Tụ tập buôn chuyện và nói xấu sếp là thói quen thường thấy của nhân viên, đặc biệt là nhân viên văn phòng. Điều này thực sự không có ích gì cho sự nghiệp của bạn, ngược lại, ùa theo nó sẽ làm cho bạn có nhiều suy nghĩ tiêu cực. Thay chê trách hay phản đối sếp, hãy đặt mình vào vị trí của sếp để suy nghĩ các vấn đề. Đó là cách tốt nhất giúp bạn thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp. Muốn trở thành sếp trong tương lại thì ngay bây giờ, bạn hãy đứng trên góc nhìn của sếp để nghĩ và làm.
8 Sai Lầm Nhân Viên Cần Tránh Để Thăng Tiến Nhanh Trong Sự nghiệp
XEM THÊM:
>> 8 Đặc điểm/ Biểu hiện của một Sếp tuyệt vời, Xứng đáng để bạn Cống hiến hết mình
>> 10 Sai lầm trong Quản lý có thể "giết chết" Động lực Làm việc của Nhân viên
>> 8 Sai Lầm Nhân Viên Cần Tránh Để Thăng Tiến Nhanh Trong Sự nghiệp
Dưới đây là 8 sai lầm bạn cần tránh trong công việc thường ngày tại công ty. Nó không đảm bảo chắc chắn bạn sẽ thăng tiến nhanh (vì còn phụ thuộc nhiều vào năng lực của bạn) nhưng nó chắc chắn tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến hơn cho bạn và giúp cho bạn trở nên đẹp hơn trong mắt sếp và các đồng nghiệp.
8 Sai Lầm Nhân Viên Cần Tránh Để Thăng Tiến Nhanh Trong Sự nghiệp
1. Chỉ trích Sếp hoặc "Chê" sếp thẳng thừng
Ai cũng có thể mắc sai lầm và sếp của bạn cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, cần tránh chỉ trích sếp hoặc chê bai sếp mình một cách quá thẳng thửng và gay gắt. Đó không chỉ là một phép lịch sự thông thường trong giao tiếp mà còn thể hiện sự tôn trọng sếp - đó là quy tắc ứng xử trong công ty. Nếu cảm thấy cấp trên mắc lỗi, bạn vẫn có nhiều cách khéo léo để giải quyết việc này, ví dụ một cách góp ý nhẹ nhàng và hiệu quả: "Tôi không biết thế này có đúng không, nhưng...". Lời nhắc khéo này của bạn sẽ khiến họ cân nhắc lại và nếu những lập luận của bạn (nhưng...) có lý, có tính thuyết phục thì chắc hẳn sẽ phải nghe theo và còn càng thêm quý trọng bạn. Những lời chỉ trích công khai hoặc nói thẳng ra những sai sót của cấp trên thông thường sẽ khiến bạn bị mọi người coi thường & sếp bạn đương nhiên cũng không hứng thú với bạn cũng như không muôn giúp bạn thăng tiến nữa.Chỉ trích Sếp hoặc "Chê" sếp thẳng thừng
2. Nói "Không" với sếp
Bạn được thuê về làm việc cho công ty, dưới sự quản lý của sếp bạn, nên mọi công việc của bạn tại công ty đều phải tuân theo "mệnh lệnh" của sếp. Về lý về tình, chừng nào bạn còn là nhân viên của công ty thì bạn không có cửa để nói "Không" với sếp (ngoại trừ những góp ý thực sự tốt cho sếp, cho công ty => hãy xem Mục 1 ở trên). Nói “không” với sếp chẳng khác gì thách thức và chống đối. Nếu vì lý do nào đó mà bạn muốn từ chối (bản chất là nói từ "không" theo một cách nhẹ nhàng hơn), bạn có nhiều cách nói hiệu quả, thể hiện thiện trí và tinh thần trách nhiệm trong công việc cao hơn. Ví dụ: Khi sếp hỏi bạn có thể phụ trách dự án ABC không? Bạn đừng trời lời thẳng thừng "Không" nếu bạn không thể, bạn có thể nói "Hôm nay em đang bận làm nốt báo cáo XYZ của công ty, ngày mai em mới nhận dự án mới được không?". Bản chất vẫn là bạn từ chối nhận nhưng sếp nghe sẽ vẫn thấy hài lòng.Từ chối làm những việc "ngoài luồng" khi được sếp giao
3. Từ chối làm những việc "ngoài luồng" khi được sếp giao
Đôi khi, sếp giao cho bạn nhưng công việc "lạ hoắc", không liên quan đến các việc thường ngày của bạn ở công ty hoặc những công việc mà đáng lẽ ra người khác/ phòng ban khác phải thực hiện. Khi đó, bạn cần bình tĩnh để phân tích về công việc đó, lý do sếp giao cho bạn... Nếu có thể, bạn nên hoàn thành những công việc đó một cách tốt nhất theo khả năng của mình. Còn nếu bắt buộc phải từ chối thì cũng phải từ chối khéo léo cùng với lý do thuyết phục. "Tôi không được trả lương để làm việc đó !" hay "Đó không phải việc của tôi !" hoặc "Tôi được lợi gì từ việc đó?" Là những cách phản ứng thiếu khôn ngoan khi được sếp giao cho một công việc khác "ngoài luồng" bởi vì 3 lý do sau: - Có thể đây là một thử thách sếp muốn xem khả năng của bạn đến đâu, hoàn thành xuất sắc công việc đó có nghĩa là bạn sẽ thăng tiến rất nhanh trong sự nghiệp. - Từ chối đồng nghĩa với việc bạn thể hiện mình là người không nhiệt tình, ích kỷ, không hết lòng vì công việc. - Về lý mà nói thì "Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên" thường là câu được viết cuối cùng trong các mẫu tuyển dụng và hợp đồng lao động, nó có nghĩa là bạn không chỉ có trách nhiệm hoàn thành các công việc "đúng luồng", mà bạn có trách nhiệm thực hiện bất kỳ công việc nào khi sếp giao.Từ chối làm những việc "ngoài luồng" khi được sếp giao
4. Giữ thái độ Bi quan và thường xuyên sử dụng từ Phủ định
Người sếp nào cũng có con mắt thiện cảm với nhân viên biết cố gắng, nỗ lực và không ngừng học hỏi cho dù bạn chưa đạt tới trình độ nào đi chăng nữa. Tôi không thể, Tôi không biết, Tôi không có giải pháp, việc này/dự án này không khả thi... là những cách nói sử dụng từ phủ định (không), thể hiện một thái độ rất bi quan, không cầu tiến.Thay vì câu trả lời “Tôi không biết”, bạn hãy thử nói với sếp rằng mình sẽ tìm hiểu thêm vấn đề để có thể tìm ra câu trả lời cũng như cách giải quyết tốt hơn.
Thay vì câu nói “Dự án này không khả thi ”, bạn có thể trả lời sếp rằng chúng ta sẽ đánh giá lại tính khả thi của dự án một cách cẩn thận, nghiêm túc.
Hãy tập nói câu "Tôi có thể" thường xuyên để thách thức bản thân cùng công ty đối đầu với mọi thử thách.
5. Liên tục nhắc đến công ty cũ và so sánh
Thường xuyên nhắc đến công ty cũ hoặc so sánh chỗ làm cũ với chỗ làm hiện tại khiến cho đồng nghiệp và đặc biệt là sếp của bạn khó chịu. Bạn có biết khi bạn nói "Ở chỗ làm cũ, chúng tôi không làm thế?" hoặc "công ty cũ của tôi.." thế này thế kia thì mọi người nghĩ gì không? Họ sẽ nghĩ là "thế sao bạn không cút luôn về công ty cũ mà làm đi, nghỉ việc ở đó về đây làm gì?"6. So sánh, ganh tị với nhân viên khác:
Sao cô ấy/ anh ấy lúc nào cũng được...? Mỗi nhân viên trong công ty có những vị trí, vai trò nhất định. Mỗi người họ có những điểm mạnh, điểm yếu riêng để hỗ trợ, bổ sung cho nhau, không ai giống ai. Đừng dại gì mà lặp lại mãi điệp khúc so sánh bạn với một ai khác trong công ty (mặc dù sự thật sếp có thể thiên vị một ai đó). Nếu bạn không được sếp trọng dụng và quý mến, hãy tự mình tìm nguyên nhân (hoặc hỏi sếp một cách khéo léo) để tự thay đổi mình. Đó là cách tốt nhất, chứ việc than vãn, ganh tị sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp hơn cho bạn đâu. 7. Thường xuyên dể các vấn đề cá nhân ảnh hưởng đến công việc“Tôi vừa mới chia tay người yêu. Tôi không thể làm gì hôm nay.”
“Tôi rất buồn vì gia đình tôi xảy ra việc XYZ”
“Tôi thấy mệt mỏi, tôi không thể làm việc được”
Công việc là công việc, không một người quản lý nào muốn nghe lời biện minh của bạn khi việc cá nhân ảnh hưởng đến việc công ty. Khi đã đi làm, bạn là người lớn, bạn sẽ phải tự mình tìm ra cách sắp xếp các công việc cá nhân của riêng mình một cách hợp lý. Khi đã bước đến công ty, việc bạn cần làm là các công việc của công ty, do sếp giao, chứ không phải là các việc cá nhân của bạn. Công ty không trả tiền cho bạn để bạn làm những việc cá nhân đó!"Dọa" nghỉ việc.