ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ĐANG PHÁT TRIỂN KHÔNG NGỪNGsteemCreated with Sketch.

in vietnam •  7 years ago  (edited)

4034235_C_18.jpg

Điều được dư luận Việt Nam quan tâm trong thời gian gần đây không chỉ là thành công vang dội của đội tuyển U-23 dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Park Hang Seo tại giải U23 Châu Á mà còn là sự phát triển mạnh mẽ của ngày công nghiệp điện ảnh Việt Nam. Số lượng rạp chiếu phim, và số lượng phim sản xuất trong nước đang tăng lên đáng kể từng ngày. Song song đó, các yếu tố nước ngoài, đặc biệt lĩnh vực phim hợp tác với các nhà làm phim Hàn Quốc đang nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Chúng ta sẽ không khỏi thắc mắc lý do nào thúc đẩy ngành điện ảnh Việt Nam phát triển nhanh chóng như vậy? Những bộ phim đang được sản xuất và trình chiếu tại Việt Nam là những bộ phim như thế nào? Ngày 18 và 19 vừa qua, những nhà làm phim, cán bộ công tác trong ngành điện ảnh Việt Nam đã đến Seoul đồng tổ chức sự kiện “Ngày Phim Việt Nam” diễn ra tại rạp chiếu Lotte ở Lotte World Tower. Họ sẽ giúp chúng ta giải đáp phần nào những thắc mắc trên. Đây là sự kiện được Uỷ ban Xúc tiến Điện ảnh Hàn Quốc (Chủ tịch Oh Seok Geun) tổ chức nhằm mang đến cơ hội hiểu thêm về xu hướng của điện ảnh Việt Nam, mở rộng hơn nữa mối giao lưu hợp tác giữa hai ngành điện ảnh Việt Nam-Hàn Quốc đồng thời giới thiệu đến khán giả Hàn Quốc những bộ phim xuất sắc của Việt Nam vốn dĩ thường ngày họ không dễ tiếp cận được. Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam Lý Phương Dung và Đạo diễn Phim <Em chưa 18> Lê Thanh Sơn, những nhân vật đại diện cho ngành điện ảnh Việt Nam để trao đổi thêm về thực trạng cũng như triển vọng của ngành Điện ảnh Việt Nam.

IMG_7632.jpg

CẦN QUAN TÂM HƠN ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM Lý Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục Điện Ảnh Việt Nam.

Kim Seong Hoon
Cơm ăn vội rất dễ đầy bụng. Thế nên đối với những ngành công nghiệp phát triển quá nhanh, vai trò của chính phủ lại càng quan trọng. Để có thể gãi đúng chỗ ngứa những nhà hoạch định chính sách hay những người đứng đầu các bộ ngành liên quan cũng cần phải có kiến thức như những chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng. Bà Lý Phương Dung – Phó Cục Trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam, cơ quan quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan đến ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam đang phát triển không ngừng trông không thua kém bất kỳ một chuyên gia nào khác. Bà tốt nghiệp chuyên ngành Điện ảnh trường Đại học Quốc gia Hà Nội, có thâm niên hơn 10 năm công tác tại Tạp chí Điện ảnh (từ năm 1991~ năm 2002) và từ năm 2003 bà bắt đầu làm việc tại Cục Điện ảnh Việt Nam, đóng vai trò thao sát từng hoạt động, nhịp thở của ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam đến tận bây giờ như phụ trách các mảng liên quan đến chính sách, hành chính. Bà Lý Phương Dung đang trăn trở rất nhiều điều liên quan đến sửa đổi Luật Điện ảnh, cử nhiều cán bộ trong ngành sang nước ngoài học tập và xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà làm phim trong nước và các nhà làm phim nước ngoài có nguồn vốn mạnh nhằm tìm ra và thúc đẩy sự tiềm năng phát triển của Điện ảnh Việt Nam. Chúng tôi đã có dịp trò chuyện cùng bà nhân chuyến thăm làm việc của bà tại sự kiện Ngày Phim Việt Nam được tổ chức tại Seoul vào ngày 17, 18 tháng 7 vừa qua. Trong suốt cuộc trò chuyện, chúng tôi ấn tượng về một người lãnh đạo với đôi mắt sáng, cách trả lời thẳng thắn và thật lòng.

-Nếu không có các sự kiện như liên hoan phim hoặc sự kiện được tổ chức riêng thế này thì khán giả Hàn Quốc rất ít cơ hội được tiếp cận với Phim ảnh Việt Nam. Chúng tôi cảm thấy rất vui mừng vì những sự kiện như thế này đã tạo cơ hội cho Phim Việt đến gần hơn với khán giả.
=Ngành điện ảnh Việt Nam và Hàn Quốc đã và đang không ngừng đẩy mạnh hợp tác nhằm phát triển hơn nữa nền công nghiệp điện ảnh giữa hai nước. Tiếp theo sự kiện năm ngoái, lễ khai mạc năm nay chúng tôi giới thiệu đến khán giả bốn bộ phim. Điện ảnh Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt nên tôi chắc rằng sẽ ngày càng có nhiều bộ phim xuất sắc của Việt Nam đến được với khán giả. Đồng thời, hiện có nhiều gia đình Việt-Hàn tại Hàn Quốc cũng như rất nhiều du học sinh, sinh viên, thậm chí là các nhà làm phim Việt Nam cũng đang sinh sống tại Hàn Quốc tạo thành một cộng đồng người Việt đa dạng. Tôi cũng rất vui vì sự kiện lần này trở thành dịp chiếu những bộ phim được yêu thích trong nước cho những bà con xa quê. Hy vọng năm sau sự kiện này lại tiếp tục được tổ chức.

-Chúng tôi được biết ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam đang phát triển rất rực rỡ.
=Tính đến cuối năm ngoái, trung bình mỗi năm điện ảnh Việt Nam khởi chiếu từ 38-42 bộ phim khác nhau. 6 tháng đầu năm nay, theo thống kê đã khởi chiếu 20 bộ phim. Chúng tôi có tổng cộng hơn 180 rạp chiếu phim với hơn 818 phòng chiếu và nhiều bộ phim xuất sắc được sản xuất. Đặc biệt sự kiện lần này công chiếu hai tác phẩm là <Cô Ba Sài Gòn> và <Em chưa 18>, mỗi bộ phim đã đạt doanh thu 60 tỷ và 160 tỷ đồng. Năm ngoái bộ phim <Em là bà nội của anh> hợp tác sản xuất giữa Việt Nam và Hàn Quốc (được làm lại từ phim Miss Granny của Hàn Quốc) cũng đã đạt doanh thu 80 tỷ đồng. Thông qua số liệu này chúng ta có thể thấy số lượng khán giả tìm đến rạp thưởng thức phim đang ngày càng đông đảo.

-Theo bà, bí quyết nào khiến ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây?
=Giai đoạn những năm 1990, nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia sản xuất phim nhưng khi đó vẫn chưa có những quy định cụ thể. Bắt đầu từ những năm 2000, các quy định liên quan đến đơn vị tư nhân sản xuất phim mới bắt đầu được ban hành từng bước và đến năm 2006 Luật sản xuất phim mới được thi hành. Sau đó, tính đến nay đã 12 năm có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất phim được thành lập, ước tính đến năm 2018 ở thời điểm hiện tại Việt Nam có hơn 47 doanh nghiệp sản xuất phim. Hiện tại chúng tôi vẫn đang có kế hoạch sửa đổi Luật liên quan nhằm giảm bớt những rào cản, khó khăn cho hoạt động sản xuất phim. Và quan trọng hơn hết đó chính là đáp ứng được nhu cầu của khán giả Việt Nam, cũng như bất cứ người dân của quốc gia nào trên thế giới, rất thích thưởng thức phim.

Hàn Quốc chắc cũng không tránh khỏi các vấn đề mang tính tổ chức trong quá trình phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp. Có thể thấy tình hình Việt Nam hiện tại đang gặp ba vấn đề nổi cộm như sau. Thứ nhất là thiếu cơ sở vật chất cần thiết để tự sản xuất phim trong nước. Nhiều cơ sở vật chất cần thiết vẫn còn thiếu nên không còn cách nào khác vẫn còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp tư nhân. Thứ hai, vẫn chưa nhiều đội ngũ làm phim như đạo diễn, diễn viên, đạo diễn ghi hình, chuyên viên ghi âm tại hiện trường, các nhà sản xuất được đào tạo bài bản về chuyên môn. Hiện ở Việt Nam có hai trường đại học chuyên đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp điện ảnh; tuy nhiên chỉ với hai cơ sở đào tạo này không thể cung cấp được nguồn nhân lực chuyên môn cho ngành công nghiệp đang phát triển một cáchnhanh chóng. Trong quá khứ nhiều cá nhân muốn hoạt động trong lĩnh vực này phải tự bỏ tiền ra nước ngoài du học; tuy nhiên hiện nay chính phủ Việt Nam đã và đang hỗ trợ ngân sách đưa nhiều nhân lực có tài năng sang theo học chương trình cao học thạc, tiến sỹ tại có nước như Mỹ, Úc. Thứ ba, là vấn đề liên quan đến Luật. Luật Điện ảnh sửa đổi đã được chỉnh sửa cách đây 12 năm nhưng vẫn không thể nào đáp ứng được tình hình nền công nghiệp điện ảnh đang thay đổi từng ngày. Đặc biệt, cần sửa đổi Luật quy định nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh khi hợp tác sản xuất phim với các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang trăn trở những phương án xây dựng nền công nghiệp du lịch liên kết với ngành công nghiệp điện ảnh hiện có.

-Được biết Uỷ ban xúc tiến Điện ảnh Hàn Quốc hiện đang cùng các nước Châu Á chuẩn bị thành lập Tổ Chức Xúc tiến Điện ảnh Châu Á (AFPA). Cục Điện ảnh Việt Nam mong đợi điều gì ở tổ chức AFPA?
=Năm ngoái trong chuyến thăm Cục Điện ảnh Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban Xúc tiến Điện ảnh Hàn Quốc Oh Seok Geun cũng đã đề cập với Cục trưởng của chúng tôi về vấn đề thành lập AFPA. Tuy nhiên, đến hiện tại chính phủ Việt Nam vẫn chưa duyệt hỗ trợ hội phí tham gia tổ chức. Nhưng Cục Điện ảnh Việt Nam vẫn mong muốn duy trì giao lưu hợp tác với Uỷ ban Xúc tiến Điện ảnh Hàn Quốc nói riêng và AFPA nói chung. Ngay ở thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa thể trở thành thành viên nhưng sẽ luôn sẵn sàng hợp tác cũng như hỗ trợ các hoạt động của tổ chức. AFPA là tổ chức cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp Điện ảnh Việt Nam. Nếu các quốc gia Châu Á cùng nhau hợp tác để đưa điện ảnh Châu Á ra thị trường thế giới thì AFPA sẽ là cơ quan đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh Châu Á. Cục Điện ảnh Việt Nam cũng như nền điện ảnh Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức và tích cực hợp tác để có thể theo kịp theo từng giai đoạn của quá trình xây dựng tổ chức.

-Thời gian gần đây được biết có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc CJ CGV xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Bên cạnh những ý kiến tích cực cho rằng nhờ có sự tham gia của CGV, miếng bánh thị phần sẽ lớn hơn và các bên sẽ cùng nhau hưởng lợi ích thì vẫn còn những lo ngại nhất định liên quan đến việc doanh nghiệp nước ngoài chiếm giữ gần một nửa số lượng phòng chiếu trên toàn thị trường Việt Nam.
=CGV hiện đang chiếm gần một nửa số phòng chiếu phim tại Việt Nam. Gần đây đại diện của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch và Cục Điện ảnh cũng đã gặp mặt với ban lãnh đạo của CGV. Các bên cũng đã trao đổi ý kiến lo ngại ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam và sự cạnh tranh không công bằng nếu một doanh nghiệp nước ngoài chiếm giữ số lượng phòng vé nhiều như trên. Bộ Công thương Việt Nam hiện tại cũng đang thẩm tra vấn đề này một cách thận trọng và nghiêm túc. Vì nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp điện ảnh của Việt Nam mà còn liên quan trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế. Với tư cách là đơn vị quản lý chúng tôi đang nỗ lực hết sức để có thể giúp khán giả lựa chọn một cách công minh khi chọn phim chiếu rạp và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.

-Chúng tôi không biết tình hình chuẩn bị và điều hành Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội đang diễn ra thế nào?
=Năm nay là năm thứ 5 liên hoan phim được tổ chức. Bắt đầu từ tháng 2, chúng tôi đã gửi thư mời tham dự đến hơn 200 quốc gia khác nhau. Từ tháng 7 đến hiện tại, chúng tôi đã và đang tiếp nhận hơn vài trăm tác phẩm đăng ký tham gia, và đang trong quá trình chọn 10 bộ phim
trình chiếu trong Lễ khai mạc và Bế mạc. Trong Liên hoan phim lần này chúng tôi dự định tổ chức một triễn lãm phim nhỏ giới thiệu về nền Điện ảnh Phần Lan, kết hợp trình chiếu cùng phim Việt Nam. Chúng tôi đang nỗ lực hết sức chuẩn bị để tạo cơ hội cho nhiều nhà sản xuất Việt Nam giao lưu gặp gỡ với các đối tác nước ngoài.


한국어 번역

베트남 영화산업을 주목해야 할 것이다
-리 푸엉 중 베트남 영화국 부국장

김성훈
급하게 먹는 밥이 체한다. 급성장하는 산업일수록 정부 역할이 중요한 것도 그래서다. 정책이 현장의 가려운 데를 제대로 긁어주기 위해서는 관련 산업을 전문가 못지않게 잘 아는 관료가 필요하다. 리 푸엉 중 베트남 영화국 부국장은 하루가 멀다하고 성장을 멈추지 않는 베트남 영화산업의 컨트롤타워로서 손색없어 보인다. 그는 하노이국립대학에서 영화를 전공하고, 베트남 영화잡지 기자로 10년 넘게 활동하다가(1991~2002년) 2003년 베트남 영화국에 들어가 현재까지 정책, 행정 등 영화 현장에 숨결을 불어넣는 역할을 하고 있다. 리 푸엉 중 부국장은 베트남 영화산업의 잠재력을 더 끄집어내기 위해 관련 법안 개정안을 내려 하고, 더 많은 영화학도들을 해외로 유학보내려 하며, 어마어마한 자본력을 갖춘 해외 기업과 공정한 경쟁 환경을 갖추기 위한 고민을 많이 하고 있었다. 지난 7월18일 베트남영화의 날 행사에 참석하기 위해 서울을 찾은 그를 만났다. 대화를 나누는 내내 그의 눈빛은 반짝반짝 빛났고, 대답은 솔직하고 명료했다.

-영화제가 아니면 평소 베트남영화를 볼 수 있는 방법이 없는데 이런 행사를 통해 베트남영화를 볼 수 있게 돼 반갑다.

=베트남과 한국은 양국의 문화산업이 발전할 수 있도록 서로 협력하고 있다. 지난해에 이어 올해는 베트남영화 4편을 소개한다. 베트남 영화산업이 갈수록 급성장하고 있으니 앞으로 더 많은 베트남영화를 선보일 수 있을 것 같다. 또, 한국에 다문화가정이 많지 않나. 다문화가정과 더불어 유학생, 대학생, 영화인 등 한국에서 살아가고 있는 베트남 공동체도 있다. 고향에서 멀리 떨어져 살고 있는 이들에게 자국의 신작 영화를 보여줄 수 있게 돼 무척 기쁘다. 내년에도 이 행사를 계속 열고 싶다.

-말한 대로 최근 베트남 영화산업이 눈부시게 성장하고 있다는 소식을 들었다.

=지난해까지 매년 평균 38~42편의 자국영화가 개봉했는데, 올해는 상반기에만 20편이 개봉했다. 상영관은 약 180개, 스크린 수는 818개를 기록하고 있고 흥행작도 증가했다. 이번 행사에서 상영되는 <디자이너>와 <불량소녀>는 각각 600억동(약 29억4600만원), 1600억동(78억5600만원)의 수익을 올렸다. 지난해 한국과 공동 제작한 영화 <내가 니 할매다>(<수상한 그녀>의 베트남 리메이크작이다.-편집자)는 800억동(39억2800만원)을 벌어들였다. 이런 기록들을 보면 관객수가 급증했다는 사실을 알 수 있다.

-최근 베트남에서 영화산업이 성장할 수 있었던 비결이 뭐라고 보나.

=1990년대에는 개인 투자자들이 영화를 제작하는 데 이렇다 할 법적 규정이 따로 없었다. 2000년대 들어서면서부터 그들이 영화를 제작하는 것과 관련된 규정들이 하나둘씩 나오기 시작했고, 2006년 영화제작법이 시행됐다. 그때 이후 지금까지 지난 12년 동안 많은 영화 제작사가 설립됐고, 2018년 현재 제작사가 470여개에 이르렀다. 우리는 영화 제작을 할 수 있는 문턱을 낮추기 위해 관련 법률 개정안을 낼 계획도 가지고 있다. 무엇보다 전세계 사람들이 그렇듯이 베트남 국민도 영화를 굉장히 좋아한다.

-한국도 그렇듯이, 산업이 빠르게 성장하는 과정에서 구조적 문제를 겪고 있을 것 같다.

=크게 세 가지 문제가 발생하고 있다. 우선 자국영화를 제작하는 데 필요한 인프라가 부족하다. 제작하는 데 필수적인 여러 설비들이 부족해 아직은 기업에 의존할 수밖에 없는 게 현실이다. 둘째, 감독과 배우, 촬영감독, 동시녹음기사, 제작자 등 전문성을 갖춘 영화인도 부족하다. 베트남에는 영화 전문 국립대학이 두군데 있는데 이 두곳만으로는 빠르게 성장하는 영화산업에 전문 인력을 공급하는 게 역부족이다. 과거에는 영화 일을 하고 싶어 하는 사람들이 자비로 유학을 떠나야 했다면, 현재는 베트남 정부가 국가 예산을 들여 미국, 오스트레일리아 같은 해외로 영화 석·박사 유학을 많이 보내고 있다. 인력을 양성하기 위해 더 많은 학생들을 해외로 보낼 계획이다. 세 번째는 법률 문제가 있다. 영화 관련 법률이 개정된 지 12년이나 지났는데 이 법이 급변하는 영화산업을 따라잡지 못하고 있다. 가령, 해외 기업과 공동 제작할 때 발생하는 문제들을 해결하기 위해 법 개정이 필요하다. 이 밖에도 영화산업과 연계된 관광산업을 육성하기 위한 고민도 하고 있다.

-영화진흥위원회(이하 영진위)가 아시아 각국과 함께 아시아영화진흥기구(AFPA) 설립을 준비하고 있는 것으로 알고 있다. 베트남 영화국은 AFPA에 기대하는 게 무엇인가.

=지난해 오석근 영진위 위원장이 당시 베트남 영화국 국장에게 AFPA를 언급한 바 있다. 하지만 베트남 정부가 AFPA에 내야 할 연간회비를 허가하지 않았다. 그럼에도 우리는 영진위는 물론이고 AFPA와 지속적으로 교류하길 원한다. 당장 회원국이 될 순 없지만 우리가 해야 할 역할이나 제공해야 할 자료들이 있다면 얼마든지 협조할 생각이다. AFPA가 베트남 영화산업의 성장에 필요한 기구라고 생각하니까. 아시아 국가들이 연대해 세계 시장으로 나갈 수 있다면 아시아 영화산업 발전에 큰 도움이 될 것이다. 우리도 단계별로 따라갈 수 있도록 공동체 의식을 가지고 적극 협조하겠다.

-최근 CJ CGV가 베트남 시장에서 자리를 잡은 것과 관련해 베트남 영화인들 사이에서 여러 의견이 나오고 있다. CGV 덕분에 파이가 커질 수 있다는 긍정적인 반응이 있는 반면 외국계 기업이 전체 스크린의 절반 가까이 점유하고 있는 데 대한 우려 섞인 목소리도 있던데.

=CGV는 현재 전체의 50%에 달하는 스크린 수를 점유하고 있다. 최근 베트남 정부(문화체육부)와 영화국은 CGV 리더들을 만났다. 외국계 기업이 이렇게 많은 스크린을 점유하고 있으면 베트남 영화산업이 발전할 수 없고, 그것은 공평한 경쟁이 될 수 없다. 베트남 산업무역부는 이 문제를 매우 진지하게 검토하고 있다. 이 문제는 단순히 베트남 영화산업뿐만 아니라 베트남 전체 경제와도 관련되어 있기 때문이다. 우리는 관객이 (영화를 고르는 데) 공평하게 저울질을 할 수 있고, 베트남 기업 또한 외국계 기업과 공정하게 경쟁할 수 있도록 노력하고 있다.

-하노이국제영화제는 어떻게 운영되고 있나.

=올해로 5회째를 맞았다. 지난 2월부터 200여개 국가에 초청장을 보냈다. 7월 현재까지 수백여편의 작품이 접수되었고 이중에서 개·폐막작을 포함해 10여편의 상영작을 고르고 있다. 폴란드영화를 소개하는 특별전도 준비하고 있고, 베트남영화도 함께 상영할 계획이다. 더 많은 베트남 제작사가 영화제에 참석할 수 있도록 준비하고 있다.

기사 링크는 베트남 영화산업을 주목해야 할 것이다

Authors get paid when people like you upvote their post.
If you enjoyed what you read here, create your account today and start earning FREE STEEM!
Sort Order:  

헐;;; 베트남어까지!! 대단하심미다;;; ㅎㅎ
근데 무슨 내용인가요? ^^;;;;

한글 기사를 덧붙였어요. ㅋㅋ

감사합니다^^ ㅎㅎ
베트남. 정말 대단한 나라. 인데..
앞으로의 영화 산업도 정말 기대가 되네요^^

나라 전체가 부글부글 끓어올라서 얼마나 성장할지 기대가 큽니다. 국민들도 매우 강인하고. ^^

그쵸! 전 얼마전에.. 베트남의 역사에 대해.. 좀 공부를 하게 되었는데.. 정말 깜짝 놀랄만큼 대단한 나라. 이더라구요~ 그 엄청난 저력이.. 영화와 만난다니.. 그래서 더욱 기대가 커지는 것 같아요!!

베트남어를 하세요? 독학 1주일 하다가 포기한 기억이 있어서... -_-

영화진흥위원회의 도움을 받아 번역을 맡겼습니다. ^^

오!

베트남 사람들이 블록체인에 관심이 많다는 얘기를 듣고 얼마 전 했던 인터뷰를 베트남어로 번역을 맡겼습니다. 영화진흥위원회가 도움을 주었습니다. ^^