Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiều nhân viên có xu hướng bỏ việc mà xuất phát do sếp. Nhiều người quản lý/ ông chủ phàn nàn rằng những nhân viên xuất sắc nhất của họ đang dần "dứt áo ra đi". Thực tế là họ không rời bỏ công việc - họ vẫn làm việc nhưng ở một chỗ khác, họ chỉ rời bỏ ông chủ đó thôi.
"Chúng ta không phải là những con lừa. Chúng ta có khả năng chuyên môn, niềm đam mê và cảm hứng không giới hạn để giải quyết các vấn đề của công ty nhưng chúng ta không thể mang tài năng của mình trong công việc cho tới khi được đối xử như những con người thực sự tại tổ chức - chứ không phải là công cụ kiếm tiền của các ông chủ"
10 Sai lầm trong Quản lý làm mất Động lực Làm việc của Nhân viên
XEM THÊM:
>> 8 Đặc điểm/ Biểu hiện của một Sếp tuyệt vời, Xứng đáng để bạn Cống hiến hết mình
>> 10 Sai lầm trong Quản lý có thể "giết chết" Động lực Làm việc của Nhân viên
>> 8 Sai Lầm Nhân Viên Cần Tránh Để Thăng Tiến Nhanh Trong Sự nghiệp
10 Sai lầm trong Quản lý có thể "giết chết" Động lực Làm việc của Nhân viên
1. Không tin tưởng nhân viên
Cho dù chúng ta đang sống trong một thế giới mà lòng tin được xem như là một loại hàng hóa khan hiếm thì trong vai trò của một ông chủ, khi bạn thuê một ai đó về làm việc cho mình nghĩa là bạn đã đặt một niềm tin nhất định vào khả năng của họ. Chẳng có lý do gì để bạn luôn lo lắng về những điều không bao giờ hoặc có vô cùng ít khả năng xảy ra cả. Khi một ông chủ liên tục đặt câu hỏi tỏ vẻ nghi ngờ cho mỗi hành động hoặc quyết định mà cấp dưới đưa ra thì nhân viên sẽ trở nên rất thất vọng. Hãy nhớ rằng, nhân viên cần có cơ hội để chứng minh giá trị của họ. 2. Không biết khen thưởng cho các thành tích của nhân viên đúng lúc Khi nhóm dành được một chiến thắng, sếp chẳng bao giờ nhắc tới nó cả, thay vào đó, họ nói với cả nhóm về điều mà nhóm cần làm tốt hơn trong dự án tới, rằng "nhóm chưa làm tốt bằng nhóm XYZ" hay "không ai trong nhóm được phép tự phụ"... Người quản lý cần phải hiểu rằng khi nhân viên đã cố gắng làm việc để đáp ứng thời hạn và đạt được mục tiêu thì họ cần được ghi nhận, khen thưởng cho những gì đã bỏ ra. Họ sẽ không bao giờ rời khỏi công ty và luôn trung thành nếu được động viên đúng lúc.Không biết khen thưởng cho các thành tích của nhân viên đúng lúc
3. Thiên vị, tuyển dụng hoặc thăng chức sai người
Một ông sếp luôn thiên vị và thường xuyên thay đổi "đối tượng được thiên vị" khiến cho nhân viên luôn đặt câu hỏi liệu rằng họ có phải là người sẽ "được thiên vị" tiếp theo hay không? họ có được nhận công việc tốt hơn không hay đang trên bờ vực bị sa thải. Khi nhân viên ở trạng thái hoang mang, không biết mình đang ở đâu thì họ chẳng thể nào tỏa sáng được. Không có gì khủng khiếp hơn khi một nhân viên đầy tài năng lại phải làm việc dưới sự lãnh đạo của một ông chủ ngu dốt. Bởi lẽ, họ sẽ không thể nào phát huy được khả năng của mình khi những cống hiến chẳng bao giờ được ghi nhận hay bị đặt nhầm chỗ. Do vậy, để tuyển dụng được nhân tài, các ông chủ cần phải trung thành với quy tắc tuyển đúng người, giao đúng việc, khen chê đúng người, đúng lúc. Nếu vẫn tỏ ra thiên vị và khen thưởng sai người thì chẳng khác nào bạn đang "đuổi" nhân viên giỏi ra khỏi tổ chức4. Lặp lại bài ca "công việc/ công ty là số 1"
Khi nói với các thành viên trong nhóm, bạn nói với họ về mục tiêu nhưng không hỏi họ về những gì họ đang làm- điều họ cần từ bạn và họ muốn thiết lập ưu tiên cho các dự án như thế nào. Cách tốt nhất để phá hủy nhiệt huyết làm việc của một nhân viên là đối xử với anh ta hoặc cô ta như một phần của một công cụ sản xuất thay vì là một người cộng tác xuất sắc. Lặp đi lặp lại bài ca "công việc là số 1", "công ty là số 1"... có lẽ chỉ phù hợp với văn hóa ở Nhật mà thôi. Còn ở Việt Nam chúng ta, công việc chỉ là số N mà thôi. Nếu muốn nhân viên coi công việc là số 1, công ty là số 1 thì trước hết hãy làm họ cảm thấy rằng công ty là của họ, hoặc họ là một phần của công ty.5. Không quan tâm đến văn hóa trong công ty
Không quan tâm, xây dựng văn hóa trong công ty khiến cho không khí công ty trở nên ngột ngạt, nhàm chán. Dần dần, nhân viên công ty sẽ không còn hứng khởi để cần thiết để tiếp tục làm việc nữa. Kết quả là công việc không tốt hoặc nhân viên nghỉ việc vì môi trường quá nhàm chán. Nhân viên là con người chứ không phải cỗ máy, vì vậy, yếu tố tinh thần rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Văn hóa công ty khơi gợi sự hứng khởi cho nhân viên, tạo ra nét đặc trưng của công ty - cái "tôi" tự hào của mỗi nhân viên. Bên cạnh các chế độ về lương thì môi trường làm việc rất quan trọng. Hãy tạo cho nhân viên một môi trường làm việc thoải mái nhất để họ thỏa sức phát huy hết khả năng của bản thân!6. Không trung thực
Nhân viên luôn tôn trọng và đánh giá cao những người quản lý tin tưởng và trung thực với họ. Họ không cần một lời nói hoa mỹ rằng công ty đang phát triển trong khi doanh thu hàng tháng sụt giảm và hàng hóa không bán được; họ không cần những lời ngon ngọt để làm việc hết mình trong khi không biết tương lai của họ liệu có thể nghĩ tới các cơ hội phát triển tại tổ chức hay không? Khi những lời nói của cấp trên trở nên thiếu trung thực thì chẳng có nhân viên nào muốn trung thành với họ nữa. 7. Quan điểm không nhất quán, thường xuyên thay đổi Hôm nay sếp nói một kiểu rồi đưa ra hàng loạt các luận điểm để chứng minh cho quan điểm đó, rồi ngày mai lại thay đổi quan điểm => Nhân viên sẽ nhận ra ông sếp đó có vấn đề & dần dần sẽ mất lòng tin vào sếp. Quan điểm ở đây có thể về nhiều lĩnh vực, có thể là quan điểm về công việc, về đạo đức, văn hóa, sở thích... Lời khuyên: Hãy trở thành một ông chủ/người quản lý quyết đoán, kiên định và vững chắc cả trong lời nói lẫn hành động để khiến nhân viên tâm phục, khẩu phục.8. Khó tính-nghiêm khắc quá mức cần thiết
Nhân viên có bao nhiêu cơ hội nói lên suy nghĩ và ý tưởng của mình nếu làm việc với một người quản lý khó tính? Sếp luôn tỏ ra là một người quản lý "biết tuốt" mọi việc và làm ngơ trước bất kỳ đề xuất hay quan điểm của cấp dưới? Liệu rằng có nhân viên giỏi nào muốn bám trụ tại một nơi họ không thể được lên tiếng hay không?Giống với các ông chủ, nhân viên, đặc biệt là các nhân viên xuất sắc cũng luôn căng tràn ý tưởng mà chỉ cần một vị sếp có tài lãnh đạo là đã có thể khai phá được khả năng sáng tạo của những con người này.