==5 CẤP ĐỘ MỐI QUAN HỆ==
Trong một cuộc nghiên cứu của 2.000 người có thu nhập trên 6.000 USD/ tháng trong hơn 10 năm với ngân sách khoảng 1 triệu đô la, các chuyên gia hàng đầu rút ra được một bí mật rằng tất cả những người thành công này đều biết cách xây dựng các mối quan hệ đến cấp độ 5, họ luôn làm cho các khách hàng, đối tác rất hài lòng và tin tưởng sản phẩm- dịch vụ của họ mỗi ngày. Nguyên xin phép nói về 1 module nhỏ trong đó - 5 CẤP ĐỘ XÂY DỰNG MỐI #QUAN_HỆ, Nguyên xin mời mọi người dùng 5 phút đọc và chiêm nghiệm.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tại sao những gì con nít nói #Bạn cảm nhận đáng yêu và tin cậy?
Tại sao một người phụ nữ chấp nhận lấy một người đàn ông?
Tại sao Bạn luôn cảm thấy #những hành động của người nhà thì an tâm hơn so với người lạ?
Tại sao Bạn cảm thấy đồng #môn cùng lớp dễ thương hơn các bạn ở lớp khác?
Tại sao một đối tác làm việc lâu năm- không tì vết thì Bạn tin tưởng hơn những đối tác mới?
Tại sao những khách hàng thân thiết luôn được Bạn quan tâm chăm sóc hơn khách hàng mới?
Xem #Quảng_cáo, thấy những "Nhân vật công chúng" đại diện cho nhãn hàng đó thì có nghĩa sản phẩm đó hoàn toàn tốt?
Tại sao người sếp luôn có tiếng nói trọng lượng trước các nhân viên?
Tại sao người thầy giỏi giang- đáng kính trọng- mẫu mực là mentor tuyệt vời trước các học viên?
MỘT GÓC NHÌN KHÁC:Bạn đã từng nghĩ rằng #con nít đến độ tuổi nào đó hoặc được dạy dỗ trong môi trường nào đó sẽ không còn đáng yêu và tin cậy?
Theo Bạn, người bạn đời sẵn sàng đồng hành với Bạn trọn đời hay không? Bạn có quan sát, các cặp #vợ chồng ngày nay rất dễ chia tay?
Liệu người nhà có hoàn toàn an tâm so với người lạ? Nếu Bạn mở một doanh nghiệp Bạn có tin tưởng giao chức #GĐĐH cho người nhà Bạn nếu họ không có chuyên môn?
Bạn không thể tìm được người bạn #đồng_môn đáng yêu nào khác ở ngoài lớp hay sao? Bạn có bao giờ để ý, hết học đại học thì đường ai nấy đi.
Bạn ngẫm nghĩ kỹ hơn nữa, chắc gì đối tác lâu năm đáng tin hơn khách hàng mới?
Ai cũng nói 80% lợi nhuận của Bạn từ khách hàng #cũ, nhưng mà nếu không có khách hàng mới thì ở đâu có khách hàng cũ?
Các sản phẩm đều tốt cho đến một ngày được #báo chí phanh khui, cộng đồng bàn tán.
Người sếp sẽ là nơi tin cậy khi cả nhóm cùng chung mục tiêu, nhưng khi mỗi người một #chí hướng thì mọi chuyện đã chuyển sang những hướng khác nhau. Khi sếp về hưu thì bao nhiêu mối quan hệ sẽ còn đem quà cáp đến nhà?
Người thầy vẫn là con người và sẽ có lúc phạm sai lầm lớn. Khi đó bao nhiêu mối quan hệ sẽ còn tồn tại bên thầy?
MỐI QUAN HỆ - MONG MANH & DỄ ĐỨT:
Bạn đã có những góc nhìn mới và kết luận mới đúng không nào? Bạn có thể nhận ra rằng đến #tri âm- tri kỷ, ngay cả người thân hay vợ chồng, nếu mỗi chúng ta không nghiêm túc với từng mối quan hệ thì các mối quan hệ này sẽ đổ vỡ bất kỳ lúc nào.
Sự thật hiển nhiên, thế giới chuyển #động không ngừng, mỗi chúng ta đều sẽ thay đổi, không một mối quan hệ nào hoàn toàn trường tồn với thời gian cho đến khi cả hai phía đều mong muốn cùng chia sẽ cuộc sống, cùng hài lòng- cùng tin tưởng- #cùng chí hướng một vấn đề nào đó và cùng xây dựng mối quan hệ tốt hơn mỗi ngày.
Đừng bao giờ lầm tưởng rằng khách hàng sẽ mãi #trung thành với Bạn, đến một ngày nào đó hành động và ý chí của Bạn không thống nhất, Bạn không thật sự dụng tâm để đối đãi với đối tác, những khách hàng trung thành ấy sẽ trở thành khách hàng của người khác, của nhãn hàng khác, của #công ty khác. Bạn sẽ vô cùng khâm phục người Nhật, họ sẵn sàng mất 5 năm để chứng minh chữ TÍN trước khi bắt đầu giao #thương.
Cuộc sống sẽ mãi không công bằng cho đến ngày Bạn nhận ra bạn cần nâng niu từng mối quan hệ, từng cơ hội hiếm hoi trong đời. Khi ấy, thái độ của Bạn với mọi việc sẽ khác, sẽ dụng tâm làm tốt từng công việc, từng ánh mắt- cử chỉ- động tác nhỏ, rất nhỏ mà đem lại giá trị lớn.
5 CẤP ĐỘ MỐI QUAN HỆ
- Hầu hết chúng ta đều trải qua 5 cấp độ mối quan hệ, từ biết rất ít thông tin một người nào đó đến có nhiều thông tin hơn về họ (đa phần là 1 chiều); kế đến cả hai bắt đầu tương tác và cảm thấy vui vẻ khi gặp nhau; sau nữa bắt đầu tin tưởng hơn về nhau, cảm thấy an toàn hơn về chuyên môn- thế giới quan của người đối diện; và cuối cùng là cùng nhau tiến lên để đạt được mục tiêu chung.
Cấp độ 1: chỉ mới biết #mặt nhau, nhìn trông quen quen
Cấp độ 2: có nhiều thông tin hơn như liên lạc, nghề nghiệp, ... cả hai đang tìm "#tần_số" tương tác của nhau.
Cấp độ 3: thấy họ cũng tốt, vui vẻ, đáng làm bạn, gặp nhau thường xuyên hơn, đi chơi, làm việc cùng nhau, ...
Cấp độ 4: hiểu hơn về họ, thấy được điểm #mạnh- chuyên môn của họ, đến chơi nhà họ nhiều lần, khi gặp vấn đề liên quan đến chuyên môn của người đó, Bạn rất tin tưởng lắng nghe lời tư vấn của họ. Cả hai đều tin tưởng người đối diện ở một khía cạnh nào đó, Bạn thấy an tâm ở người đó.
Cấp độ 5: tìm ra được mục tiêu chung của cả hai, cùng nhau nỗ lực- phấn đấu để đạt được thành quả.
- Theo Bạn, trong group Quản trị & Khởi nghiệp hầu như chúng ta ở cấp độ mấy, lựa chọn là của Bạn trong việc xây dựng mối quan hệ với mọi người. Tôi viết bài này vì tôi muốn cùng với Bạn đồng hành trong tương lai ^^, Bạn cũng bắt đầu viết bài để tự giới thiệu bản thân và cung cấp giá trị cho mọi người xung quanh nhé.
==5 CẤP ĐỘ LÃNH ĐẠO của John Maxwell==
- Mở rộng hơn về lãnh đạo vì #group chúng ta dành cho những ai muốn- sắp- đã khởi nghiệp. Để trở thành một người lãnh đạo mà mọi người muốn đi theo, muốn thuộc về tổ chức ấy, mục tiêu cuối cùng của Bạn phải cùng đích đến với đối tác- nhân viên- khách hàng của mình. Liệu Bạn đã sẵn sàng thay đổi, liệu Bạn đã sẵn sàng học hỏi để phát triển hơn chính mình để trở thành LÃNH ĐẠO thực thụ?
Cấp độ 1: #Chức vị. Mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải theo do phân cấp quyền lực. Đây là lúc "mọi người theo bạn vì họ phải làm như vậy". #Maxwell cho rằng: "Ảnh hưởng của bạn sẽ không được mở rộng vượt quá ranh giới công việc của bạn. Bạn càng ở lâu tại cấp độ này, bạn có thể có được những lợi ích cá nhân nhưng sự tín nhiệm của nhân viên sẽ càng #giảm".
Cấp độ 2: Sự #chấp_thuận. Mọi người đi theo bạn vì họ #muốn theo. Tại cấp độ này, "mọi người theo bạn vì họ muốn như vậy", ông nói. "Mọi người sẽ theo bạn #nhiều hơn là uy tín hiện có của bạn. Cấp độ này là sự tạo cảm hứng cho công việc". Tuy vậy, Maxwell cũng cảnh báo không nên ở quá lâu tại cấp độ này: "Ở lại quá lâu sẽ khiến những người có động lực cao trở nên hiếu động không cần thiết".
Cấp độ 3: Định hướng #kết_quả. Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức. "Đây là một nơi mà hầu hết mọi người cảm nhận được sự thành công", Maxwell nói. "Họ thích bạn và thích việc bạn đang làm cho tổ chức. Các vấn đề được giải quyết với rất ít nỗ lực vì đã có động lực từ bạn". #Thành công được cảm nhận bởi người khác, họ thích bạn và thích nhiệm vụ của bạn, và các vấn đề dễ dàng được giải quyết.
Cấp độ 4: Phát triển con người. Mọi người đi theo bạn vì những #gì bạn đã làm cho họ. "Đây là sự phát triển lâu dài cho tổ chức", Maxwell lưu ý. "Cam kết phát triển thế hệ lãnh đạo kế tiếp của bạn #sẽ đảm bảo sự phát triển cho tổ chức và cho mọi người. Hãy làm bất cứ điều gì có thể để phát triển nó".
Cấp độ 5: Cá nhân. Mọi người đi theo bạn vì bạn là ai và bạn đại diện cho #điều gì. "Nó chỉ dành cho những nhà lãnh đạo đã dành nhiều năm phát triển con người và tổ chức, nhưng không nhiều người có được điều này".
Bạn là ai? Bạn phải làm gì? Bạn sẽ làm như thế nào để mọi người thấy được #TẦM_NHÌN, SỨ MỆNH của mình, để mọi người sẽ đến quy tụ dưới "ngọn cờ" doanh nghiệp của Bạn, tin tưởng-đồng hành cùng Bạn tiến lên trong kinh doanh và trong cuộc sống?
Tổng kết lại, cuối cùng Bạn đã thấy mối tương quan giữa 5 cấp độ Mối quan hệ với 5 cấp độ #lãnh_đạo chưa? Chất lượng mối quan hệ chính là chất lượng của cuộc sống.Vậy liệu "Tôi đã xây dựng mối quan hệ đến cấp độ 5 rồi thì có bền vững không?". Xin thưa "#Không". Vì thời điểm trước đây, thời điểm hiện tại, và cả tương lai là khác nhau. Bạn phải nỗ lực không ngừng xây dựng mối quan hệ ấy mỗi ngày
Chất lượng của mối quan hệ của các thành viên trong gia đình sẽ giúp gia đình đó trở nên hạnh phúc cho dù gia đình đó giàu hay nghèo.
Chất lượng mối quan hệ của các thành viên trong doanh nghiệp sẽ giúp công ty tiến lên không ngừng, cho dù công ty đó đang khởi nghiệp hay chiếm thị phần lớn, không có 1 cá nhân giỏi chỉ có 1 tập thể mạnh mẽ có cùng chí hướng.
-- 5 BẬC PHÂN CẤP NĂNG LỰC LÀM VIỆC:===
(1) STAFF:
Bậc khởi đầu khi #đi_làm. Làm tất cả những việc từ cấp trên chỉ thị. Chưa có khả năng truyền đạt, hướng dẫn người khác hiểu biết về một lĩnh vực chuyên môn nào đó.
(2) COUNCELOR:
Là người có khả năng tiếp nhận những yêu cầu, thắc mắc trong phạm vi công việc của mình và có những lời khuyên phù hợp, trao đổi, #trò chuyện... để giúp đỡ những người đó giải toả được khúc mắc.(※) Lưu ý: ở cấp độ này, chưa chủ động để giúp đỡ người khác, mà ai có nhu cầu thì mới giúp đỡ. Từ「Staff」để có thể nâng cao được năng lực trở thành「Councelor」trong lĩnh vực nào đó cần tối thiểu trên 2 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực đó.
(3) CONSULTANT:
Là người có khả năng tiếp nhận những yêu cầu, thắc mắc trong phạm vi chuyên #môn của mình. Sử dụng tất cả kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, thậm chí kể cả những việc ngoài chuyên môn, nhưng người này vẫn tìm mọi cách đưa ra được những đối sách, phương án (A, B, C...) để đối tác quyết định lựa chọn câu trả lời tốt nhất.(※) Lưu ý: ở cấp độ này, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, có nhiều mối quan hệ để mở rộng phạm vi tư vấn. Nhưng vẫn còn ở trạng thái chưa chủ động, ai có nhu cầu thì sẽ giúp đỡ! Từ「Councelor」để có thể nâng cao được năng lực trở thành「Consultant」trong lĩnh vực nào đó cần tối thiểu thêm 2 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực đó.
(4) DIRECTOR or COACH:
Là nhà #quản_lý. Là người luôn chủ động để phân tích, tìm hiểu, đánh giá được hiện trạng và đưa ra được các giải pháp, phương án để làm thay đổi tốt lên, cải thiện được các vấn đề quan tâm. Người này ngoài kiến thức rộng và sâu trong lĩnh vực hoạt động, có kinh nghiệm và liên tục làm việc tối thiểu trên 5 năm trong cùng lĩnh vực mà cần có tài năng bẩm sinh hay thiên hướng trong lĩnh vực quản lý. Có một mối quan hệ rộng và tốt với mọi người, ngoài xã hội. Đặc biệt, ở cấp bậc năng lực này người đó luôn chủ động trong mọi việc để giúp đỡ nhiều người khác, thuộc cấp của mình phát triển. Dồn hết sức để chỉ đạo cho tổ chức mình đạt được thành quả cao nhất.
(5) LEADER:
Là người nắm giữ #vai trò lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm cuối cùng trong mọi hoạt động của tổ chức của mình. Là người rất sáng suốt và luôn có những kế hoạch, chiến lược dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để hoặch định hướng phát triển. Là người dám nghĩ dám làm, nhưng cũng chính là người quản trị và phân tán rủi ro tốt nhất. Là người có năng lực truyền đạt cảm hứng cho người khác, có quyền lực mềm ảnh hưởng tốt đến nhiều người. Là người có mối quan hệ rất rộng với bên ngoài, và rất được nhiều người và xã hội tin tưởng. Là người mạnh mẽ, có sức khoẻ tốt và chịu được áp lực cao, cường độ làm việc căng thẳng.
Là người luôn mưu cầu làm những việc tốt cho nhiều người, cộng đồng xã hội phát triển. Để trở thành「 #Leader」ngoài các năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, còn đòi hỏi cần rất nhiều yếu tố khác hội tụ như: thiên thời, địa lợi, nhân hoà,…và trong số đó thì cái quan trọng nhất đó là TẦM NHÌN và SỨ MỆNH của người đó phù hợp.