Một vị sếp tuyệt vời sẽ coi trọng nhân viên thay vì chỉ biết ra lệnh và yêu cầu người khác phục tùng. Họ đối xử với nhân viên chân thành như những cộng sự, đối tác, thậm trí bạn bè, anh em thay vì chỉ coi nhân viên là công cụ giúp họ đạt được mục đích...
8 Đặc điểm/ Biểu hiện của một Sếp tuyệt vời, Xứng đáng để bạn Cống hiến hết mình
Ở VN, từ "sếp" được dùng khá phổ biến nhưng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. "Sếp" là người cấp trên nói chung, đó có thể là ông chủ (Boss), là người quản lý (Manager) hoặc người lãnh đạo (Leader). Về lý thuyết (từ nguyên gốc) thì Manager và Leader khác nhau khá nhiều. Bạn có thể search Google cho hàng loạt những kết quả so sánh rất trực quan và rõ ràng giữa người quản lý và người lãnh đạo.
XEM THÊM:
>> 8 Đặc điểm/ Biểu hiện của một Sếp tuyệt vời, Xứng đáng để bạn Cống hiến hết mình
>> 10 Sai lầm trong Quản lý có thể "giết chết" Động lực Làm việc của Nhân viên
>> 8 Sai Lầm Nhân Viên Cần Tránh Để Thăng Tiến Nhanh Trong Sự nghiệp
8 Đặc điểm/ Biểu hiện của một Sếp tuyệt vời
1. Khen ngợi công khai nhưng Phê bình một cách riêng tư
Được khen ngợi là niềm tự hào mà ai cũng muốn có được, đặc biệt, khi sếp công khai khen bạn trước mọi người. Điều đó thể hiện sếp bạn luôn quan tâm & nhìn nhận những nỗ lực, đóng góp của bạn. Ngược lại, nếu bạn mắc phải sai lầm nào đó, sếp gọi bạn vào phòng riêng để phê bình, nhắc nhở, đồng thời có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích/ những gợi ý để bạn khắc phục sai lầm đó. Điều đó thể hiện sếp của bạn luôn nghĩ tốt cho bạn, họ bắt buộc phải phê bình bạn để bạn nhận ra sai lầm & tiến bộ hơn nhưng bằng cách phê bình khéo léo để giữ thể diện cho bạn trong mắt đồng nghiệp và mọi người.
2. Luôn xem nhân viên là số 1.
Một ông sếp tuyệt vời sẽ xem Nhân viên của mình, trước hết là con người, là đồng nghiệp, đối tác, là người bạn, người anh em trong công ty. Họ luôn đối xử với bạn một cách chân thành (chứ không giả tạo, xã giao, mỗi câu nói đều chứa đựng đầy toan tính)
Ngược lại, những ông sếp tồi sẽ coi nhân viên của mình là công cụ kiếm tiền của họ (họ có thể biểu hiện ra mặt nhưng cũng có thể họ giả tạo đối xử tốt với nhân viên - bạn phải tinh tế để ý và mất nhiều thời gian để nhận ra được). Đối với họ, công ty (của họ) là số một, công việc (mang lợi về cho công ty của họ) là số 1, còn con người (nhân viên trong công ty) chỉ xếp thứ...N, chỉ là công cụ mà thôi.
3. Trao quyền chủ động và tự quyết cho nhân viên Một ông sếp giỏi là người biết đặt niềm tin vào nhân viên, trao quyền và ủy quyền cho họ được thể hiện khả năng của mình, biến ý tưởng thành sản phẩm và họ sẽ là người chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của quá trình ấy. Một khi được tự quyết và chủ động, nhân viên thường có xu hướng làm việc hết mình, tập trung và có trách nhiệm hơn so với khi phải phục tùng vô điều kiện tất cả các mệnh lệnh của sếp (họ sẽ ỉ nại vào sếp - sai đâu sếp sửa, nếu tiến độ chậm thì sếp sẽ giục...) Ngược lại, những ông sếp tồi thường coi chỉ thị của mình là số 1, sếp luôn đúng (tự tin thái quá hay ảo tưởng sức mạnh), không quan tâm đến quan điểm/ ý kiến của nhân viên, giao việc cho nhân viên nhưng không tin tưởng, thường thúc giục hoặc soi mói từng tí. 4. Đáng tin cậy & Nhất quán trong hành xử Một ông sếp tài năng luôn thể hiện họ là một người đáng tin cậy, luôn giữ lời hứa dù là nhỏ nhất (đã nói là làm). Mọi hành động và lời nói của họ luôn nhất quán, kiên định. Ngược lại, bạn nên dè chừng với những ông sếp chỉ biết hứa xuông (và ngụy biện cho những lần thất hứa rằng "đó chỉ là những việc nhỏ") hoặc những ông sếp không nhất quán giữa lời nói và hành động, nói một đằng làm một nẻo và thay đổi quan điểm liên tục. 5. Có tư duy tích cực & Không sợ thất bại Một ông tài năng hiểu rằng thất bại là điều không thể tránh khỏi và nên xem đó là một bài học kinh nghiệm. Hãy thận trọng với những ông sếp mà luôn thể hiện rằng ông ta chưa từng mắc sai lầm. Một ông sếp có tư duy tích cực, không sợ thất bại sẽ lan tỏa nguồn cảm hứng và tiếp cho bạn thêm nhiều nghị lực để vượt qua khó khăn và giúp bạn tự tin hơn trong công việc. 6. Gắn kết với nhân viên Bạn có thấy hạnh phúc khi một ngày đẹp trời, sếp đưa tên mình vào trong lời chào:"Chào..., chúc em buổi sáng tốt lành" hay thi thoảng sếp hỏi han ngày sinh nhật, trò chuyện một cách thân mật về khó khăn trong công việc, chuyện gia đình, đưa ra đề nghị được giúp đỡ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn.... Đây thực sự là một vị sếp rất đáng kính đấy. Những ông sếp tuyệt vời thường quan tâm chân thành đến nhân viên một cách chân thành, giản dị và sẵn sàng hỗ trợ cho nhân viên khi cần thiết, không phân biệt làm việc ngoài giờ hay ngày nghỉ. 7. Đặt ra những mục tiêu/ kỳ vọng rõ ràng Đặt ra những mục tiêu quá cao để chắc chắn rằng nhân viên không thể hoàn thành, từ đó có lý do để trách mắng hoặc cắt thưởng, không tăng lương... chỉ là những chiêu trò hạ đẳng của những ông sếp tồi. Cũng có những ông sếp đưa ra mục tiêu mơ hồ mà ngay chính bản thân họ cũng không thể làm rõ nhưng lại muốn nhân viên hoàn thành mục tiêu "đó" ?! Một ông sếp tuyệt vời sẽ đánh giá được khả năng của nhân viên của mình để đưa ra những mục tiêu rõ ràng, phù hợp => Tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Và sau đó, họ cũng biết cách ghi nhận, đánh giá và thưởng phạt tương xứng với những cố gắng, kết quả nhân viên đạt được để khích lệ, động viên.
8. Quyết đoán, Thưởng phạt phân minh Dù biết nhân viên (hoặc thậm trí ngay cả bản thân mình) làm sai nhưng vì một lý do nào đó mà làm ngơ đi hoặc do dự; đưa ra những quy định hoặc thực hiện thưởng phạt không rõ ràng, minh bạch => Đó là biểu hiện của những ông sếp thiếu tài năng. Một ông sếp tài năng thường quyết đoán và luôn thưởng phạt phân minh. Lời kết: Xin lặp lại câu nói như dòng suy nghĩ của nhiều nhân viên không thiếu tài năng và nhiệt huyết nhưng lại đầy chất ngao ngán: "Chúng ta không phải là những con lừa. Chúng ta có khả năng chuyên môn, niềm đam mê và cảm hứng không giới hạn để giải quyết các vấn đề của công ty nhưng chúng ta không thể mang tài năng của mình trong công việc cho tới khi được đối xử như những con người thực sự tại tổ chức - chứ không phải là công cụ kiếm tiền của các ông chủ" Hãy trở thành một ông sếp, một người lãnh đạo có tâm và có tài chứ không chỉ là một người quản lý giỏi !
3. Trao quyền chủ động và tự quyết cho nhân viên Một ông sếp giỏi là người biết đặt niềm tin vào nhân viên, trao quyền và ủy quyền cho họ được thể hiện khả năng của mình, biến ý tưởng thành sản phẩm và họ sẽ là người chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của quá trình ấy. Một khi được tự quyết và chủ động, nhân viên thường có xu hướng làm việc hết mình, tập trung và có trách nhiệm hơn so với khi phải phục tùng vô điều kiện tất cả các mệnh lệnh của sếp (họ sẽ ỉ nại vào sếp - sai đâu sếp sửa, nếu tiến độ chậm thì sếp sẽ giục...) Ngược lại, những ông sếp tồi thường coi chỉ thị của mình là số 1, sếp luôn đúng (tự tin thái quá hay ảo tưởng sức mạnh), không quan tâm đến quan điểm/ ý kiến của nhân viên, giao việc cho nhân viên nhưng không tin tưởng, thường thúc giục hoặc soi mói từng tí. 4. Đáng tin cậy & Nhất quán trong hành xử Một ông sếp tài năng luôn thể hiện họ là một người đáng tin cậy, luôn giữ lời hứa dù là nhỏ nhất (đã nói là làm). Mọi hành động và lời nói của họ luôn nhất quán, kiên định. Ngược lại, bạn nên dè chừng với những ông sếp chỉ biết hứa xuông (và ngụy biện cho những lần thất hứa rằng "đó chỉ là những việc nhỏ") hoặc những ông sếp không nhất quán giữa lời nói và hành động, nói một đằng làm một nẻo và thay đổi quan điểm liên tục. 5. Có tư duy tích cực & Không sợ thất bại Một ông tài năng hiểu rằng thất bại là điều không thể tránh khỏi và nên xem đó là một bài học kinh nghiệm. Hãy thận trọng với những ông sếp mà luôn thể hiện rằng ông ta chưa từng mắc sai lầm. Một ông sếp có tư duy tích cực, không sợ thất bại sẽ lan tỏa nguồn cảm hứng và tiếp cho bạn thêm nhiều nghị lực để vượt qua khó khăn và giúp bạn tự tin hơn trong công việc. 6. Gắn kết với nhân viên Bạn có thấy hạnh phúc khi một ngày đẹp trời, sếp đưa tên mình vào trong lời chào:"Chào..., chúc em buổi sáng tốt lành" hay thi thoảng sếp hỏi han ngày sinh nhật, trò chuyện một cách thân mật về khó khăn trong công việc, chuyện gia đình, đưa ra đề nghị được giúp đỡ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn.... Đây thực sự là một vị sếp rất đáng kính đấy. Những ông sếp tuyệt vời thường quan tâm chân thành đến nhân viên một cách chân thành, giản dị và sẵn sàng hỗ trợ cho nhân viên khi cần thiết, không phân biệt làm việc ngoài giờ hay ngày nghỉ. 7. Đặt ra những mục tiêu/ kỳ vọng rõ ràng Đặt ra những mục tiêu quá cao để chắc chắn rằng nhân viên không thể hoàn thành, từ đó có lý do để trách mắng hoặc cắt thưởng, không tăng lương... chỉ là những chiêu trò hạ đẳng của những ông sếp tồi. Cũng có những ông sếp đưa ra mục tiêu mơ hồ mà ngay chính bản thân họ cũng không thể làm rõ nhưng lại muốn nhân viên hoàn thành mục tiêu "đó" ?! Một ông sếp tuyệt vời sẽ đánh giá được khả năng của nhân viên của mình để đưa ra những mục tiêu rõ ràng, phù hợp => Tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Và sau đó, họ cũng biết cách ghi nhận, đánh giá và thưởng phạt tương xứng với những cố gắng, kết quả nhân viên đạt được để khích lệ, động viên.
8. Quyết đoán, Thưởng phạt phân minh Dù biết nhân viên (hoặc thậm trí ngay cả bản thân mình) làm sai nhưng vì một lý do nào đó mà làm ngơ đi hoặc do dự; đưa ra những quy định hoặc thực hiện thưởng phạt không rõ ràng, minh bạch => Đó là biểu hiện của những ông sếp thiếu tài năng. Một ông sếp tài năng thường quyết đoán và luôn thưởng phạt phân minh. Lời kết: Xin lặp lại câu nói như dòng suy nghĩ của nhiều nhân viên không thiếu tài năng và nhiệt huyết nhưng lại đầy chất ngao ngán: "Chúng ta không phải là những con lừa. Chúng ta có khả năng chuyên môn, niềm đam mê và cảm hứng không giới hạn để giải quyết các vấn đề của công ty nhưng chúng ta không thể mang tài năng của mình trong công việc cho tới khi được đối xử như những con người thực sự tại tổ chức - chứ không phải là công cụ kiếm tiền của các ông chủ" Hãy trở thành một ông sếp, một người lãnh đạo có tâm và có tài chứ không chỉ là một người quản lý giỏi !