Hãy quên đi những lời mời gọi đầy hấp dẫn về một thị trường bò. Đây thực sự là lý do tại sao…
Có 4 điều quan trọng cần xem xét khi nhìn thấy những gì quá hấp dẫn để bạn có thể hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra. Khi bạn đọc xong bài viết này, bạn sẽ biết chính xác những gì cần làm, và những gì KHÔNG nên làm…
Trước hết… Hãy cùng điểm qua một số quan niệm sai lầm.
“Bị hack” có nghĩa là gì?
Bị “hack” là một thuật ngữ rộng lớn.
Khi mọi người nghĩ về việc bị hack, họ thường nghĩ đến một số người ngồi trong một căn phòng tối tăm ở đâu đó, có thể truy cập vào máy tính hoặc dữ liệu trực tuyến của bạn bằng một vài lần gõ bàn phím.
Điều này cũng không khác sự thật là bao.
Ngày nay, hầu hết các hoạt động “hack” thường đi kèm với các hình thức social engineering (tấn công phi kỹ thuật). Social engineering được định nghĩa là:
“Việc sử dụng các biện pháp lừa đảo để một cá nhân tiết lộ thông tin mật của tổ chức hoặc cá nhân để dùng những thông tin đó cho mục đích gian lận.”
Điều này không liên quan gì đến việc hacker nhận được “quyền truy cập” như hình trên, mà phần lớn là từ những người có khả năng giao tiếp tốt, họ có thể làm như sau để có được quyền truy cập vào thông tin cá nhân của bạn.
Điện thoại / Email lừa đảo
- Họ đến cửa hàng điện thoại ở gần khu bạn ở và mua một thẻ SIM.
- Họ nói với nhân viên ở đó: “Ôi, tôi bị mất ví tiền và điện thoại. Tôi muốn kích hoạt SIM mới này.”
- Nhân viên trẻ tuổi sẽ nói: “Chắc chắn rồi, nhưng tôi cần phải kiểm tra một số thông tin cá nhân của bạn.”
- Hacker sẽ trả lời: “Tất nhiên là được!”, và bắt đầu cung cấp cho họ; Ngày sinh, địa chỉ, tên của mẹ bạn và thậm chí là biệt danh thời bà còn đi học.
Khoan đã… Làm thế nào mà họ biết được? Họ có phép thuật? Biết đọc suy nghĩ?? Không…
Họ đã điều tra thông tin trên facebook, google và hộp thư của bạn từ trước rồi.
- Sau khi kiểm tra, nhân viên cửa hàng điện thoại sẽ nói: “Tuyệt vời, bạn đã kích hoạt được SIM của mình.”
- Sau đó, bạn bắt đầu quá trình truy cập email.
- Bước 1: Quên mật khẩu
- Bước 2: Nhập số điện thoại khôi phục
- Bước 3: Đặt lại mật khẩu
- Bước 4: Bạn đã sửa đổi mật khẩu mới thành công.
- Một khi đăng nhập vào được email – họ sẽ có thể đăng nhập vào bất kỳ tài khoản nào của bạn, nhấp vào đặt lại mật khẩu và biết tất cả các thông tin của bạn.
Bạn có thể sẽ thắc mắc: “Tại sao người đó phải đi vào cửa hàng và làm tất cả những điều đó. Họ có thể gọi điện cho nhà cung cấp thuê bao điện thoại và đóng giả là bạn mà không phải sao?”
Vâng, ở trên chỉ là ví dụ minh họa cho bạn biết dù là mặt đối mặt thì họ vẫn có thể lừa đảo được nhân viên cửa hàng thì tất nhiên, việc gọi điện thoại thậm chí sẽ còn dễ dàng hơn nhiều.
Một cách rất rất phổ biến khác, và tương tự như social engineering là:
Phishing (Tấn công giả mạo)
Đây là hình thức phổ biến nhất, đặc biệt là khi nói đến tiền mã hóa, ICO,…
Một dạng lừa đảo như phishing là khi bạn nhận được email từ một công ty “đáng tin cậy“, như PayPal hoặc eBay hoặc Ngân hàng mà bạn đang sử dụng – yêu cầu bạn “đăng nhập vào tài khoản” để kiểm tra số dư hoặc sửa một số thông tin cá nhân. Email trông có vẻ khá hợp pháp, thậm chí những link liên kết trông cũng rất hợp pháp, và sau khi bạn nhấp vào nó, trang đích cũng không có gì khác thường.
Bạn đăng nhập như bình thường bằng email và mật khẩu – rồi lại thấy rằng mình không thể đăng nhập được. Sau đó hầu hết mọi người sẽ nghĩ “Paypal thật vớ vẩn, yêu cầu đăng nhập và sau đó lại không thể đăng nhập được”, vì vậy bạn để như vậy và dự định sẽ thử lại sau.
Những gì bạn không nhận ra là bạn đã nhập tên người dùng và mật khẩu của mình vào cơ sở dữ liệu của một số hacker, những người sẽ nói “cảm ơn rất nhiều” và tiến hành nhập các thông tin đó vào PayPal thực (hoặc Internet Banking, email hoặc bất kỳ thứ gì), sau đó thay đổi mật khẩu, khiến bạn không thể đăng nhập vào tài khoản của mình, dọn sạch tất cả tiền / tiền mã hóa / bất cứ thứ gì mà bạn có.
Vấn đề không hề phức tạp chút nào khi có một số người sử dụng CÙNG một mật khẩu trên mọi dịch vụ!! Mật khẩu đăng nhập vào email của họ giống mật khẩu đăng nhập vào Internet Banking, PayPal, Spotify, Facebook, Netflix và sàn giao dịch tiền mã hóa của họ!
Bây giờ, hacker có quyền truy cập vào TẤT CẢ các tài khoản. Và nếu không nhận ra điều đó nhanh chóng, bạn sẽ mất tất cả.
Phishing khá tiên tiến trong thời gian gần đây và có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của chúng ta.
Tôi mất khoảng 20 Bitcoin trong những ngày đầu khi nhấp vào liên kết đến sàn giao dịch, sau khi tôi tìm kiếm nó trong Google, từ một máy tính xách tay của bạn bè.
Tôi đã tìm kiếm sàn giao dịch mà tôi muốn đăng nhập vào để thực hiện một đợt trade. Tôi đã theo bấm vào kết quả tìm kiếm đầu tiên trong Google, nó dẫn tôi đến trang khá giống với nền tảng giao dịch mà tôi đã trade, tôi nhập tên người dùng và mật khẩu của mình nhưng… không thể đăng nhập được..
Tôi suy nghĩ trong một giây… đợi đã – có gì đó sai sai ở đây?
Vì vậy, tôi đã refresh trang, quay lại Google, nhấp vào liên kết trên lần nữa – lần này, tôi thực sự đã truy cập trang web chính xác, đăng nhập, mọi thứ đã hoạt động bình thường, tôi đã thực hiện giao dịch của mình và để đó một ngày.
Tôi không hề biết rằng bản thân mình vừa mới từ bỏ tên người dùng và mật khẩu của mình.
2 tuần sau, khi tôi cố gắng đăng nhập, nhưng không thể. Tôi đã liên hệ với họ để hỗ trợ, họ xác minh đó là tôi, họ đã giúp tôi đặt lại mật khẩu của mình, nhưng đã quá muộn – tất cả số tiền trong tài khoản của tôi đã hết.
Lúc đó Bitcoin vẫn không đáng giá lắm, vì vậy tôi nghĩ cũng không đến mức phải nhảy lầu – nhưng nhìn vào giá của nó ngày nay thì có vẻ như tôi đã ném $200.000 ra ngoài cửa sổ… Và nó hoàn toàn 100% là lỗi của tôi .
Mỗi ngành đều có rủi ro. Nếu bạn muốn chơi bằng tiền hoặc thông tin trực tuyến, có lẽ bạn nên tìm hiểu một số cách bảo mật thông tin cơ bản trước. Một tính năng nào đó như 2FA (xác thực 2 yếu tố) sẽ cứu được tính bất cẩn của tôi.
Hiểu những gì bạn đang làm trước khi bắt đầu rất quan trọng. Tôi hy vọng câu chuyện tôi kể ở trên có thể cho bạn thấy rõ điều đó; để bạn không mắc phải những sai lầm giống như tôi.
Bây giờ chúng ta đã hiểu cách hoạt động của hacker thực sự, hãy dành một chút thời gian để hiểu những gì đang diễn ra trong thế giới tiền mã hóa – và tại sao những vụ hack crypto như vậy vẫn cứ tiếp diễn.
“Mất Bitcoin” không phải là “mất” thật sự
Cũng không thể bị gắn mác là “bị hack”.
Bài viết sau đây nói về cách “20% trên tổng số Bitcoin đã bị mất” như thế nào.
Bạn không chỉ “mất” Bitcoin. Tất cả Bitcoin mà mạng lưới Bitcoin đã sản xuất ra vẫn còn ở trên mạng lưới. Chỉ là “truy cập” vào một số Bitcoin đã bị mất.
Quyền truy cập này là thứ được gọi là “private key”.
Private key giống như mật khẩu (nhưng nó phải dài hơn mật khẩu rất nhiều) và là “thứ” thực tế được dùng để giải mã (decrypt) thông tin được mã hóa (encrypt).
Về cơ bản, Public key và Private Key cũng như tiêu chuẩn mã hóa của tất cả các loại tiền mã hóa ngày nay thật sự rất giống với những chính sách bảo mật VISA, MasterCard, mọi thẻ tín dụng, Internet Banking và cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân.
Đó không phải là mã hóa bị phá vỡ mà là quản lý khóa để truy cập dữ liệu được mã hóa bị quản lý sai.
Bạn có thể hình dung dữ liệu của mình đang được lưu trữ trong một hộp thư. Hộp thư kỹ thuật số huyền diệu này có “nội dung” bên trong nó (Bitcoin, dữ liệu cá nhân, thông tin nhạy cảm được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu, vv) và không ai có thể nhìn thấy bên trong hoặc đột nhập vào hộp thư đó.
Cách duy nhất để truy cập và xem nội dung bên trong là mở được Private key.
Mật khẩu thường là một private key “trừu tượng” nhưng rất hữu ích, thay vì bạn phải biết cách sử dụng private key để ký giao dịch hoặc thực hiện chức năng truy cập dữ liệu, thì chương trình bạn đang sử dụng cung cấp cho bạn mật khẩu (bạn cần nhớ) và khi bạn nhập mật khẩu đó, ứng dụng thực hiện các chức năng, ví dụ như “xem dữ liệu” hoặc “gửi Bitcoin”, v.v. trong quyền hạn của bạn (vì bạn đã đăng nhập).
|| Private Key là một từ đầy nhiệm màu!
Nếu dữ liệu được mã hóa, nếu mật khẩu, tên người dùng và thông tin cá nhân được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu được mã hóa (ngày nay hầu hết mọi người đều làm như vậy), thì về cơ bản tài khoản của bạn không thể (hoặc nguy cơ khả năng xảy ra tình trạng lộ mật khẩu rất thấp).
Nếu một thứ gì đó bị rò rỉ hoặc “bị hack” thì đó là do private key của bạn đã đã bị người khác biết hoặc mật khẩu đại diện cho private key đã bị lộ.
Bảo mật không phải là nhiệm vụ chủ yếu của mã hóa, mà trách nhiệm nhiều hơn thuộc về các giao thức được sử dụng để đảm bảo mã truy cập, mật khẩu và / hoặc private key không bị lộ.
Bây giờ chúng ta đã hiểu điều đó, tiếp theo chúng ta sẽ có một cái nhìn sâu hơn về hiện tượng được gọi là bị “hack” thực sự sẽ xảy ra như thế nào.
Sàn giao dịch bị hack – Honeypot trong lĩnh vực tiền mã hóa
Về cơ bản, một honeypot là một phép ẩn dụ cho một hệ thống có thể lưu trữ rất nhiều thông tin / dữ liệu / tiền, v.v.
Bây giờ bạn đã biết private key / mật khẩu là gì và hacker có thể lừa đảo hoặc xâm nhập vào tài khoản của bạn như thế nào và mọi người đã dành ít thời gian để tìm hiểu về bảo mật thông tin ra sao, hãy xem điều gì đang xảy ra ở đây.
Hầu hết các sàn giao dịch đều có giao thức bảo mật thông tin KÉM.
Hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hóa được xây dựng bởi những người không hiểu được nó. Họ không phải là chuyên gia bảo mật, họ thường đến từ các lĩnh vực tài chính và đơn giản là họ không nhận ra dữ liệu có thể bị lộ một cách dễ dàng đến mức nào.
Khi bạn nghe về việc một sàn giao dịch bị “hack”, thường là do mật khẩu chủ (master password) hoặc mã truy cập bị lộ hoặc do không được bảo vệ tốt ngay từ đầu.
Khi bạn hold “coin” trên sàn giao dịch, những gì bạn đang làm là giao phó / lưu trữ các private key được liên kết với tiền của bạn, cho chủ sở hữu / người điều hành của sàn giao dịch.
Họ đang nắm giữ các private key của TẤT CẢ mọi người. Và điều có thể xảy ra là mật khẩu hoặc private key được dùng để mã hóa tất cả dữ liệu đó bị 1 hoặc 2 người biết đến.
Nếu người đó xảy ra chuyện gì thì sao?
Nếu công cụ cá nhân của họ bị hack (như trong các ví dụ social engineering ở trên) thì sao? Nếu họ bị phish thì như thế nào? Điều gì xảy ra nếu mật khẩu cho cơ sở dữ liệu của công ty cũng giống như mật khẩu mà họ sử dụng cho facebook?
Điều gì sẽ xảy ra nếu một nhân viên chủ chốt, người có quyền truy cập vào mật khẩu hoặc private key đó, quyết định đi lừa đảo người khác? Hoặc thậm chí nếu anh ta không làm như vậy, nhưng khi bị sa thải hoặc nghỉ việc và biết đủ thông tin của ông chủ để tấn công phi kỹ thuật và chiếm đoạt tài khoản của ông chủ mình thì hậu quả sẽ ra sao?
Vâng… thì TẤT CẢ dữ liệu được bảo vệ bằng private key (hoặc mật khẩu) đó sẽ bị xâm phạm.
Điều này có thể xảy ra BẤT CỨ LÚC NÀO trong thế giới bình thường. BẤT CỨ LÚC NÀO.
Equifax, chủ sở hữu dữ liệu cá nhân lớn nhất thế giới, đã làm lộ hàng trăm triệu dữ liệu cá nhân của mọi người. Không chỉ một lần, không phải hai lần, thậm chí là không đếm xuể!
Trong các hệ thống tập trung, việc dữ liệu bị hack là điều hầu như không thể tránh khỏi.
Sự khác biệt giữa Equifax (hoặc một doanh nghiệp truyền thống) và sàn giao dịch tiền mã hóa là:
- Sự rò rỉ của Equifax có nghĩa là hacker có quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của mọi người, và từ đó họ có thể giả mạo danh tính và truy cập vào rất nhiều thứ khác (bao gồm tài khoản trên sàn giao dịch tiền mã hóa nếu người đó không biết tài khoản của mình đã bị hack).
- Với một sàn giao dịch tiền mã hóa, việc dữ liệu bị lộ liên quan đến việc truy cập trực tiếp vào các private key tiền mã hóa. Trong trường hợp này có nghĩa là truy cập trực tiếp vào tiền, có thể được chuyển qua tài khoản khác bằng internet ngay lập tức và khi chúng được chuyển sang một set private key mới thì không thể trả lại được.
Hầu hết mọi người đều có giao thức bảo mật thông tin KÉM.
Khi đọc đến điều này, có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng “bạn không thể thắng”.
Rất nhiều người đã bị “hack” nhưng sàn giao dịch không có lỗi.
Chỉ đơn giản là họ đã bị lừa (theo những cách mà tôi đã giải thích ở trên).
Hầu hết mọi người không biết cách lưu trữ mật khẩu, không biết nên lưu trữ mật khẩu đó ở đâu, họ để thông tin cá nhân của mình trên web, họ cho rằng không làm gì khiến hacker chú ý thì họ sẽ không bị hack.
Hình ảnh trên có vẻ hơi cường điệu, nhưng sự thật đáng buồn chính là như vậy.
Trong thế giới tiền mã hóa, những người 35 tuổi giống như những người già trong đời thực, thử tham gia vào một không gian rất mới. Họ không có kiến thức hay hiểu biết để cạnh tranh với những người 18 tuổi đang ở trong không gian này.
Mất mật khẩu, hoặc vô tình bị lộ mật khẩu ở đâu đó có nghĩa là bạn đã đưa “chìa khóa” cho ngôi nhà của mình cho một kẻ xấu, và những người đó hoàn toàn có thể vào nhà lấy những thứ mà bạn có.
Và bởi vì nó là kỹ thuật số, và họ có thể làm điều đó bất cứ khi nào, từ bất cứ nơi đâu.
Và bạn có thể nói; “Điều này thật lố bịch”, nếu bị mất tiền như vậy ở ngân hàng thì tôi đã có một khoản bồi thường rồi, v.v. Trong nhiều trường hợp thì suy luận này là đúng, bởi vì số tiền ghi có hay ghi nợ trong ngân hàng đều được sao lưu lại, vì vậy bạn có thể kiếm lại được số tiền đã mất – nhưng cũng lưu ý rằng mật khẩu của bạn cũng có thể sẽ là một yếu tố phủ nhận các điều khoản và điều kiện của họ, và nếu họ không muốn, họ có quyền không giúp bạn.
Mọi công nghệ đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó.
Những chiếc xe đầu tiên cũng đã tạo ra những tranh cãi tương tự. Chúng rất nguy hiểm, chúng sẽ “tông chết người” và nếu luật pháp Anh (ví dụ) ngăn cản sự phát triển của ô tô ở quốc gia này, ví dụ như nơi bạn cần 3 người để vận hành một chiếc xe để:
- Một người lái xe
- Một người ngồi trên ghế hành khách, để tiếp nhiên liệu cho xe
- Một người chạy trước xe 150m và vẫy cờ đỏ để thông báo rằng một chiếc xe đang chạy trên đường
Cái gì cơ? Nghiêm túc chứ…
Về cơ bản, xe hơi đã được phát minh ở Anh, nhưng không có gì ngạc nhiên khi nó được cải tiến ở Mỹ, và nhờ Ford, nhà sản xuất dẫn đầu thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp và tạo ra tầng lớp trung lưu.
Tất cả công nghệ mới đều có ưu và nhược điểm. Nhưng tất cả đều hướng tới một thế giới, nơi mà giá trị nguyên bản là kỹ thuật số, luôn luôn bật, mã nguồn mở, tức thời và có thể được truy cập bởi bất kỳ ai, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, nhưng nó sẽ có yêu cầu nhỏ là người dùng phải học một số thông tin bảo mật cơ bản. Con đường hướng tới thế giới này chắc chắn sẽ có một số thăng trầm, giống như cách mà điện, ô tô, điện thoại, internet đã đến với thế giới này và bây giờ là Bitcoin & tiền tệ kỹ thuật số.
Hack crypto
Tiền mã hóa không bao giờ thực sự “bị hack”, nhưng giao thức cốt lõi hoặc cơ chế đồng thuận của chúng có thể bị tổn hại, nếu chúng không được suy nghĩ chu toàn, hoặc nếu lý thuyết trò chơi không có tác dụng. Trong trường hợp đó, các quy tắc của mạng lưới có thể được thay đổi và dữ liệu (quỹ) liên kết với các private key nhất định có thể được thay đổi.
Điều này khác với kiểu “hack” được mô tả ở trên, và thường là khi kết quả của giao thức đồng thuận được thiết kế rất kém, không hiểu lý thuyết trò chơi và hệ thống tập trung bị điều khiển bởi một vài người, đó không phải là điều khó thực hiện (hệ thống phân cấp hơn sẽ khó có được sự đồng thuận hơn, từ đó an toàn hơn).
Bitcoin là mạng kỹ thuật số duy nhất, mà chúng ta đã từng tạo ra, có thời gian máy chủ hoạt động liên tục lên đến 99,9%. 0,01% là một lỗi từ những ngày đầu, khi Bitcoin có giá trị tính bằng cent:
Thực tế thú vị là Bitcoin đã từng bị hack 8 năm trước trong một sự kiện được gọi là “sự cố overflow value”. Khối 74638 chứa một giao dịch tạo ra 180 tỷ bitcoin cho ba địa chỉ khác nhau. Blockchain đã được chia nhỏ, vì vậy giao dịch không còn tồn tại trên chuỗi dài nhất.
Ngoài ra, đó là mạng lưới kỹ thuật số an toàn nhất trong lịch sử.
Tại sao?
Đó không phải vì Bitcoin là một loại mã hóa lạ thường, đáng kinh ngạc, mà là vì các quy tắc của mạng lưới, buộc những người tham gia mạng lưới phải tuân theo. Đó là sự kết hợp giữa kinh tế học, lý thuyết trò chơi, ưu đãi, khuyến khích, cryptography, encryption và hơn thế nữa.
Bitcoin là một giải pháp công nghệ để giải quyết các vấn đề xã hội, và tương lai là các tác động liên quan đến chính trị.
Bitcoin đại diện cho một hình thức “thỏa thuận” hoặc “tin cậy” mới trong cộng đồng được áp dụng để giải quyết (hoặc cải thiện) hình thức xã hội lâu đời nhất của chúng ta.
Bây giờ … Tôi có thể nghe bạn nói rằng:
“Nếu Bitcoin là “bằng chứng” cho thấy, dù sử dụng mạng lưới này không thể bị hack, vậy thì tại sao tôi lại nghe về việc những người dùng bị hack, mọi người bị mất tiền, ví của họ bị dọn sạch, v.v.?”
Có một vài nguyên nhân như sau:
Bạn bị mất private key
Điều này không liên quan gì đến Bitcoin. Đây là một vấn đề về lỗi máy tính.
Trong những ngày đầu, khi Bitcoin hoàn toàn chỉ là một phiên bản thử nghiệm, và không ai đưa ra tiền thật vào, chúng ta không có khái niệm về việc thay đổi private key thường xuyên và tại sao phải giữ khư khư $500 ở một nơi an toàn. Nhưng khi 7, 8 năm trôi qua và $500 ngày đó giờ có giá trị lên đến $10 triệu, bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối khi đã lưu trữ private key trong chiếc máy tính cũ, và cuối cùng vứt nó vào thùng rác.
Đau… thế mới đau.
Vì vậy, nếu bạn tải về một chiếc ví, và bạn đã viết private key của bạn ở đâu đó, bạn đã mua một đống Bitcoin và sau đó bạn bị mất private key, chúc may mắn.
Sẽ có những người đi đến tìm các nhà thôi miên với hy vọng lục lại ký ức của họ để có thể đăng nhập vào tài khoản đã bị mất private key, sẽ có những người chỉ bị hỏng ổ cứng và cố gắng tìm kiếm các chuyên gia để truy xuất lại dữ liệu, v.v.
Và họ đang làm điều này, bởi vì như tôi đã đề cập trước đó, tất cả Bitcoin vẫn còn đó, trên mạng lưới, liên kết với một set Private key. Nó kiểm soát các khóa, kiểm soát Bitcoin liên kết với key đó.
Có lẽ một nhà thôi miên hoặc một số dịch vụ phục hồi ví khác có thể giúp bạn. Dù bằng cách nào, chúc bạn nhiều may mắn.
Ví của bạn bị hack / hỏng
Có 2 loại ví. Hosted & Client Side.
Client Side có nghĩa là bạn kiểm soát các private key và chúng không được nhà cung cấp ví biết. Nếu loại ví này bị hỏng, không đăng nhập vào được, v.v. – bạn chỉ cần thiết lập một chiếc ví mới, và khôi phục lại tiền bằng private key. Bạn sẽ không bị mất tiền.
Mặt khác ví Hosted sẽ giữ private key của bạn. Như vậy cũng không khác gì so với một sàn giao dịch, trong đó mọi private key của người dùng đều được giữ ở đó. Nếu dịch vụ ví bị xâm nhập, thì bạn không thể làm được gì. Nhưng….
Có một nơi cung cấp các dịch vụ này!!
Hầu hết mọi người lưu mật khẩu của họ trên mục post-it note… TRONG MÁY TÍNH!!
Vì vậy, những người thường hold coin trên một sàn giao dịch có uy tín, hoặc ý tưởng tốt hơn là một dịch vụ ví lưu trữ có uy tín thực sự. Bởi vì nếu họ quên mật khẩu, họ chỉ cần xác minh họ là ai và đặt lại mật khẩu. Nếu không, khi họ bị mất ví, hoặc mất điện thoại, laptop và sau đó khôi phục lại ví, nhưng họ cũng mất private key thì cuối cùng, họ cũng đành phải nói lời tạm biệt với Bitcoin… và về cơ bản, họ không có cơ hội lấy lại nó.
Kết luận
Tiền tệ kỹ thuật số vẫn là một công nghệ rất mới.
Và bởi vì nó được tạo ra tại thời điểm giao thoa của công nghệ tiên tiến với quá trình chuyển đổi xã hội và một khi liên quan đến “Tiền”, đó sẽ trở thành một chuyến hành trình đầy MẠO HIỂM.
Công nghệ này chỉ mới 9 tuổi và đã trở thành một cuộc cách mạng toàn cầu. Đây có lẽ là điều vĩ đại nhất mà chúng ta đã thấy trong cuộc đời mình, nếu không kể đến internet đã thay đổi mọi thứ.
Trong những ngày đầu, không có gì suôn sẻ, nhưng, quan điểm của tôi là chúng đang phát triển cực kỳ, cực kỳ mạnh mẽ.
Khi email xuất hiện lần đầu tiên, mọi người KHÔNG biết chúng có thể làm gì. Khi công nghệ phát triển, và các công ty như Hotmail xuất hiện nhằm giúp tạo email dễ dàng hơn, thì ngày càng có nhiều người sử dụng email hơn.
Chúng ta đã đi từ:
Đến:
Và cho đến nay:
Giao diện, quá trình và trải nghiệm người dùng (UX) đã phát triển, thì nó cũng sẽ phát triển trong thế giới mới này.
Tiền mã hóa hiện nay vẫn đang được gửi như email vào năm 1984.
Nhưng điều đó sẽ thay đổi, và công nghệ non trẻ này sẽ được hàng trăm triệu, và hàng tỷ người trên toàn thế giới sử dụng.
Vì vậy, nếu bạn muốn đến tham gia vào không gian này, hãy mạnh dạn.
Hãy dành một chút thời gian học tập, suy nghĩ về những gì bạn phải làm trước khi bạn làm điều đó, chịu trách nhiệm cho các lĩnh vực mà bạn tham gia, hiểu được ưu và nhược điểm của những gì bạn đang làm.
Nó không khác với thế giới thực, nhưng đó là một thế giới mới đầy thú vị. Một biên giới mới có rất nhiều rủi ro, nhưng cũng có rất nhiều cơ hội.
Chúc các bạn may mắn!!
Nội dung trong bài viết có thể bao gồm ý kiến cá nhân của tác giả và tùy thuộc vào điều kiện thị trường. Mọi người nên thực hiện nghiên cứu thị trường của riêng mình trước khi đầu tư vào tiền mã hóa. Pink Blockchain cũng như tác giả sẽ không chịu trách nhiệm về mọi tổn thất tài chính của bạn.
🤜🤛Các kênh thông tin Pink Blockchain:
✅ Website: https://pinkblockchain.com/
✅ Kênh Telegram 1 chiều: https://t.me/pinkblockchain
✅ Group Telegram Mining: https://t.me/joinchat/F5wOVQhK9E1fpFi…
✅ Youtube: https://www.youtube.com/c/PinkBlockchain
✅ Twitter: https://twitter.com/PinkBlockchain
✅ Steemit: https://steemit.com/@vnpinkblockchain
Link bài gốc: https://pinkblockchain.com/tai-sao-cac-vu-hack-crypto-cu-lien-tiep-xay-ra/