫu địa hình của một châu lục, vừa mô tả, vừa hướng dẫn học sinh cách thức, trình tự mô tả.

Cho học sinh ghi dàn ý mô tả vào sổ tay địa lý, khuyến khích học sinh học thuộc dàn ý đó.

Cho học sinh tập mô tả địa hình châu lục, bắt đầu bằng một châu lục có địa hình đơn giản.

Cho học sinh tập mô tả từng dạng địa hình theo dàn ý đã ghi trong sổ tay địa lý.

Cho học sinh tập mô tả địa hình của một nước nào đó.

3
Kỹ năng mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ
Với kĩ năng mô tả khí hậu trên bản đồ có thể theo quy trình:

Làm cho học sinh hiểu rõ mô tả khí hậu có nghĩa là mô tả những yếu tố thành phần của nó tức là nhiệt độ, mưa, gió và phát hiện mối liên hệ giữa chúng với nhau cũng như với những yếu tố tự nhiên khác.

Giới thiệu cho các em các yếu tố trên bản đồ khí hậu; cung cấp cho học sinh dàn ý mô tả khí hậu trên bản đồ.

Hướng dẫn các em dựa vào dàn ý cho sẵn để mô tả khí hậu trên bản đồ bắt đầu từ châu lục rồi chuyển sang một khu vực, một quốc gia.

Việc rèn luyện kĩ năng mô tả sông ngòi trên bản đồ theo quy trình: Hướng dẫn học sinh mô tả một con sông dựa trên dàn ý cho sẵn.

Khi học sinh đã nắm được cách mô tả một con sông, chuyển sang hướng dẫn các em mô tả một hệ thống sông.

Cuối cùng hướng dẫn các em tập mô tả sông ngòi của một nước.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của AZtest đã giúp quý thầy cô có thêm kinh nghiệm giúp học sinh khai thác kiến thức Địa lý trên bản đồ

Xem thêm: Cách tạo đề trắc nghiệm Địa lý lớp 10: Chương “Bản đồ”

ĐỪNG QUÊN ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI ĐỂ NHẬN THÊM NHỮNG THÔNG TIN HẤP DẪN CỦA AZTEST


AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ 02336.270.610 - 0905.908.430 (hotline 24/7) hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!