Tìm hiểu về khám tầm soát tiểu đường các type

in suckhoetot •  4 years ago 

Khám sàng lọc bệnh bệnh đái tháo đường (tiểu đường) giúp phát hiện sớm những trường hợp bị tiểu đường nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng.

tầm soát sàng lọc đái tháo đường
Tầm soát bệnh đái tháo đường giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời

1. Sàng lọc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường type 1

Bệnh đái tháo đường type 1 có nguồn gốc tự miễn với sự hiện diện của các loại tự kháng thể. Người ta không đặt vấn đề tầm soát bệnh bệnh đái tháo đường type 1 vì sự khởi phát cấp tính của các triệu chứng, nhiều trường hợp đái tháo đường type 1 được chẩn đoán rất sớm sau khi những triệu chứng tiến triển.

Các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện những trường hợp có kháng thể mà không có triệu chứng không được khuyến cáo vì:

  • Giá trị ngưỡng để chẩn đoán của các thử nghiệm marker miễn dịch chưa thực sự thống nhất;
  • Chưa đạt được đồng thuận nên hành động thế nào nếu kết quả cho thấy tự kháng thể dương tính;
  • Tỷ lệ bệnh đái tháo đường type 1 rất thấp nên nếu có sàng lọc, số lượng những trường hợp có thể phát hiện được rất nhỏ, dưới 0,5%, hiệu quả về kinh tế không cao.

Bài đọc tham khảo:
https://steemit.com/suckhoetot/@suckhoetot/kham-suc-kh-e-dinh-ky-gom-nhung-gi-kham-sao-cho-dung

2. Tầm soát sàng lọc bệnh đái tháo đường type 2

Trái lại, tiểu đường type 2 rất phổ biến (chiếm từ 90 - 95% bệnh nhân bị tiểu đường) và thực tế có hơn ⅓ bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 đã không được chẩn đoán. Bệnh đái tháo đường type 2 diễn tiến âm thầm và nhiều trường hợp người bệnh mới được chẩn đoán mà đã có biến chứng của bệnh, thậm chí có những bệnh nhân trong lần chẩn đoán đầu tiên đã mắc phải những biến chứng nặng nề của bệnh đái tháo đường.

Tăng đường huyết mạn tính ở người mắc bệnh tiểu đường thường gây nên các tổn thương muộn, các rối loạn chức năng hoặc suy các cơ quan, đặc biệt là các biến chứng mắt, thận, thần kinh, tim và các mạch máu. Người bệnh mắc đái tháo đường type 2 mà không được chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên cao hơn hẳn những người không mắc bệnh đái tháo đường. Họ cũng dễ bị rối loạn mỡ máu, cao huyết áp và béo phì, những yếu tố nguy cơ cho bệnh mạch vành.

Chính vì thế, việc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường type 2 giúp làm giảm nhẹ gánh nặng chữa trị, giảm mức độ trầm trọng của bệnh và ngăn ngừa một cách hiệu quả các biến chứng mãn tính nặng nề của bệnh tiểu đường.

Xem thêm:
https://vnexpress.net/phong-kham-quoc-te-careplus-co-co-so-moi-rong-900-m2-4217195.html

Các khuyến cáo về việc xét nghiệm tầm soát đái tháo đường type 2:

Tất cả đối tượng trên 45 tuổi, nhất là những người thừa cân hay béo phì (có BMI > 25 kg/m2), cần được tầm soát sàng lọc. Nếu kết quả thử đường huyết ở mức bình thường nên thử lại đường huyết 3 năm một lần.

Những đối tượng có các yếu tố nguy cơ sau đây phải được thử đường huyết để tầm soát sàng lọc ở tuổi trẻ hơn:

  • Những người ít vận động
  • Có bố hay mẹ đẻ bị bệnh tiểu đường
  • Những người thuộc chủng tộc có nguy cơ cao (Mỹ da đen, Mỹ bản địa, Mỹ gốc Châu Á, người Châu Á Thái Bình Dương)
  • Sinh con nặng ký, cân nặng lúc sinh của trẻ lớn hơn 4 kg hoặc đã được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ
  • Bị tăng huyết áp (huyết áp cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg)
  • Có HDL-C ≤ 35mg/dl (0.9mmol/l) hoặc nồng độ triglyceride ≥ 250mg/dl (2.82mmol/l)
  • Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết khi đói
  • Có tình trạng bệnh lý kết hợp với đề kháng insulin (như chứng gai đen, buồng trứng đa nang)
  • Có tiền sử bị các bệnh về mạch máu

Có thể kết hợp cả test đường huyết lúc đói và nghiệm pháp tăng đường huyết trong khám sàng lọc tiểu đường, tuy nhiên, thử đường huyết khi đói hay được áp dụng vì kinh tế, tiện lợi và dễ dàng thực hiện.

Tham khảo:
https://answers.microsoft.com/en-us/profile/6fa18472-ed83-41be-b44f-cf0445df0832

3. Xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường type 2 ở trẻ nhỏ

Tỷ lệ trẻ em bị đái tháo đường type 2 những năm gần đây gia tăng rất cao, đặc biệt là những trẻ bị béo phì và trẻ em thuộc những chủng tộc có nguy cơ cao.

Tất cả trẻ thừa cân và có ít nhất hai trong số các nguy cơ sau đây cần phải sàng lọc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường type 2:

  • Có cha mẹ hoặc ông bà bị bệnh đái tháo đường
  • Thuộc chủng tộc có nguy cơ cao
  • Có hiện tượng kháng insulin hoặc tình trạng bệnh kết hợp với kháng insulin (chứng gai đen, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, buồng trứng đa mang)
  • Mẹ có tiền sử tiểu đường thai kỳ

tầm soát tiểu đường ở trẻ nhỏ
Trẻ em cũng nên thực hiện xét nghiệm tầm soát đái tháo đường

Khám sàng lọc lần đầu vào lúc 10 tuổi, kiểm tra lại vào tuổi dậy thì nếu dậy thì sớm. Nếu kết quả bình thường thử lại định kỳ 2 năm 1 lần.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN:
https://careplusvn.com/vi/tim-hieu-tam-soat-tieu-duong-va-bien-chung-tieu-duong

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!