Có thể bạn đã từng nghe nói đến chỉ báo cho tín hiệu sớm/trễ (leading/lagging indicator) và cũng có lẽ đã biết về các thuật ngữ như phân kỳ tăng hoặc giảm, vùng vượt mua hoặc vượt bán và những tín hiệu nào mà bạn nên sử dụng để vào hoặc thoát khỏi thị trường. Mặc dù có nhiều công cụ có thể hỗ trợ điều này, thế nhưng lại có một loại chỉ báo thường bị bỏ qua được gọi là chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillators).
Stochastic là chỉ báo cường độ dao động, so sánh giá đóng cửa của tài sản với giá thấp/cao nhất trong phạm vi nhất định, đó là một công cụ rất tiện dụng, thậm chí rất tốt. Nó hoạt động với bất kỳ độ biến động nào, ngay cả với biến động mạnh của thị trường tiền mã hóa.
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhau tham khảo qua công thức sau:
%K = 100 [Tổng của (C – L14) trong khoảng thời gian %K/Tổng của (H14 – L14) trong khoảng thời gian %K]
%D = SMA của %K
Với:
- C = Giá đóng cửa gần nhất
- L14 = Đáy thấp nhất trong 14 chu kỳ vừa qua
- H14 = Đỉnh cao nhất trong 14 chu kỳ vừa qua
- %K = 3 (Dao động chậm)
May mắn thay, các trader không cần phải lo lắng về phần tính toán này, vì các nền tảng giao dịch và phần mềm biểu đồ sẽ xử lý các công thức phức tạp này và tạo ra một chỉ báo dao động ngẫu nhiên, như mọi người thấy trong biểu đồ bên dưới.
Tất cả những gì bạn cần biết là cách sử dụng chỉ báo dao động này để tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Cách đọc chỉ báo dao động ngẫu nhiên – Stochastic Oscillators
Đầu tiên, chỉ báo có thể nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Vùng trên 80 là khu vực vượt mua và vùng dưới 20 là khu vực vượt bán.
Vì vậy, các đợt tăng giá thường dừng lại sau khi stochastic chạm vùng vượt mua. Mặt khác, stochastics nằm trong vùng vượt bán được xem là tín hiệu cho thấy “gấu” đã bắt đầu kiệt sức.
Hơn nữa, tín hiệu đảo chiều xu hướng xảy ra khi đường %K và đường %D giao nhau trong vùng vượt mua (trên 80.00) hoặc vượt bán (dưới 20.00).
- Tín hiệu mua = đường %K giao nhau với %D từ phía dưới trong vùng vượt bán.
- Tín hiệu bán = đường %K giao nhau với %D từ phía trên xuống trong vùng vượt mua.
Biểu đồ trên cho thấy, bitcoin giảm 11% sau khi stochastic tạo ra tín hiệu bán vào ngày 09.06. Hơn nữa, giá tăng hơn 8% sau khi stochastic tạo tín hiệu mua vào ngày 29.06 (mũi tên màu xanh).
Lưu ý rằng stochastic có xu hướng hoạt động tốt nhất trong phạm vi giao dịch rộng hoặc xu hướng chuyển động chậm.
Stochastic: chỉ báo tín hiệu sớm
Sự khác biệt giữa chỉ báo tín hiệu sớm (leading indicator) như Stochastic hoặc Relative Strength Index (RSI) và các loại chỉ báo tín hiệu trễ (lagging indicator) như Moving Average hoặc Bollinger Bands là các chỉ báo tín hiệu sớm sẽ cho thấy trước biến động giá, trong khi các chỉ báo tín hiệu trễ sẽ dựa theo biến động giá hiện tại.
Việc sử dụng chúng cũng khác nhau trong khoảng thời gian có xu hướng và không có xu hướng bởi vì các chỉ báo tín hiệu trễ sẽ tập trung hơn vào xu hướng, tạo ra ít tín hiệu mua và bán hơn so với các chỉ báo tín hiệu sớm.
Nội dung trong bài viết có thể bao gồm ý kiến cá nhân của tác giả và tùy thuộc vào điều kiện thị trường. Mọi người nên thực hiện nghiên cứu thị trường của riêng mình trước khi đầu tư vào tiền mã hóa. Pink Blockchain cũng như tác giả sẽ không chịu trách nhiệm về mọi tổn thất tài chính của bạn.
🤜🤛Các kênh thông tin Pink Blockchain:
✅ Website: https://pinkblockchain.com/
✅ Kênh Telegram 1 chiều: https://t.me/pinkblockchain
✅ Group Telegram Mining: https://t.me/joinchat/F5wOVQhK9E1fpFi…
✅ Youtube: https://www.youtube.com/c/PinkBlockchain
✅ Twitter: https://twitter.com/PinkBlockchain
✅ Steemit: https://steemit.com/@vnpinkblockchain
Link bài gốc: https://pinkblockchain.com/chi-bao-dao-dong-stochastic-oscillators-va-xung-luc-ve-gia-price-momentum/