Phân tích kiến ​​trúc Blockchain: Private, Public và Consortium

in pinkblockchain •  6 years ago 

phan-tich-kien-​​truc-blockchain-private-public-va-consortium (4).jpg
Có rất nhiều câu hỏi về sự khác biệt giữa Private Blockchain và Public Blockchain, cũng như sự nhầm lẫn về những gì mà Consortium Blockchain mang lại. Đối với những người muốn bắt đầu dự án blockchain của riêng mình, thì việc tìm hiểu được lợi ích, nhược điểm, giá trị chiến lược của từng dự án và áp dụng chúng vào kế hoạch tổng thể sao cho phù hợp là điều bắt buộc. Kiến trúc Blockchain chia thành 3 loại chính:

  • Public Blockchain: Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay hàng vạn node tham gia. Do đó để tấn công vào kiến trúc Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phi khá cao. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum, …
  • Private Blockchain: Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Tổ chức này có hoặc không thể cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Vì đây là một Private Blockchain, nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch. Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các node là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.
  • Consortium Blockchain: Hay còn gọi là Permissioned, một dạng của Private Blockchain nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định, kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Private Blockchain và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private Blockchain. Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

phan-tich-kien-​​truc-blockchain-private-public-va-consortium (2).jpg
Blockchain còn quá mới, việc hiểu rõ cấu trúc và tính khả thi của các giải pháp khác nhau sẽ tạo ra sự thành công hoặc thất bại của dự án. Các công ty và doanh nghiệp đã nhận ra lý do tại sao càng tiến vào thị trường sớm càng có lợi, bạn có thể tạo ra các chuẩn mực cho ngành công nghiệp. Muốn làm được như vậy, bạn cần phải có một đội ngũ, cố vấn, tư vấn tốt nhất có thể.

Vì vậy, hãy nhanh chóng gia nhập vào thị trường…

Thuộc tính cốt lõi cấu thành một blockchain là những người kiểm chứng (validator) của nó và cơ chế khuyến khích thúc đẩy các trình xác nhận hợp lệ.

Đây là điểm mấu chốt để tạo ra một nền kinh tế phi tập trung, và nó vừa là sức mạnh và điểm yếu của một Public Blockchain. Mặc dù nhiều thiếu sót trong một Private Blockchain, nhưng lại là sự giao thoa phù hợp cho Consortium Blockchain.

Hãy xem xét cụ thể những ưu điểm và nhược điểm của Public và Private Blockchain, bạn có thể thấy trong bảng so sánh bên dưới:
phan-tich-kien-​​truc-blockchain-private-public-va-consortium.jpg

Đây là một so sánh đơn giản được các chuyên gia tư vấn BlockchainDriven cung cấp, người đã nhận ra sự nhầm lẫn các nhà hoạch định dự án và giám đốc điều hành thường mắc phải, những người lựa chọn hướng tới Private Blockchain hoặc hyperledger do thiếu hiểu biết về công nghệ blockchain.

Peter Borovykh, Kiến trúc sư giải pháp Blockchain tại BlockchainDriven nói:

“Hiện không ai biết liệu blockchain mà họ đang triển khai có dẫn đến các giải pháp sai lầm hay không. Đặc biệt là những người ra quyết định cuối cùng. Những người tìm kiếm một blockchain cho các công ty khác nhau đều là những chuyên gia, vì vậy, họ cần hướng dẫn cho người ra quyết định và điều này làm chậm toàn bộ quá trình, trong khi các thông tin có thể bị hiểu lầm, bị mất hoặc hiểu sai ý của nhau trong lúc truyền đạt.”

Điểm yếu chính của một Private Blockchain là thiếu validator và phần thưởng.

Tại sao validator lại quan trọng đến thế?
Các giao dịch cần phải có những kiểm chứng hợp lệ mới được thông qua, càng có nhiều xác nhận hợp lệ trong hệ thống, thì hệ thống càng an ninh và ít bị tấn công hơn. Public Blockchain có những phần thưởng tốt nhất cho quá trình này như là các validator, hoặc các thợ đào coin, những người có thể kiếm tiền mã hóa thông qua quá trình xác nhận ngẫu nhiên.

Private Blockchain thiếu phần thưởng này vì chúng được thiết kế hoàn toàn để phục vụ cho quá trình sử dụng nội bộ chỉ trong một công ty có ít hoặc không có khả năng tương tác. Có ít người kiểm chứng hơn, và chỉ có một tổ chức trung tâm chịu trách nhiệm giám sát quá trình xác nhận, nghĩa là nó sẽ hạn chế sự phát triển và kém linh hoạt hơn nhiều. Nếu không có phần thưởng dành cho những người kiểm chứng, hệ thống có thể chết và đây chắc chắn không phải là giải pháp tối ưu cho một hệ thống để có thể được sử dụng lâu dài.

Đây là điểm yếu lớn nhất của Private Blockchain.

phan-tich-kien-​​truc-blockchain-private-public-va-consortium (3).jpg

Hãy tưởng tượng Microsoft Word vs. Google Docs như Private Blockchain vs. Public Blockchain. Người dùng phải tải Word xuống máy tính và theo dõi các cập nhật của riêng họ. Sau đó các các thành viên khác trong nội bộ phát hiện ra lỗi và chỉ ra. Mặt khác, Google Documents giúp việc truy cập trực tuyến trở nên dễ dàng và an toàn hơn, ở bất kỳ nơi đâu và được cập nhật tự động một cách nhất quán mà không cần người dùng có thêm bất cứ thao tác nào khác. Người dùng cũng dễ dàng nắm bắt và báo cáo lỗi hơn, có nghĩa là hệ thống có thể được cải tiến tốt hơn, nhanh hơn.

Đây là một sự đối chiếu đơn giản có thể giúp bạn thấy rõ hơn. Không chỉ vậy, Public Blockchain có thể được cải thiện bởi tất cả các nhà phát triển tốt nhất trên thế giới chứ không bị giới hạn bởi các thành viên trong một nhóm duy nhất.

Tất nhiên các Public Blockchain cũng có điểm yếu của nó.

Với hệ thống phần thưởng hiện tại, Proof of Work (PoW) có chi phí giao dịch cao, cộng với việc có quá nhiều giao dịch khiến kẻ xấu có thể dễ dàng theo dõi người dùng, trích lục lại nguồn và tìm ra được private key. Có những giải pháp để giải quyết vấn đề này và bảo mật tối đa, nhưng đây cũng là lý do chính khiến các doanh nghiệp không lựa chọn sử dụng Public Blockchain.

Những quan niệm sai lầm:

#1. Các công ty lo sợ lộ thông tin mật, đó là một quan niệm sai lầm lớn tạo ra rào cản cho Public Blockchain. Một ví dụ cho bạn có thể hình dung: tôi đưa ra một thông báo cho một đối tác kinh doanh và nhập thông tin đó vào blockchain. Người kiểm chứng không biết các chi tiết này, nên họ phải xác thực rằng tôi đã đưa ra thông báo này khi nào và cho ai, chứ không phải bản thân thông báo này có thể bị rò rỉ ra bên ngoài. Thông tin đó vẫn rất riêng tư và an toàn.

#2. Tất cả thông tin được xác nhận trên blockchain là thật. Nếu tôi nói tôi đã vận chuyển một tấn sản phẩm hữu cơ và được xác nhận trên blockchain, điều đó không có nghĩa là tôi đã chuyển các sản phẩm thực sự hữu cơ. Blockchain hoạt động tốt nhất cho thông tin kỹ thuật số, không phải vật lý, tuy nhiên nó tạo ra một hệ thống yêu cầu người dùng có trách nhiệm giải trình. Nếu sản phẩm không phải là sản phẩm hữu cơ thật, đầu vào đó vẫn được lưu trữ trên blockchain và hệ thống sẽ quy trách nhiệm về cho tôi.

#3. Blockchain không thể được sử dụng cho bất kỳ điều gì khác hơn là thông tin kỹ thuật số… quan niệm này đúng, nhưng cũng không đúng. Khi công nghệ IoT (internet of things) tạo ra những bước tiến lớn, số hóa vật lý và các quy trình tự động có thể được sử dụng để tăng tính khả thi trong tương lai gần.

phan-tich-kien-​​truc-blockchain-private-public-va-consortium (5).jpg
Consortium
Như đã đề cập trước đó, Consortium là một sự thỏa thuận lớn giữa các doanh nghiệp vì nó cho phép các phòng ban và các công ty khác nhau giao tiếp với nhau. Consortium là giải pháp doanh nghiệp tốt nhất hiện nay cho đến khi công nghệ blockchain được cải thiện.

Private Blockchain như hyperledger không phải là giải pháp blockchain thực. Chúng không thực sự phân quyền, chúng quá phụ thuộc vào các nhóm nội bộ và không có khả năng phát triển lâu dài. Bảo mật có lẽ là nỗi sợ hãi lớn nhất kiềm hãm sự phát triển của blockchain và lý do chính đằng sau sự phổ biến của hyperledger.

Nhưng cuối cùng, việc các blockchain trở thành Public Blockchain chỉ còn là vấn đề thời gian. Và theo quan niệm sai lầm #1, các công ty hoàn toàn không đưa bí mật doanh nghiệp lên blockchain như họ vẫn nghĩ.

Tất nhiên, chiến lược cho các dự án blockchain cần phải có sự tìm hiểu sâu rộng hơn rất nhiều, vì vậy hãy tiếp tục theo dõi Pink Blockchain để có thể biết thêm nhiều thông tin hơn nhé!

Nội dung trong bài viết có thể bao gồm ý kiến cá nhân của tác giả và tùy thuộc vào điều kiện thị trường. Mọi người nên thực hiện nghiên cứu thị trường của riêng mình trước khi đầu tư vào tiền mã hóa. Pink Blockchain cũng như tác giả sẽ không chịu trách nhiệm về mọi tổn thất tài chính của bạn.

🤜🤛Các kênh thông tin Pink Blockchain:
✅ Website: https://pinkblockchain.com/
✅ Kênh Telegram 1 chiều: https://t.me/pinkblockchain
✅ Group Telegram Mining: https://t.me/joinchat/F5wOVQhK9E1fpFi…
✅ Youtube: https://www.youtube.com/c/PinkBlockchain
✅ Twitter: https://twitter.com/PinkBlockchain
✅ Steemit: https://steemit.com/@vnpinkblockchain

Link bài gốc: https://pinkblockchain.com/phan-tich-kien-%E2%80%8B%E2%80%8Btruc-blockchain-private-public-va-consortium/

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!