Vết thương hở được hiểu là một chấn thương liên quan đến việc các mô bên ngoài cơ thể bị phá vỡ cấu trúc, dẫn đến tình trạng lớp da bị rách, các mô bên ngoài bị lộ ra ngoài, kèm theo đó là tình trạng chảy máu. Đã là vết thương hở thì dù là tổn thương nhỏ hay lớn, chúng đều có nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy việc lựa chọn kem bôi ngoài da là vấn đề cần thiết và rất quan trọng.
1/ Các tiêu chí giúp bạn lựa chọn được thuốc bôi vết vết thương hở phù hợp:
1.1/ Thời gian sát khuẩn nhanh
Tốc độ sát khuẩn nhanh hay chậm cũng là điều kiện quan trọng để cân nhắc xem kem bôi vết thương hở có tốt hay không. Đa số thuốc sát khuẩn tác dụng nhanh sẽ được ưa chuộng hơn vì những lý do như sau:
- Loại bỏ vi khuẩn ngay lập tức, từ đó giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng do vết thương bị nhiễm khuẩn sâu
- Rút ngắn thời gian để vết thương hở phục hồi
- Giảm số lần tiếp xúc với thuốc sát trùng
1.2/ Sát khuẩn mạnh, tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn
Hầu hết các vết thương hở nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, bạn cần sử dụng những loại thuốc bôi có khả năng sát khuẩn mạnh để loại bỏ những vi sinh vật trên da – chúng cũng chính là những yếu tố có thể xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng.
Thêm vào đó, tình trạng vết thương bị viêm nhiễm có thể gây ra do nhiều lý do khác nhau như vi khuẩn, virus, nấm, các vi sinh vật kí sinh trên da… Vì vậy, cần ưu tiên lựa chọn những loại thuốc bôi có phổ tác dụng rộng, đủ để diệt trừ được hết các tác nhân gây bệnh này.
>>> Bài viết dành riêng cho bạn:
Làm mờ sẹo lồi ngay tại nhà, an toàn, hiệu quả
1.3/ Thúc đẩy vết thương mau lành
Sau hoạt động diệt khuẩn, thúc đẩy phát triển tế bào mới cho vết thương mau lành cũng là một chức năng cần lưu ý.
1.4/ Không ảnh hưởng tới quá trình làm lành vết thương tự nhiên
Một số loại kem bôi mang đến kết quả sát trùng tốt, nhưng lại có nhược điểm đó là làm tổn thương nguyên bào và tổ chức hạt. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự tạo cấu trúc da mới. Vì vậy vết thương chậm lành, không thể tự phục hồi một cách tự nhiên.
Kem đặc trị bôi ngoài da tốt cần cải thiện được nhược điểm trên, đồng thời vẫn phải giữ được chức năng sát trùng mạnh. Khi tối ưu được cả 2 đặc điểm trên, vết thương hở ngoài da sẽ rất nhanh lành lại ít gây ra đau đớn cho người bệnh trong quá trình điều trị.
1.5. An toàn, không gây đau xót, kích ứng
Khi thoa lên vết thương hở, thuốc bôi sẽ tác động trực tiếp tới niêm mạc hở sẽ gây ra cảm giác đau, xót và vô cùng khó chịu.
Đây là điểm mà bạn cần lưu ý tuyệt đối khi chọn mua sản phẩm đặc trị để bôi trên da. Ưu tiên các sản phẩm có bảng thành phần không dễ gây kích ứng và độ pH trung tính. Tốt nhất, chúng ta nên đảm bảo các yếu tố: không chất màu – không chất bảo quản – không chất phụ gia.
1.6/ Không chứa kháng sinh, không đề kháng
Vi khuẩn một khi tấn công vào cơ thể, chúng rất thông minh khi tìm cách biến đổi, sắp xếp lại bộ gen của mình để thích nghi với dung dịch sát khuẩn.
Tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề đáng lo trong ngành y tế. Việc này không hề tốt cho quá trình điều trị vết thương hở. Vì vậy, thuốc sát trùng lý tưởng mà bạn có thể sử dụng phải đảm bảo không có thành phần kháng sinh nhưng vẫn giữ được tác dụng diệt trừ vi khuẩn gây bệnh.
2/ Vậy vết thương hở nên bôi thuốc gì?
Cho đến bây giờ, có rất nhiều người chủ quan cho rằng, các vết thương hở đều có thể tự lành mà không cần bôi thuốc. Chính sai lầm này làm số ca nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng ở người có vết thương ngoài da ngày càng tăng.
Việc bôi thuốc ngoài da thông thường chỉ áp dụng cho trường hợp vết thương hở nhẹ đến trung bình. Tình trạng vết thương với mức độ khá nặng vào tận gân hoặc xương, chảy nhiều máu thì cần đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Để dễ hiểu, kem bôi vết thương hở có thể được phân loại dựa theo công dụng của chúng, cụ thể như sau:
- Dung dịch làm sạch vết thương hở
Tại thời điểm vết thương mới xảy ra, nếu bạn biết cách chăm sóc, vết thương có thể phục hồi nhanh chóng. Điều rất đơn giản mà bạn nên làm đó là rửa sạch vết thương dưới nước mát để giảm bớt cơn đau và rửa trôi hết các chất bẩn, dị vật bám trên miệng vết thương. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng, không chà xát mạnh vì có thể làm da bị tổn thương nhiều hơn. Sau đó, bạn có thể làm sạch vết thương hở bằng các loại dung dịch rửa như nước muối sinh lý và thuốc sát trùng khi chúng vừa mới hình thành trên da.
Thuốc kháng khuẩn kháng viêm tại chỗ cho vết thương hở
Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da hư tổn
Vết thương sau khi lành lại, lên da non thì có nguy cơ để lại sẹo. Như vậy, đây là lúc bạn cần bôi các loại thuốc ngừa sẹo và vết thâm.
>>> Dành riêng cho bạn:
Các cách điều trị sẹo cho trẻ em an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện
3/ Những điều cần tránh khi chăm sóc vết thương hở
Ngoài sử dụng các loại thuốc bôi lên vết thương hở, bạn cũng cần lưu ý trong quá trình điều trị vết thương hở để nâng cao kết quả điều trị, giúp vết thương nhanh lành và hạn chế để sẹo. Cụ thể, một số vấn đề bạn cần tránh trong quá trình điều trị vết thương hở là:
- Ngoài lúc sơ cứu, sát khuẩn vết thương ra, bình thường không được động tay vào vết thương hở. Vì khi để tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.
- Không nên mặc trang phục ôm vì chúng có thể chà xát lên vết thương gây đau xót, chảy máu. Ngoài ra, việc mặc những trang phục bó sát cũng khiến vết thương bí bách, lâu lành lại.
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh bôi hoặc rắc lên vết thương khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh khi chưa hiểu về nó có thể gây ra những hệ lụy khôn lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạnh của chính bản thân bạn.
- Không tiêu thụ những thực phẩm làm tăng nguy cơ tạo mủ hoặc để lại sẹo thâm sau khi vết thương đã lành. Các thực phẩm bạn cần kiêng khi có vết thương hở trên da là: rau muống, xôi, thịt gà, thị bò, hải sản,…
Kết luận
Trước khi lựa chọn thuốc bôi vết thương hở, bạn cần biết những kiến thức căn bản về các loại thuốc hoặc tốt nhất nên hỏi qua sự hướng dẫn chuyên môn. Điều này sẽ giúp bạn chăm sóc vết thương một cách an toàn và mang lại kết quả điều trị tốt.
>>> Đọc thêm:
https://dottorprimo.com.vn/mua-kem-boi-mau-lanh-vet-thuong-tot-nhat/