Một trong những phương pháp khá phổ biến mà những MMOer tại Việt Nam thường sử dụng để câu view, câu khách kiếm tiền là đăng những tin shock, tin giật gân về những vụ scadal của ngôi sao điện ảnh, chính trị, xã hội...
Đa số những tin đó là bịa đặt - một hành động phạm pháp nghiêm trọng nhưng các thanh niên này không hề biết hoặc không nhận thức đúng mức về sự nguy hại của nó với bản thân và với xã hội! Tiền chưa biết ở đâu nhưng nhiều người có thể bị đưa lên vành móng ngựa rồi phải bóc lịch, mặc áo số, ăn cơm nhà nước!
Tung tin giật gân để kiếm tiền bất chính - cái kết đắng lòng của các "sửu nhi"
Tung tin giật gân để kiếm tiền bất chính
Thực ra, đây không phải chiêu trò gì mới, nó đã thịnh hành trên thế giới từ khá lâu như một phương pháp để "kéo traffic" (thuật ngữ hơi chuyên môn để chỉ hành động thu hút người dùng truy cập vào website, Facebook fanpage hoặc video Youtube...), tuy nhiên, trong quá trình "hội nhập", chiêu trò này mới chỉ du nhập vào Việt Nam mạnh mẽ trong khoảng 2-3 năm gần đây. Nhiều diễn đàn, Facebook group còn tôn vinh cách làm này như là một "thủ thuật" nghe rất ghê gớm mà không thừa nhận đây là một "chiêu trò" rất dễ phạm pháp.
Thế nên mới xuất hiện nhiều tin giật gân trên các diễn đàn, mạng xã hội như: trẻ em bị bắt cóc, nữ sinh bị rạch đùi, hiếp, giết... rồi đến vụ cá chết hàng loạt ở Tiền Hải, Thái Bình, chưa kể những vụ tung tin thất thiệt, vu khống, "ăn theo" những người nổi tiếng, - đặc biệt là các ngôi sao điện ảnh. Bạn vẫn còn muốn tung tin giật gân để kiếm tiền ư? Hãy cẩn thận nếu không muốn gặp rắc rối trong vòng lao lý !
Có 2 thể loại sử dụng tin giật gân kiểu này để thu lợi bất chính mà các "sửu nhi" hay làm đó là:
1- Đăng bài trên website để câu view trực tiếp cho web nhằm thu lợi;
2- Chia sẻ trên các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và Youtube để câu like/ share cho Fanpage hoặc gián tiếp link đến bài viết trên web (đối với Facebook), câu view/ subscribe (đối với Youtube)
Và đây là những cái kết đắng lòng của các "sửu nhi"
- Khoảng giữa năm 2013, "cộng đồng mạng được phen hốt hoảng trước thông tin lan truyền một số nữ sinh bị kẻ lạ rạch đùi, chảy máu ngay trước cửa Nhà hát lớn Hà Nội. Ngay sau đó, Cơ quan điều tra đã vào cuộc và xác định đó là tin đồn. Nghi phạm tung tin đồn cũng đã bị triệu tập..." - theo Người đưa tin
Nguyễn Khánh Thành, kẻ tung tin đồn thiếu nữ bị rạch đùi ở Hà Nội, đã bị công an bắt giữ để làm rõ hành vi phạm pháp
2. Tháng 4/2015, một sự kiện khá tương tự xảy ra, khi một "thanh niên" tung tin đồn thất thiệt về “Nữ sinh bị hiếp – giết” lên mạng xã hội Facebook. Ngay sau đó, lực lượng công an phòng chống công nghệ cao (PC50), Công an Hà Nội cho biết sẽ tiến hành điều tra, làm rõ để xử lý đối tượng.
Tung tin đồn thất thiệt về “Nữ sinh bị hiếp – giết” lên mạng xã hội Facebook
Sáng 9/4/2015, một facebook cá nhân có tên Phạm Anh T. đăng tải status: “Kinh hoàng - Rạng sáng nay 9/4, sau khu ký túc xá ĐHCN Hà Nội các bạn sinh viên phát hiện em P.T.A sinh viên năm nhất khoa DL - Sư phạm bị hiếp dâm chết lõa thể tước đó tầm 6-7 ngày!”. Để tăng độ tin tưởng, Phạm Anh T. còn lấy trên mạng hình ảnh một nữ sinh viên bị hãm hại nằm tại một khu đất trống cùng một số công an khám nghiệm hiện trường.
Công an phương Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, nơi đóng trường ĐH Công nghiệp) khẳng định đây chỉ là tin đồn thất thiệt. Không có vụ việc nghiêm trọng nào như vậy xảy ra trong khuôn viên nhà trường!
Thông tin trên báo Dân Trí, ngày 11/4/2015, lãnh đạo PC50 - CATP Hà Nội cho biết, đơn vị này đang truy tìm chủ tài khoản tung tin đồn thất thiệt về việc một nữ sinh bị hiếp dâm, chết lõa thể sau ký túc xá trường Đại học Công nghiệp Hà Nội để xử lý.
3. Gần đây nhất là vụ việc thanh niên Bùi Đức Hải (sinh năm 1994), Admin của trang thaibinhplus.vn đã bị cơ quan chức năng “sờ gáy” sau khi anh này tung tin cá chết hàng loạt ở biển Cồn Vành (Thái Bình) gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tại đây.
Tung tin cá chết hàng loạt ở biển Cồn Vành (Thái Bình) gây hoang mang dư luận
Thực ra, mục đích ban đầu của thanh niên này là dựa vào sự kiện cá chết hàng loạt ở biển miền Trung đang gây sốt trên các phương tiện thông tin đại chúng để thêu dệt thêm, nhằm câu views và kiếm tiền bất chính, Tuy nhiên, có lẽ anh ta cũng không ngờ được rằng thông tin thất thiệt mà mình đưa ra lại có sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến như vậy.
Sau khi thông tin cá chết hàng loạt ở biển Cồn Vành được đăng tải, các cơ quan thuộc tỉnh Thái Bình đã kiểm tra dọc bờ biển Khu du lịch Cồn Vành nhưng không phát hiện ra tình trạng trên. Ngày 8/5, UBND tỉnh Thái Bình đã cử đoàn công tác do ông Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn, trực tiếp xuống bãi biển Cồn Vành để khảo sát, kiểm định thông tin. Qua số liệu báo cáo của 8 xã ven biển quanh khu vực biển Cồn Vành và thực tế trực tiếp thị sát, không có hiện tượng như tin đồn lan truyền.
Sau quá trình khảo sát nhận thấy đây là thông tin thất thiệt, bịa đặt hoàn toàn gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không nhỏ đến Khu du lịch Cồn Vành và tỉnh Thái Bình, UBND tỉnh đã có công điện hỏa tốc về việc ngăn chặn, xử lý việc đưa thông tin thất thiệt trên. Trước đó vào ngày 9/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã triệu tập Bùi Đức Hải (SN 1994), trú tại thôn Đào Động, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình tới làm việc. Hải chính là đối tượng đưa tin không đúng sự thật về hiện tượng cá chết ở bãi biển Cồn Vành gây hoang mang dư luận ở Thái Bình. Ngày 13/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định số 02 khởi tố vụ án hình sự: “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” theo Điều 226 Bộ luật Hình sự và tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án theo quy định của pháp luật. - theo báo Dân Trí. Hiện nay, webTham khảo những quy định của pháp luật
Tại Điều 226 Bộ luật hình sự về Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính nêu rõ:
1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm: a) Có tổ chức; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”
Như vậy, hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật đủ để khởi tố hình sự là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội. Do đó hành vi phải gây ra hậu quả nghiêm trọng mới bị xử lý hình sự.
Trường hợp không xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt mà chỉ xác định được người đưa tin lên mạng thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự, tội “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” (nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của bộ luật này)Lời kết
Trong thế giới internet, mọi ranh giới dường như bị lu mờ. Không chỉ lu mờ ranh giới về không gian địa lý, mà ngay cả ranh giới giữa thiện-ác, tốt-xấu cũng không còn rõ ràng nữa.
Lời khuyên ở đây là chúng ta phải luôn tỉnh táo, tìm hiểu rõ, nghĩ trước khi làm, đừng vì những cái lợi trước mắt mà làm ảnh hưởng đến xã hội và cả tương lai của mình!