Phân loại coin để chọn hình thức đầu tư phù hợp cho người mới bắt đầu

in pinkblockchain •  6 years ago 

phan-loai-coin-de-chon-hinh-thuc-dau-tu-phu-hop (4).jpg
Những Trader, holder mới bước chân vào thị trường tiền mã hóa thường gặp khó khăn trong việc phân loại coin để chọn hình thức đầu tư phù hợp. Đừng lo, bài viết này sẽ từng bước giúp các bạn cái nhìn tổng quát nhất về các nhóm coin được phân chia như thế nào.

Trường hợp đặc biệt của các nhóm coin
Bitcoin (BTC) là một trường hợp đặc biệt, không nằm trong bất kỳ nhóm coin nào vì nó là vua, là coin có sự ảnh hưởng cực lớn đến các nhóm coin khác, BTC tăng mạnh thì kéo tất cả các coin tăng lên, nếu rớt thì cũng kéo “thần dân” xuống theo. Tuy nhiên, BTC đi ngang hoặc tăng giảm nhẹ (sideway) thì các coin kia mới có cơ hội “pump” mạnh. Đây là kinh nghiệm mà bạn cần nhớ. Thậm chí ngay cả ETH là đồng coin có vốn hóa thị trường lớn đi chăng nữa, thì nó cũng chỉ là “tướng”.

phan-loai-coin-de-chon-hinh-thuc-dau-tu-phu-hop.jpg

Ngoài ra, một trường hợp đặc biệt nữa là Tether (USDT), một coin không có sự thay đổi đáng kể về giá trị, nó chỉ $1 cộng trừ tối đa 5% mà thôi. Tại sao lại thế, vì coin này sinh ra là để như vậy. Cứ mỗi coin được phát hành là mỗi USD được thêm vào tài khoản của công ty phát hành coin này. Mục đích của coin này là để mọi người mua nó rồi để mua các coin khác, tránh tình trạng tụt giá.

Ví dụ: bạn mua BTC lúc $10.000, dùng BTC để mua IOTA, nhưng mua xong BTC rớt xuống $7.000, lúc này bạn mua được ít IOTA hơn. Và USDT sinh ra để hạn chế vấn đề đó của BTC. Coin này còn có tác dụng là tránh bão. Tức là khi thị trường đi xuống hoặc bạn dự đoán thị trường sẽ đi xuống, bạn chốt đổi hết các coin của bạn sang USDT thì sẽ không bị giảm giá mà còn có thể vào mua lại các coin đó khi nó xuống đáy.

Phân loại coin theo vốn hóa thị trường

  • Nhóm 1: Nhóm coin Top

Là những coin có vốn hóa thị trường lớn, trên dưới $1 tỷ, những coin mà bạn sẽ thấy loanh quanh vị trí đầu bảng trên coinmarketcap. Những coin này là những coin đã chứng minh một phần tiềm năng nên có độ ổn định tốt, tính an toàn cao, không sợ bị biến mất. Những coin này thường được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch.

  • Nhóm 2: Nhóm coin tiềm năng

Nhóm này là nhóm coin có vốn hóa thị trường từ $100 triệu. Rất nhiều coin, lên xuống thất thường nhưng những coin này là những coin tiềm năng, có thể nhảy lên nhóm coin top bất kỳ lúc nào. Nhóm coin này cũng là nhóm coin hay được “cá mập” bơm.

  • Nhóm 3: Nhóm coin rác

Coin rác còn gọi là Shitcoin, là những coin có vốn hóa dưới $100 triệu. Vì vốn hóa thị trường nhỏ nên ít người để ý đến, không có nghĩa là không có tiềm năng. Họ có thể yếu trong khâu marketing dẫn đến chưa ai biết và chưa ai mua. Hoặc cũng có thể coin không có tiềm năng thật vì công nghệ không có gì nổi bật. Những coin này thường chỉ được niêm yết trên các sàn giao dịch nhỏ như cryptopia hay southexchange, stockexchange,…

  • Nhóm 4: Nhóm coin siêu rác

Là nhóm coin chưa được lên sàn, nhưng vẫn tiềm năng cho thợ đào coin và hold coin, thường những coin này một khi được niêm yết trên sàn giao dịch thì lợi nhuận sẽ tăng gấp nhiều lần.

  • Nhóm 5: Nhóm token

Là những coin chưa ICO (chưa lên sàn), mới chỉ tồn tại dưới dạng token được trao cho nhà đầu tư khi góp vốn vào dự án. Và khi dự án ICO và token đó thành coin, bạn có thể bán coin ra. Nhóm này dành cho các bạn thích đầu tư ICO.

Vậy lời khuyên cho bạn là, nếu là trader thì bạn chỉ nên quan tâm 3 nhóm đầu tiên.

phan-loai-coin-de-chon-hinh-thuc-dau-tu-phu-hop (2).jpg
Phân loại coin theo ứng dụng
Nếu chia coin dựa theo các ứng dụng thì chúng ta có thể phân làm 3 loại chính là nhóm tiền tệ (currency), nhóm nền tảng (platform) và nhóm tiện ích (utility).

  • Nhóm tiền tệ (currency)

Những coin này được tạo ra với mục đích là phương tiện trao đổi đơn thuần như tiền mặt. Có những loại coin có số lượng coin phát hành cố định và không gây lạm phát (tuy nhiên nó vẫn có thể hard fork thành các coin khác). Một số coin thì có số lượng phát hành không giới hạn.

Một đối thủ nặng ký là Bitcoin Cash, là một hard fork thành công nhất Bitcoin, ra đời với nhiều nâng cấp đáng kể hạn chế được những nhược điểm của Bitcoin.

Ngoài ra, còn có thể kể đến một số cái tên trong nhóm coin này là: Dash, Litecoin và Decred. Cũng có những đồng coin khác có bảo mật danh tính tốt như Monero, Zcash,… Nếu bạn tin rằng tương lai sẽ dành cho các đồng coin thay thế tiền mặt thì thực sự bạn nên chọn mua ở mức giá thấp và Hold.

Nhóm tiền tệ (trừ khi bị cá mập thao túng) thường sẽ pump (tăng giá mạnh) khi có các tin về việc chấp nhận trong thanh toán, và thường dump khi có các tin bất lợi về ngăn cản, siết chặt hoặc cấm sử dụng.

phan-loai-coin-de-chon-hinh-thuc-dau-tu-phu-hop.jpeg

  • Nhóm nền tảng (platform)

Nhóm nền tảng sinh ra không chỉ để là mục đích trao đổi như tiền mặt mà còn phục vụ các mục đích khác như thực hiện hợp đồng thông minh, triển khai ứng dụng phi tập trung, bảo trợ danh tính, biểu quyết ngang hàng, …

Không như nhóm tiền tệ, hầu như sinh ra đã là hoàn thành sứ mệnh của mình, thì các coin nhóm nền tảng này còn cả chặng đường dài để phát triển và nó dễ được chấp nhận hơn so với dạng tiền tệ.

Lớn nhất, mạnh nhất chắc chắn phải kể đến Ethereum được sinh ra dành cho hợp đồng thông minh. Dân IT thường nắm giữ đồng này hơn là Bitcoin bởi vì họ hiểu rõ về tính ứng dụng của coin này.

Ngoài Ethereum, những nền tảng mới ra đời mỗi ngày. Lựa chọn tốt cần kể đến QTUM, MaidSafe, Waves, IOTA, Tezos.

EOS cũng là một coin tốt với thương vụ ICO lớn nhất trong lịch sử. Họ đã có bước nhảy vọt tuyệt vời và tung ra liên tục các bản code.

Lisk – nền tảng xây dựng kho ứng dụng phi tập trung. Lisk có đội ngũ tuyệt vời và nguồn lực dồi dào từ thương vụ ICO thu hơn 14k BTC. Khác với Etherem, ứng dụng xây dựng trực tiếp trên chuỗi khối chính, Lisk cho phép xây dựng, tối đa tùy biến ứng dụng trên chuỗi phụ gắn kết vào chuỗi chính. Ngôn ngữ Java Script là đặc trưng giúp Lisk tăng tính phổ biến, gần gũi với giới lập trình phổ thông. Sắp tới, Lisk có rất nhiều động thái về marketing (lên các sàn lớn, rebrand thương hiệu).

Nếu bạn am hiểu công nghệ, có niềm tin vào các ứng dụng công nghệ của các đồng coin này thì bạn nên hold. Tuy nhiên đừng mua vội mà phải chọn thời điểm tốt với giá tốt để mua.

  • Nhóm tiện ích (utility)

Coin tiện ích là nhóm coin sinh ra chỉ nhằm một mục đích phục vụ một ứng dụng nhất định.

Có một dạng coin tiện ích đáng quan tâm: coin về công nghệ tài chính (fintech). Các coin này thiết kế để phục vụ việc chuyển tiền toàn cầu cho các tổ chức lớn như ngân hàng.

Ripple là một ứng cử viên ưu tú, không phải vì công nghệ của nó mà vì nó có đội quân marketing tốt, kết hợp được với nhiều ngân hàng. Cứ mỗi lần Ripple được ký kết với một ngân hàng nào đó thì giá XRP tăng mạnh. Một điều khiến nhiều người không thích Ripple là nó có mã nguồn đóng và thực sự các ngân hàng sử dụng đồng tiền này lại vô tình chống lại sự phi tập trung của tiền mã hóa.

phan-loai-coin-de-chon-hinh-thuc-dau-tu-phu-hop (3).jpg

Stellar Lumens (XLM) được nhiều người đánh giá cao trong nhóm coin này, họ có một đội ngũ tuyệt vời. Họ hợp tác với IBM để cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng và họ có một số cố vấn rất đỉnh cũng như cực kỳ minh bạch. XLM cũng đang phát hành 2 loại coin phần thưởng có khởi đầu rất tốt trong mảng này, đó là Kik và MobileCoin. Coin thứ 2 được phát triển bởi nhà sáng lập của Signal.

OmiseGo có cố vấn là nhà sáng lập Ethereum – Vitalik Buterin. Họ cũng đang làm những điều tương tự như Ripple, Stellar nhưng với một phong cách mở hơn, do vậy cũng đáng đầu tư vào coin này.

Ngoài các đồng coin có vốn hóa thị trường lớn trên, các đồng khác có vốn hóa kém hơn nhưng cũng thú vị như:

Populous – đồng coin giải quyết vấn đề lương bổng, cắt giảm chi phí, mang lại lợi ích to lớn cho các công ty.

SALT hướng đến cung cấp dịch vụ vay tiền bảo trợ bởi blockchain. Cuối cùng là Metal, thích hợp với mô hình xây dựng một đồng coin phần thưởng, nhiều nhà đầu tư tỏ vẻ thích thú với cách mà họ thực hiện.

Nhóm tiện ích thường được đẩy giá sau mỗi đợt hợp tác với các nhóm đối tượng mà tiện ích đó nhắm đến, do đó bạn phải nhanh nhạy tìm hiểu các thông tin để quyết định hold hoặc trade.

Công thức chung cho việc chọn coin để đầu tư
Vậy cách thức lựa chọn của bạn như thế nào? Đặt ra các câu hỏi và yêu cầu những câu trả lời tốt? Những câu hỏi bạn muốn hỏi là:

Checklist của coin mà bạn nên đầu tư:

  • Đồng coin/dự án đó có mục đích gì không?
  • Mục đích đó là gì?
  • Đội ngũ đứng sau có ổn không?
  • Họ đã có mặt trên thị trường bao lâu?
  • Nền tảng mã nguồn được đánh giá ổn không?
  • Họ có lộ trình không?
  • Họ có minh bạch không?

Nếu bạn đánh giá đồng coin đó đạt được 70% các tiêu chí kể trên thì bạn có thể xem xét đầu tư.

Chúc may mắn!

Nội dung bài viết, phân tích bao gồm ý kiến cá nhân của tác giả theo điều kiện của thị trường tại thời điểm phân tích. Các nhà đầu tư nên thực hiện nghiên cứu thị trường riêng của mình trước khi tham gia đầu tư. Luôn bám sát dòng chảy dữ liệu của thị trường để có quyết định an toàn và tối ưu. Là một nhà đầu tư bạn luôn hiểu và tự chịu trách nhiệm 100% việc ra quyết định của mình. Thành công là của bạn!

🤜🤛Các kênh thông tin Pink Blockchain:
✅ Website: https://pinkblockchain.com/
✅ Kênh Telegram 1 chiều: https://t.me/pinkblockchain
✅ Group Telegram Mining: https://t.me/joinchat/F5wOVQhK9E1fpFi…
✅ Youtube: https://www.youtube.com/c/PinkBlockchain
✅ Twitter: https://twitter.com/PinkBlockchain
✅ Steemit: https://steemit.com/@vnpinkblockchain

Link bài gốc: https://pinkblockchain.com/phan-loai-coin-de-chon-hinh-thuc-dau-tu-phu-hop/

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!