Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng tiền của con người cũng ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng có sẵn một số tiền lớn trong tay.
Do đó, hình thức cho vay nặng lãi ra đời. Vậy cho vay nặng lãi có vi phạm pháp luật không? Tội phạm cho vay nặng lãi bị phạt như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Tội phạm | Cho vay nặng lãi |
Nhận biết | Lãi suất cho vay vượt 20%/năm |
Mức phạt | Lên tới 1 tỷ đồng |
Căn cứ pháp lý | Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 |
Theo quy định của pháp luật nước ta tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015, lãi suất giữa bên vay vốn và bên cho vay sẽ được tiến hành thỏa thuận khi bắt đầu giao dịch. Nhưng không được vượt quá 20%/năm (nếu thỏa thuận không rõ thì sẽ là 10%/năm).
Như vậy, từ năm 2017, trần lãi suất cho vay được nới thêm tới 6,5% (từ 13,5% lên 20%/năm). Tuy nhiên, vẫn chưa rõ, các tổ chức tín dụng (TCTD) thì có được cho vay vượt mức lãi suất 20%/năm hay không với quy định mở rộng “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.
Người cho vay nặng lãi còn được gọi là cá mập cho vay, họ sẽ cung cấp các khoản cho vay với điều khoản thu nợ khá khắt khe. Thông thường thì các hoạt động cho vay nặng lãi sẽ nằm ngoài sự quản lí của chính quyền.
Xem chi tiết: https://topbaiviet.com/cho-vay-lai-nang/